Nếu nói tầm quan trọng của entity SEO thì hầu như chúng tôi và các bạn độc giả khi tìm đến bài viết này cũng đều biết và hiểu ít nhiều. Với các bạn độc giả mới của Gofiber thì hãy chắc rằng bạn không bỏ lỡ bài viết nói về tầm quan trọng của Entity SEO mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các thành phần chính trong một hệ thống cấu thành một thực thể entity và 6 điều quan trọng mà các SEOer cần nhất định lưu ý khi xây dựng entity cho website.
Các bạn sẽ có thể nhận thấy những thông tin quen thuộc nhưng lại mới mẻ trong phần giới thiệu về các thành chính cấu thành nên thực thể hay còn gọi là entity vì chúng tôi sẽ giới thiệu phần này theo cái nhìn chi tiết và liên kết với các yếu tố quan trọng khác.
Cấu trúc một thực thể entity trên Google
Các thực thể được tạo thành từ những thành phần khác nhau, việc hiểu rõ từng phần sẽ giúp bạn thấy được cách chúng liên quan đến nhau. Hiểu về mối quan hệ này sẽ giúp bạn tạo nội dung mà Google "hiểu" và điều đó có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn và thu hút lượng truy cập nhiều hơn.
Trong bài viết về Entity SEO, chúng ta đã biết Entity SEO là một thực thể có đủ 4 yếu tố, gồm: duy nhất, phân biệt được, đơn lẻ và có thể xác định. Bây giờ chúng tôi sẽ đưa cho các bạn một "chiếc kính hiển vi" để "soi" rõ hơn nhìn vào một thực thể trên Google và xem bạn có thể nhận thấy thêm điều gì mới mẻ?
Điều đầu tiên cần hiểu là các thực thể tồn tại trong một bộ sưu tập gọi là Knowledge Graph của Google.
Knowledge Graph là gì?
Knowledge Graph của Google là một kho thông tin được sử dụng để lưu trữ các thực thể cùng với mô tả và thuộc tính của chúng. Hơn nữa, Knowledge Graph còn cấu trúc các thực thể theo cách tạo liên kết giữa các thực thể và khái niệm. Hiểu cấu trúc này là một khái niệm quan trọng trong việc hiểu về các thực thể trên Google.
Trước tiên, Google lấy thông tin về thực thể (entity) từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn chính mà Google sử dụng để thu thập thông tin về các thực thể:
- CIA World Factbook: Đây là một nguồn tài liệu được cung cấp bởi Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Nó cung cấp thông tin chi tiết về các đối tượng thế giới, bao gồm các quốc gia, thành phố, dân tộc và nhiều hơn nữa.
- Wikipedia: Wikipedia là một dự án wiki cộng đồng lớn và phổ biến, cung cấp thông tin đa dạng về nhiều chủ đề. Google sử dụng Wikipedia như một nguồn để thu thập thông tin về các thực thể.
- Wikidata: Wikidata là một dự án của Wikimedia Foundation, được xây dựng như một cơ sở dữ liệu nguồn mở để lưu trữ thông tin có cấu trúc. Google thu thập thông tin về thực thể từ Wikidata để bổ sung vào Knowledge Graph.
- Open Web: Google cũng thu thập thông tin về thực thể từ các nguồn trên web mở. Điều này có nghĩa là thông tin về các thực thể có thể được lấy từ các trang web công khai và các nguồn thông tin trên internet.
Riêng đối với nguồn Open Web là nguồn được cho là có phạm vi khá rộng, nó bao gồm hầu hết các kiểu website chứa đựng thông tin hữu ích đang tồn tại trên Internet. Một số ví dụ thường thấy của Open Web như:
-
- Trang web chính thức và cơ sở dữ liệu chính phủ: Google có thể lấy thông tin từ các trang web chính thức của các tổ chức và cơ quan chính phủ. Ví dụ, thông tin về chính trị gia, quan chức công cộng, sự kiện lịch sử và nhiều thông tin khác có thể được thu thập từ các nguồn này.
- Trang web hãng thông tấn và báo chí: Google có thể lấy thông tin từ các trang web của các hãng thông tấn nổi tiếng và các tổ chức truyền thông. Các bài báo, tin tức, phỏng vấn và thông tin liên quan khác có thể được sử dụng để cập nhật và bổ sung vào Knowledge Graph.
- Các nguồn dữ liệu địa lý: Google có thể sử dụng các nguồn dữ liệu địa lý như Google Maps và dịch vụ bản đồ khác để lấy thông tin về địa điểm, địa chỉ, tọa độ và các thuộc tính địa lý khác của các thực thể liên quan đến địa lý.
- Nguồn tài liệu học thuật: Google cũng có thể lấy thông tin từ các nguồn tài liệu học thuật, báo cáo nghiên cứu và các nguồn tài liệu chuyên ngành khác. Điều này giúp cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về các thực thể trong các lĩnh vực cụ thể.
Điều này có nghĩa là Google sẽ lấy định nghĩa, danh mục, loại thực thể, thuộc tính thực thể và nhiều thông tin khác từ các nguồn này. Sau đó, Google lưu trữ tất cả thông tin đó dưới dạng cấu trúc trong Knowledge Graph.
Bây giờ khi bạn đã quen thuộc và hiểu về môi trường tổng quan mà các thực thể tồn tại, hãy xem xét các thành phần khác của một thực thể.
Thực thể và Thuộc tính của chúng
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, các thực thể được tạo thành từ các thành phần khác nhau. Chúng ta hãy cùng lần lượt xem xét từng phần này theo một cách riêng biệt:
1. Định danh duy nhất
Đơn giản nói, cơ sở kiến thức về thực thể cần có một cách để xác định mỗi thực thể riêng biệt. Điều này có nghĩa là mỗi thực thể cần có một định danh duy nhất của riêng nó.
Để xem một định danh duy nhất trong thực tế, hãy xem Google's Knowledge Graph API explorer với ví dụ tìm kiếm của từ khóa "Chủ tịch Hồ Chí Minh", và hãy lưu ý nội dung "@id": "kg:/m/0hqfr" trong kết quả trả về bên dưới.
Đây là định danh duy nhất. Bạn sẽ nhận thấy rằng định danh duy nhất không phải là tên thực thể. Đó là một định danh duy nhất dạng @id và có thể đọc được bởi máy móc.
Bây giờ bạn có thể hiểu được rằng tại sao Google không chỉ sử dụng tên thực thể. Lý do là vì nhiều thực thể có thể có cùng cùng tên và chỉ @id, ngược lại, mới có thể là duy nhất đối với mỗi thực thể.
2. Tên thực thể
Hầu như mỗi một thực thể có một tên cái tên. Như chúng tôi đã diễn giải ở trên, khác với định danh duy nhất (@id), các thực thể có thể có tên giống nhau. Ví dụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Hơn nữa, một số thực thể có thể được biết đến bằng nhiều hơn một cái tên. Ví dụ, gõ Nguyễn Ái Quốc hoặc Nguyễn Sinh Cung vào Google sẽ hiển thị kết quả gần như giống nhau.
Các tên trả về cùng một thực thể hay còn gọi là tên thay thế này được coi là bí danh.
Vậy, bạn có thắc mắc như tôi khi mới tìm hiểu về SEO entity rằng... Nếu mỗi thực thể có một định danh duy nhất, tại sao họ cần tên?
Sau nhiều lần sai và sửa sai và rút ra kinh nghiệm, chúng tôi sẽ trả lời luôn cho các bạn là Tên của thực thể vẫn khá quan trọng vì dù định danh duy nhất là cách để công cụ tìm kiếm nhận dạng thực thể, tên lại là cách mà con người thực sự nhận dạng thực thể. Mọi người sẽ bao gồm tên thực thể trong các truy vấn tìm kiếm cũng như trong nội dung và không sử dụng một chuỗi số và ký tự như định danh duy nhất (@id).
Trong khi đó, ở chiều hướng ngược lại thì Google sẽ nhìn thấy tên trong truy vấn tìm kiếm hoặc trong một đoạn nội dung và dựa trên ngữ cảnh, cố gắng tham chiếu và quy chiếu phù hợp tên với thực thể trong Knowledge Base của mình.
3. Loại thực thể
Các thực thể entity luôn được nhóm theo các loại thực thể. Các loại thực thể đơn giản là các nhóm các thực thể có các thuộc tính tương tự nhau.
Các loại thực thể thông thường có thể là con người, địa điểm, đồ vật, hoặc phim ảnh.
Vì vậy, nếu nhìn lại trên Google's Knowledge Graph API explorer, bạn có thể xem loại thực thể bằng cách tìm "@type". (Có vẻ như đối với Google, Hồ Chí Minh đồng thời là một người và thứ khác như địa điểm, tên cơ sở, v.v.)
4. Thuộc tính của thực thể
Thực thể thường được đặc trưng bởi các tập hợp thuộc tính. Mỗi loại thực thể thông thường sẽ có các tập hợp thuộc tính riêng của mình.
Ví dụ, các thực thể được phân loại là con người thường có thuộc tính như ngày sinh, thành viên gia đình, chiều cao, v.v.
Còn địa điểm có thể có thuộc tính như vĩ độ, kinh độ, quốc gia, mã bưu chính, v.v.
Đôi khi các thuộc tính này lại là những thực thể riêng biệt. Ví dụ, quốc gia. Khi điều này xảy ra, các thuộc tính này không được coi là các thuộc tính mà là các thực thể liên quan.
Để xem các thuộc tính trong thực tế, hãy xem Knowledge Panel của Hồ Chí Minh.
Như bạn có thể thấy, Knowledge Panel cho biết:
- Ngày/nơi sinh
- Ngày mất
- Cha mẹ
- Đảng
- Học vấn
5. Các thực thể liên quan (Related entities)
Đây là thành phần mô tả cách các thực thể có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, đối với Google, cả Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đều là các thực thể có liên quan đến nhau. Mối quan hệ là Hồ Chí Minh là người sáng lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Để xem mối quan hệ này, hãy gõ "người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam" vào Google.
Trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ hiển thị các thực thể mà Google coi là người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Google sử dụng mối quan hệ giữa các thực thể này để trả lời các câu hỏi do người dùng tạo ra. Ví dụ, trong ví dụ trên, bằng cách gõ "người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam" vào Google, Google hiểu rằng người dùng thực ra đang hỏi "Ai là người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?".
Google đã "hiểu" được mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và có thể hiển thị thông tin đó trong kết quả tìm kiếm.
Như vậy là bạn đã hiểu về các thành phần hay còn gọi là cấu trúc của thực thể entity. Hiểu được cách các thực thể liên quan đến nhau là thông tin cực kỳ quan trọng trong SEO. Bằng cách bao gồm các thực thể liên quan trong nội dung của bạn, bạn sẽ xây dựng ngữ cảnh để Google hiểu rõ thực thể mà nội dung của bạn liên quan đến.
6 điều SEOer cần nhất định lưu ý khi xây dựng Entity cho website để mang lại hiệu quả
Vẫn còn nhiều SEOer lúng túng khi tìm cách xây dựng entity cho website và đôi khi bạn cũng chưa chắc về tính hiệu quả khi mình “tự mày mò”. Tuy nhiên, khi xây dựng Entity, bạn chỉ cần quan tâm với các cách chính như:
#1. Đồng nhất thông tin và xây dựng hồ sơ tác giả (Author profile) cho doanh nghiệp
Hãy đảm bảo rằng thông tin liên quan đến doanh nghiệp như địa chỉ, dịch vụ, số điện thoại, người sáng lập... được đồng nhất trên Internet. Hơn nữa, xây dựng hồ sơ tác giả cho doanh nghiệp bằng cách đăng ký trang web với Bộ Công Thương và tạo Google profile để tăng độ "uy tín" với Google và khách hàng.
Lợi ích: Đồng nhất thông tin giúp tăng tính nhất quán và đáng tin cậy của doanh nghiệp trên Internet. Xây dựng Author profile giúp tăng độ uy tín với Google và khách hàng, cải thiện vị trí và sự hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Hậu quả nếu không đúng: Thông tin không đồng nhất có thể gây sự nhầm lẫn và mất độ tin cậy. Không có Author profile hoặc không đăng ký với các cơ quan quản lý có thể làm giảm sự tin tưởng của Google và khách hàng, gây ảnh hưởng đến thứ hạng và hiệu quả của SEO.
#2. Tận dụng mạng xã hội (Social Network) để chia sẻ thông tin của website
Xây dựng mạng xã hội cho doanh nghiệp giúp tăng cường sự hiện diện trên Internet, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu. Việc khách hàng thấy thông tin về doanh nghiệp trên mạng xã hội cùng với thông tin liên hệ sẽ tạo niềm tin và tin tưởng hơn. Hơn nữa, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin liên hệ từ các hồ sơ mạng xã hội.
Lợi ích: Tạo mạng xã hội cho doanh nghiệp giúp tăng tương tác với khách hàng, tạo thương hiệu và tăng khả năng nhận diện. Thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội cùng với thông tin liên hệ giúp xây dựng niềm tin và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Hậu quả nếu không đúng: Nếu không có mạng xã hội hoặc thông tin không đầy đủ, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội tương tác và tiếp cận khách hàng. Sự thiếu hiện diện trên mạng xã hội có thể làm giảm độ tin cậy và sự nhận diện thương hiệu.
#3. Xác thực thông tin chủ thể trang web qua mạng xã hội cá nhân
Một số mạng xã hội cho phép xác thực thông tin chủ thể trang web (giống như tích xanh) để tạo sự uy tín. Quá trình xác thực thông tin có thể tốn thời gian, nhưng đây là cách hiệu quả để xây dựng entity cho trang web.
Lợi ích: Xác thực thông tin chủ thể trang web giúp xây dựng niềm tin và độ tin cậy với khách hàng. Hồ sơ mạng xã hội cá nhân cung cấp thông tin đáng tin cậy và thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Hậu quả nếu không đúng: Nếu không xác thực thông tin chủ thể hoặc không có hồ sơ mạng xã hội cá nhân, doanh nghiệp có thể mất đi sự tin tưởng của khách hàng và gây ảnh hưởng đến sự nhận diện thương hiệu.
#4. Xác thực mạng xã hội trên trang web bằng Schema
Sử dụng Schema, một đoạn mã HTML được gắn vào trang web, để khai báo thông tin đã đăng ký với Google và nội dung mà doanh nghiệp xây dựng. Schema ảnh hưởng đến SEO của trang web, bao gồm tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và sự ưu tiên của Google, giúp Google nhận diện trang web dễ dàng hơn.
Lợi ích: Sử dụng Schema giúp cung cấp thông tin chính xác cho Google và cải thiện hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Việc xác thực thông qua Schema giúp Google dễ dàng nhận diện và hiểu rõ hơn về website của doanh nghiệp.
Hậu quả nếu không đúng: Nếu không sử dụng Schema hoặc không cung cấp thông tin chính xác, website có thể gặp khó khăn trong việc hiển thị trên kết quả tìm kiếm và không thu hút được lưu lượng truy cập.
#5. Kết nối các mạng xã hội với nhau để đồng nhất thông tin
Sau khi xác thực mạng xã hội trên trang web bằng Schema, bạn cần kết nối các mạng xã hội lại với nhau. Ví dụ, từ trang Facebook của doanh nghiệp, khách hàng dễ dàng tìm thấy đường liên kết đến trang web của doanh nghiệp đó. Đường liên kết này có thể được đặt trong các bài viết và đăng trên trang web và mạng xã hội. Sự đồng nhất thông tin trong các bài viết sẽ được Google đánh giá cao.
Lợi ích: Kết nối các mạng xã hội lại với nhau giúp tạo sự nhất quán và đồng bộ thông tin về doanh nghiệp trên các nền tảng khác nhau. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin và tăng tính nhận diện thương hiệu.
Hậu quả nếu không đúng: Nếu thông tin không được thống nhất và đồng bộ, khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và nhận diện doanh nghiệp. Sự thiếu nhất quán thông tin có thể gây hiểu lầm và giảm sự tin tưởng của khách hàng.
#6. Chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết giữa các mạng xã hội và blog
Cuối cùng, hãy chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết giữa các mạng xã hội và blog. Dù lúc đầu lưu lượng truy cập có thể không đáng kể, nhưng qua thời gian và việc phát triển nội dung, các kênh mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cao.
Lợi ích: Chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết giữa các mạng xã hội và blog giúp tăng tương tác, tăng lưu lượng truy cập và tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Sự phát triển nội dung và kênh mạng xã hội giúp xây dựng sự tín nhiệm và đánh giá cao từ khách hàng.
Hậu quả nếu không đúng: Nếu không chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tương tác và thu hút khách hàng. Sự thiếu hiện diện và không phát triển nội dung đồng nghĩa với việc mất cơ hội tăng cường thương hiệu và tiếp cận khách hàng.
Tạm kết, trên đây là bải viết giải thích 6 điều SEOer cần nhất định lưu ý khi xây dựng entity cho website và đồng thời cũng phân tích về các thành phần cấu tạo nên một thực thể entity cơ bản nhất. Hi vọng là với các thông tin và Gofiber chúng toi biên soạn theo Việc entity website sẽ còn cần rất nhiều yếu tố khác nhưng chỉ cần bạn luôn phát triển, đổi mới nội dung để phù hợp khách hàng thì doanh nghiệp của bạn vẫn luôn có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.