Audience Network là gì? Cách tham gia Audience Network Facebook cho người mới

Thứ Tư, 7/26/2023, 7:19:12 AM
Vào năm 2014, Facebook đã cho ra mắt Audience Network cho phép bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của các chiến dịch quảng cáo ngoài Facebook cũng như trên ứng dụng di động. Có thể nói, Audience Network Facebook là mạng quảng cáo mang lại hiệu quả cực kỳ lớn cho bất kỳ ai áp dụng. Vậy nó là gì và cách tham gia cho người mới như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

Hiểu về Audience Network

Mặc dù Audience Network đã được phát hành từ những năm 2014, nhưng cho đến hiện tại vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và một số nhà tiếp thị chưa biết nó là gì. Điều đó khiến cơ hội tiếp cận khách hàng trở nên bị kém đi. Vậy Audience Network thực sự là gì?

Audience Network là gì?

Audience Network hay Facebook Audience Network (FAN) là một mạng quảng cáo trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. Các bên thực hiện chiến dịch quảng cáo có thể phân phát quảng cáo của họ cho khách hàng khi khách hàng đó sử dụng trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động ngoài Facebook. Audience Network sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của người bán hàng ra ngoài nền tảng trong khi vẫn dùng được hệ thống quảng cáo của Facebook.

Audience Network Facebook là gì?
Audience Network Facebook là gì?

Vì sao nên sử dụng Audience Network Facebook?

Có không ít doanh nghiệp khi bắt đầu thử nghiệm Facebook  Ads có thắc mắc rằng, nếu như họ trả phí cho các không gian trên Facebook có độ tương tác cao thì tại sao họ phải sử dụng Audience Network? Điều gì khiến FAN lại cần thiết cho tiếp thị đến như vậy?

Đầu tiên, khi sử dụng Audience Network, tức là bạn đã mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Quảng cáo của bạn được hiển thị trên một nền tảng bổ sung nên quảng cáo đó có thể kết nối với đúng đối tượng khách hàng. Và vì quảng cáo trên Audience Network nổi bật hơn một chút trong ứng dụng so với nguồn cấp tin tức nên có thể coi đây là một lợi thế cực kỳ lớn cho bạn.

Thứ hai, các vị trí trên mạng đối tượng có chi phí thấp hơn so với việc bạn quảng cáo ở vị trí khác, kể cả Facebook. Với cách kích hoạt các vị trí của Audience Network, bạn đã giảm CPC trung bình cho các chiến dịch quảng cáo của mình.

Trong thực tế, một phân tích chi phí chuyên sâu của AdEspresso cho thấy CPC Audience Network trung bình luôn ở mức dưới 0,1 USD. Trong khi đó, tất cả các vị trí khác nằm trong khoảng 0,2 USD (nguồn cấp tin tức trên điện thoại) đến hơn 0,7 USD (quảng cáo tại Instagram).

Audience Network Facebook là gì?
Audience Network Facebook là gì?

Facebook Audience Network hoạt động như nào?

Audience Network Facebook (nay gọi là Meta Audience Network) có thể giúp hiển thị quảng cáo trên Meta trong ứng dụng. Với công cụ này, bạn có thể quản lý ứng dụng và vị trí của quảng cáo, nẵm rõ mức độ hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa doanh thu. Về cách hoạt động, Audience Network sẽ bắt đầu với tiến trình như sau:

  • Thiết lập tài khoản: tạo tài khoản Trình quản lý kinh doanh trên Meta hay đăng nhập bằng tài khoản Meta.

  • Thêm ứng dụng: thêm chi tiết về ứng dụng mà bạn muốn sử dụng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Phía Meta sẽ xét duyệt trước để đảm bảo ứng dụng đó vẫn tuân thủ các chính sách.

  • Tạo vị trí quảng cáo: thiết lập vị trí quảng cáo đầu tiên bằng cách chọn từ nhiều định dạng linh hoạt của Meta. Chẳng hạn, bạn có thể chọn các video kèm theo phần thưởng, dùng thử sản phẩm… Bên cạnh đó, bạn cũng cần tích hợp Audience Network SDK (ứng dụng).

  • Bắt đầu chiến dịch: đăng ứng dụng để bắt đầu nhận doanh thu quảng cáo. Hàng tháng, Meta sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng mà bạn đã chọn.

    Vị trí mà các quảng cáo Audience Network xuất hiện
    Vị trí mà các quảng cáo Audience Network xuất hiện

Đánh giá ưu nhược điểm khi chạy quảng cáo trên Audience Network Facebook

Vậy khi doanh nghiệp sử dụng Audience Network để chạy quảng cáo thì có những ưu nhược điểm nào? Khi sử dụng Audience Network, doanh nghiệp đạt được các lợi thế và hạn chế như:

Ưu điểm:

  • Thiết lập dễ dàng với các tính năng nhắm đối tượng quảng cáo của Meta. Chi phí quảng cáo được tối đa hóa và lợi nhuận thu lại cao hơn cho doanh nghiệp.

  • Nhà quảng cáo có thể tiếp cận đối tượng quảng cáo dễ dàng hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.

  • Bản thân người dùng có thể chủ động “không tham gia quảng cáo” để giảm số quảng cáo hiển thị.

  • Có thể tùy chỉnh hiển thị cũng như phân phối quảng cáo: nếu bạn thấy quảng cáo không phù hợp, muốn chỉnh sửa hay cần thay đổi đôi chút, thì Audience Network có thể điều chỉnh dễ dàng.

  • Dữ liệu nhân khẩu học khổng lồ giúp doanh nghiệp đưa quảng cáo đến đúng người, độ tương tác tăng cao, trải nghiệm người dùng được cải thiện.

  • Theo thống kê, tỷ lệ chuyển đổi của FAN cao hơn 16% so với khi doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên Meta.

  • Tăng thêm 6 - 10% hiển thị cho quảng cáo khi thực hiện chiến dịch.

  • Không cần tốn nhiều công sức khi triển khai quảng cáo với Audience Network.

Nhược điểm:

  • Nhà quảng cáo không thể biết chính xác nội dung gì sẽ hiển thị bên cạnh quảng cáo của bạn do FAN hiển thị ngẫu nhiên quảng cáo.

  • Nhà quảng cáo cũng không thể giới hạn số lần xuất hiện quảng cáo mỗi ngày hay mỗi tuần nên đôi khi một quảng cáo có thể xuất hiện nhiều lần trên một người dùng. Điều này khiến họ bị khó chịu về quảng cáo.

    Quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên
    Quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên

Những điểm lưu ý trước khi chạy quảng cáo trên Facebook Audience Network

Tuy nhiên, trước khi đặt quảng cáo trên Audience Network, bạn cần hiểu các định dạng khác nhau mà FAN có thể cung cấp. Và để xác định đâu là định dạng phù hợp cho thương hiệu của mình, hãy xem xét các mục tiêu, định dạng của Facebook, bao gồm:

  • Tính tự nhiên (Native): là định dạng mang đến sự linh hoạt bằng cách cho phép bạn tự quyết định giao diện, kích thước và vị trí của quảng cáo. Các quảng cáo Native xuất hiện trên Newsfeed và một số nơi khác trong ứng dụng.

  • Quảng cáo xen kẽ (Interstitial): là dạng quảng cáo toàn màn hình hiển thị trong quá trình chuyển đổi ứng dụng. Nó nhằm mục đích hiển thị cho người xem một quảng cáo mà không bị gián đoạn khi người dùng trải nghiệm ứng dụng.

  • Banner: Banner hiển thị khi người dùng sử dụng ứng dụng và xuất hiện chủ yếu ở cuối nội dung. Dạng quảng cáo này rất phổ biến và cho bạn tự chọn tốc độ làm mới để người xem thấy quảng cáo thường xuyên (nếu cần thiết).

  • Quảng cáo In-Stream Video: dạng quảng cáo cho phép bạn đặt nó trên trình phát ứng dụng hoặc trang web của mình. Tuy nhiên, dạng quảng cáo này có khả năng khiến khách hàng khó chịu và bỏ qua.

  • Dạng video tặng thưởng: người dùng sẽ xem để đổi lấy thưởng trong trò chơi, phần thưởng này có thể là bất kỳ thứ gì, chẳng hạn như một dạng “tiền ảo”.

    3 dạng quảng cáo FAN phổ biến nhất
    3 dạng quảng cáo FAN phổ biến nhất

Cách tham gia Audience Network của Facebook

Có thể thấy, Audience Network mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đang có xu hướng kinh doanh online phải không nào? Vậy làm cách nào để tham gia Audience Network? Thực tế, tham gia vào Audience Network khá dễ dàng, bạn chỉ mất khoảng 15 phút và Meta sẽ tự động hướng dẫn cho bạn toàn bộ những gì cần làm tiếp theo.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể làm theo như hướng dẫn sau:

Bước 1: click vào link sau 

https://developers.facebook.com/docs/audience-network

Các bước chạy quảng cáo FAN
Các bước chạy quảng cáo FAN

Hãy tạo một App ID mới hoặc chọn một Ứng dụng mà bạn đã kết nối với Meta.

Để tạo ID ứng dụng mới, hãy đặt tên cho ID và nhập URL.

Bước 2: thêm ứng dụng của mình.

Để bắt đầu quá trình này, đầu tiên, hãy nhập iTunes hoặc ID Google ứng dụng của bạn.

Bấm vào "please create an ad placement" để tạo không gian quảng cáo
Bấm vào "please create an ad placement" để tạo không gian quảng cáo

Chỉ với bước trên là bạn đã tạo không gian quảng cáo cho mình rồi đó!.

Bước 3: sau khi tạo không gian quảng cáo, bạn có thể tạo vị trí đặt quảng cáo đó.

Đặt vị trí cho quảng cáo
Đặt vị trí cho quảng cáo

Bạn tích hợp SDK của Audience Network với ứng dụng của mình, tiếp theo là kiểm tra khả năng tích hợp và gửi ứng dụng để Meta xem xét.

Tùy theo hệ điều hành mà bạn có thể tích hợp Audience Network SKD như sau:

ĐỐI VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Bước 1: Khởi động Android Studio và chọn “Start a new Android Studio project

Khởi động Android Studio
Khởi động Android Studio

Sau đó, đặt tên dự án và chỉ định miền cho doanh nghiệp. Phần tên gói là thông tin để nhận dạng cho bạn quyết định tải ứng dụng lên Google Play => Hãy đặt phiên bản Android SDK tối thiểu nhất (yêu cầu là 15 trở lên) => Thêm hoạt động trống cho dự án => Đặt tên cho Hoạt động => Hoàn tất.

Bước 2: Tích hợp Audience Network SKD vào Gradle.

Sử dụng Gradle
Sử dụng Gradle

Thêm câu lệnh dưới đây vào build.gradle ở cấp ứng dụng để sử dụng Audience Network SDK mới nhất.

dependencies {
compile 'com.facebook.android:audience-network-sdk:6.+'
}

Bước 3: Chế độ lỗi tích hợp.

Sử dụng cài đặt chế độ là lỗi tích hợp để xác minh tiện ích của mình có hoạt động như dự định không. Phương thức này sẽ giúp bạn kiểm soát hành vi SDK khi sử dụng không đúng cách.

ĐỐI VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH IOS

Bước 1: tạo và thiết lập cho dự án

Mở XCode và chọn: File < New < Dự án < iOS < Ứng dụng.

Mở ứng dụng
Mở ứng dụng

Đặt tên sản phẩm và nhập thông tin nhận dạng cho doanh nghiệp.

Đặt tên sản phẩm
Đặt tên sản phẩm

Tải Audience Network SDK dành cho iOS

Kéo thả FBAudienceNetwork.xcframework trong khi lưu trữ đã tải xuống vào XCode.

Ở tab Chung trong phần cài đặt mục tiêu ứng dụng, hãy chọn Nhúng và ký cho FBAudienceNetwork.xcframework.

Tab chung
Tab chung

Với IOS, chỉ với các bước trên là bạn đã tạo một dự án trống tích hợp Audience Network SDK rồi đó!

Bước 4: cung cấp thông tin thanh toán

Meta có thể chuyển tiền thanh toán cho bạn thông qua thông tin thanh toán này.

Cung cấp thông tin thanh toán
Cung cấp thông tin thanh toán

Audience Network mặc dù là hình thức quảng cáo không còn nhiều mới mẻ trong thời đại kỹ thuật số hiện nay nhưng nó vẫn chưa bao giờ là “lỗi thời”. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tiếp cận tốt hơn với dạng quảng cáo mới này để tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp của mình nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách SEO Facebook tăng hiệu quả kinh doanh

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!