Trong thế giới công nghệ ngày nay, dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động đều tạo ra thông tin, tuy nhiên không phải lúc nào dữ liệu cũng được lưu trữ và an toàn. Vậy backup là gì và tại sao lại được nhiều nhà phát triển ứng dụng để bảo vệ dữ liệu cho công việc? Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu về backup và các phương pháp backup dữ liệu phổ biến.
Thông tin về backup
Khi làm việc, có rất nhiều dữ liệu không được lưu trữ cẩn thận và bị mất. Để khắc phục tình trạng này, người ta sử dụng backup dữ liệu.
Backup là gì?
Backup là quá trình sao lưu dữ liệu, thông tin, hoặc các tệp quan trọng từ một nguồn lưu trữ gốc sang một vị trí hoặc thiết bị khác. Mục đích chính của việc thực hiện backup là đảm bảo an toàn và khả năng khôi phục dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố, mất mát dữ liệu, hỏng hóc thiết bị hoặc tấn công từ các loại virus hoặc hacker.
Các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều chọn backup dữ liệu như một cách dự phòng rủi ro. Theo nghiên cứu của Veeam vào năm 2021, hơn 60% doanh nghiệp khôi phục dữ liệu thành công khi dùng backup. Thời gian khôi phục dữ liệu đầy đủ thành công chỉ mất 35% so với thời gian ban đầu.
Tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu
Hãy thử tưởng tượng, bạn mất công sức hơn 1 tháng để thực hiện một nghiên cứu kinh doanh. Một ngày nào đó, máy tính của bạn bị mất hoặc hư hỏng và không thể khôi phục được dữ liệu. Đây sẽ là một thiệt hại nghiêm trọng và khiến bạn sụp đổ. Đối với cá nhân đã nghiêm trọng như vậy, một doanh nghiệp có nguồn dữ liệu khổng lồ bị mất thì sẽ khủng hoảng thế nào?
Dữ liệu của các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức,... chứa nhiều bí mật kinh doanh và thông tin khách hàng quan trọng. Hiện nay, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào dữ liệu. Như con người không có thức ăn và nước uống, nếu doanh nghiệp không có dữ liệu thì sẽ không tồn tại được. Vậy nên, ngoài máy chủ vận hành thì các thông tin quan trọng sẽ được lưu một bản sao ở nơi khác.
Backup dữ liệu cũng có nhiều lợi ích khác mà bạn có thể tận dụng như:
-
Bảo mật dữ liệu khỏi tác động của các loại virus và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng.
-
Tiết kiệm chi phí khi một doanh nghiệp ngừng hoạt động mỗi giờ, thiệt hại có thể lên đến 88 nghìn đô.
-
Trong báo cáo của Veeam cũng đề cập, 40% máy chủ của các doanh nghiệp sẽ bị mất hoặc lỗi một lần trong năm. Vậy nên sao lưu dữ liệu sẽ cho phép doanh nghiệp kinh doanh liên tục mà không bị ngừng lại.
-
Việc backup các dữ liệu quan trọng cũng tiết kiệm thời gian hơn so với việc sao lưu truyền thống khi muốn khôi phục.
Tần suất và những trường hợp cần backup dữ liệu
Mỗi ngày, doanh nghiệp đều sẽ có dữ liệu mới từ hoạt động kinh doanh và khách hàng. Các máy chủ của công ty phải cùng lúc làm việc với hệ thống thông tin đồ sộ. Có rất nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra như ổ cứng máy chủ bị hỏng, bị hacker tấn công, nhiễm virus,... Trong một số trường hợp, lỗi cá nhân khi thao tác cũng làm mất mát dữ liệu. Để đề phòng những trường hợp này xảy ra, bạn nên ứng dụng việc sao lưu dữ liệu.
Tần suất sao lưu dữ liệu phụ thuộc vào tính quan trọng và tần suất thay đổi dữ liệu trong hệ thống. Các doanh nghiệp thường lên lịch sao lưu toàn bộ dữ liệu ít nhất một lần mỗi tuần, vào cuối tuần hoặc ngoài giờ làm việc. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ được những dữ liệu mới nhất và không bị mất khi gặp vấn đề.
Backup dữ liệu - cần sao lưu những gì?
Những dữ liệu dễ bị mất và cần thực hiện backup dữ liệu thường xuyên là:
-
Các bài viết, media, URL trên website: Website là nơi hoạt động chính của nhiều doanh nghiệp và hệ thống bài viết là thứ thu hút traffic. Việc thiết kế website, quá trình SEO web tốn thời gian và nếu mất đi, website sẽ phải làm lại từ đầu.
-
Sản phẩm, dịch vụ của công ty: Những công ty nhỏ thì không sao, nhưng các doanh nghiệp lớn như Unilever, Masan,... lại có rất nhiều sản phẩm. Việc xây dựng lại hệ thống này cũng tốn thời gian và công sức.
-
Các thông tin quan trọng của doanh nghiệp: Dữ liệu Email, bí mật kinh doanh, dữ liệu nội bộ,...
-
Thông tin khách hàng: Bị mất dữ liệu khách hàng sẽ làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của công ty. Ngoài ra, dữ liệu khách hàng bị đánh cắp sẽ ảnh hưởng đến họ và làm mất lòng tin từ khách hàng.
10 cách backup phổ biến
Dựa trên nhu cầu sử dụng của người dùng, có rất nhiều loại backup dữ liệu đã ra đời.
1. Full backup (Sao lưu toàn bộ)
Full backup là phương pháp sao lưu toàn bộ dữ liệu như các thư mục hoặc file đã chọn. Kỹ thuật này tạo ra một bản sao chính xác của toàn bộ dữ liệu hiện có tại một vị trí hoặc thiết bị khác. Điểm nổi bật của Full backup là tệp, dữ liệu đều được sao lưu một cách đầy đủ và chính xác. Nhược điểm của nó là tốn nhiều không gian lưu trữ và cả thời gian thực hiện.
2. Incremental Backup (Sao lưu tăng dần)
Incremental Backup là một phương pháp sao lưu dữ liệu mới hoặc đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước đó. Phương pháp này sẽ không mất quá nhiều thời gian và không bị trùng lặp dữ liệu khi lưu trữ. Tuy nhiên, khi bạn muốn khôi phục dữ liệu phải dựa vào các bản backup trước đó và tốn nhiều thời gian hơn.
3. Differential backup (Sao lưu riêng biệt)
Differential backup là phương pháp sao lưu dữ liệu mới kể từ lần sao lưu Full backup ban đầu. Phương pháp này cũng tốn ít không gian lưu trữ và thời gian khôi phục hơn. Ngược lại, thời gian sao lưu so với phương pháp Incremental Backup sẽ chậm hơn.
4. Mirror backup (Sao lưu nhân bản)
Mirror backup là cách tạo ra một bản sao hoàn chỉnh và giống hệt. Khi một file trong dữ liệu gốc ban đầu bị xóa thì file trong bản sao cũng sẽ bị xóa. Vậy nên, dữ liệu sẽ không bị trùng lặp nhiều và tiết kiệm dung lượng cho bộ nhớ. Nhược điểm của phương pháp này là khi bản gốc vô tình bị xóa một file quan trọng thì bạn không thể phục hồi ở bản sao.
5. Backup PC full (Sao lưu PC toàn bộ)
Backup PC full là việc lưu trữ toàn bộ dữ liệu và cấu hình của máy tính cá nhân. Quá trình này đảm bảo rằng tất cả các tập tin, ứng dụng, cài đặt hệ thống và tùy chọn cá nhân trở về trạng thái ban đầu. Phương pháp này bạn phải liên tục thực hiện sao lưu và vấn đề mà máy tính gặp phải tại thời điểm sao lưu cũng tồn tại trong bản sao.
6. Backup local (Sao lưu cục bộ)
Backup local là quá trình sao lưu dữ liệu sang một thiết bị khác trong cùng một mạng hoặc cùng khu vực địa lý. Ưu điểm của phương pháp này là tốc độ sao lưu nhanh và quá trình khôi phục cũng rất nhanh. Tuy nhiên, khi khu vực xảy ra các vấn đề như hỏa hoạn, động đất,... thì bản sao cũng sẽ bị mất.
7. Backup offsite (Sao lưu ngoài)
Backup offsite tương tự với phương pháp Backup local nhưng khi đã sao lưu xong, thiết bị sẽ được đặt ở khu vực khác với bản gốc. Đây là cách để khắc phục nhược điểm của sao lưu cục bộ. Tuy nhiên khi dùng cách này, doanh nghiệp có thể phải mất thêm chi phí di chuyển hoặc quản lý.
8. Backup online (Backup cloud)
Backup online là phương pháp sao lưu định kỳ, thiết bị sao lưu được kết nối với máy chủ bằng cách trực tuyến. Quá trình này cho phép bạn sao lưu dữ liệu qua Internet và không cần sự can thiệp của con người. Điểm nổi bật của Backup online là tiện lợi và khả năng truy cập từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet. Tuy nhiên, các dịch vụ Backup cloud sẽ đắt đỏ hơn các loại khác.
9. Backup remote (Sao lưu từ xa)
Backup remote giúp lưu trữ dữ liệu từ một thiết bị khác khi bạn đang ở bất kỳ đâu. Backup remote cho phép bạn bảo vệ dữ liệu khỏi các thảm họa tự nhiên và dễ dàng truy cập. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian và chi phí cũng đắt đỏ.
10. Backup FTP (sao lưu FTP)
FTP là File Transfer Protocol. Server FTP cho phép truyền tải các tệp và thư mục qua mạng và được lưu lại ở nơi cách xa dữ liệu gốc. Backup FTP cũng giảm thiểu rủi ro do thiên tai mang lại. Nhược điểm của FTP là không được bảo mật tuyệt đối và bạn phải ở nơi có tốc độ Internet mạnh.
Một số phần mềm hỗ trợ backup dữ liệu phổ biến
Hiện nay, các phần mềm quen thuộc được đại đa số người dùng chính là Dropbox, Google Drive hoặc Microsoft OneDrive. Những phần mềm này dễ sử dụng, không mất phí nên sở hữu rất nhiều người dùng. Nhưng ngược lại, chúng lại không được cho là một giải pháp án toàn và đáng tin cậy.
Bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ backup dữ liệu khác như:
- Acronis True Image: Là một trong những phần mềm sao lưu dữ liệu hàng đầu, Acronis True Image cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ như sao lưu toàn bộ hệ điều hành, ứng dụng, file, và thậm chí cả ổ đĩa. Nó còn hỗ trợ sao lưu vào các thiết bị lưu trữ đám mây như Acronis Cloud, Google Drive, hay Dropbox.
- Veeam Backup & Replication: Được thiết kế đặc biệt cho môi trường ảo hóa, Veeam Backup & Replication là một giải pháp backup dữ liệu đáng tin cậy cho các hệ thống máy chủ ảo như VMware và Hyper-V. Phần mềm này cung cấp khả năng sao lưu và khôi phục linh hoạt, hiệu suất cao và tích hợp sâu với môi trường ảo hóa.
- EaseUS Todo Backup: Đây là một công cụ backup dữ liệu đơn giản và dễ sử dụng cho các hệ thống máy tính cá nhân và doanh nghiệp. EaseUS Todo Backup cung cấp nhiều tính năng như sao lưu toàn bộ hệ điều hành, ứng dụng và tập tin, sao lưu chỉnh sửa và sao chép nhanh chóng.
- Carbonite: Là một trong những dịch vụ sao lưu đám mây phổ biến, Carbonite cung cấp giải pháp đơn giản để sao lưu dữ liệu và khôi phục từ xa. Nó tự động sao lưu dữ liệu và giữ nó an toàn trong các trung tâm dữ liệu đám mây của họ.
- Backblaze: Được coi là một trong những dịch vụ sao lưu đám mây giá rẻ và hiệu quả, Backblaze cung cấp khả năng sao lưu không giới hạn dung lượng dữ liệu với mức phí thấp. Dịch vụ này đặc biệt phù hợp cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng gợi ý cho bạn một số cách lưu trữ tối ưu là chiến lược sao lưu 3-2-1. Chiến lược này gợi ý nên sao lưu tại ba nơi, sử dụng hai loại lưu trữ, một bản sao được lưu trữ bên ngoài trang web. Các giải pháp được sử dụng ở chiến lược này là Disk-to-disk-to-tape (D2D2T) và Disk-to-disk-to-cloud (D2D2C)
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Backup là gì và 10 phương pháp backup dữ liệu phổ biến nhất. Để tìm hiểu các giải pháp sao lưu hiệu quả và có một đối tác đáng tin cậy, bạn có thể liên hệ ngay với Gofiber.
>> Xem thêm: Băng thông là gì? Ảnh hưởng của Bandwidth đến website