Baidu là gì?
Nếu như Việt Nam sử dụng Cốc Cốc như một công cụ tìm kiếm thì người dân Trung Quốc chỉ sử dụng Baidu để tìm kiếm thông tin. Vậy Baidu là gì?
Tìm hiểu về Baidu
Baidu là một trong những công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến và cũng là công ty internet lớn nhất thế giới. Baidu có thể so sánh với Google bởi nó cũng cung cấp nhiều loại dịch vụ khác chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm thông tin. Hiện nay, đáng chú ý nhất của Baidu là các dịch vụ liên quan đến internet và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Công ty này cũng có hoạt động trong các lĩnh vực dành cho ô tô lái tự động, dịch vụ đám mây…
Cụ thể, Baidu có một loạt các tính năng dành cho người dùng, bao gồm: tin tức, video, bản đồ, phần mềm diệt virus, TV internet. Công ty thu được doanh thu từ quảng cáo với hệ thống hoạt động gần tương đồng với Google. Các nhà quảng cáo sẽ đặt giá thầu cho từ khóa để kích hoạt hiển thị quảng cáo của họ. Phía nhà quảng cáo cũng có thể trả tiền cho vị trí ưu tiên trong kết quả tìm kiếm.
Mặc dù Baidu hoạt động chủ yếu ở Trung Quốc và có thị phần lớn nhất ở đây, tuy nhiên nó vẫn có không ít đối thủ cạnh tranh. Đơn cử như Google Hong Kong, Yahoo!, Microsoft Bing…(Dù Google bị cấm ở đại lục nhưng nó vẫn có mặt ở Đài Loan, Ma Cao và Hồng Kông).
Lịch sử Baidu
Baidu là công ty đa quốc gia được thành lập bởi Robin Li và Erix Xu vào năm 2000 và có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hiện nay, Baidu đã phát triển thành một công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc về cung cấp các dịch vụ, sản phẩm và trí tuệ nhân tạo (AI) có liên quan đến internet.
Vào tháng 12 năm 2007, Baidu Inc. trở thành công ty tại Trung Quốc đầu tiên được đưa vào chỉ số NASDAQ-100. Theo YCharts, công ty có vốn hóa thị trường khoảng 70 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2021.
Những sự thật về công cụ tìm kiếm Baidu
Nếu như người Việt chúng ta đã biết Baidu là gì dưới vai trò là một công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều thú vị hơn về Baidu mà có thể bạn chưa hề biết, chẳng hạn như:
1. Baidu thay thế Google tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, quốc gia này đã thực hiện các chính sách cấm Google cũng như các công cụ tìm kiếm từ nước ngoài khác (tuy nhiên người dân ở đây vẫn có thể sử dụng Google nếu sử dụng VPN). Theo thống kê, 84,3% lượt tìm kiếm ở quốc gia này đều thực hiện trên Baidu và Google chỉ chiếm 2,5% thị trường công cụ tìm kiếm.
Trên toàn thế giới, Baidu có hơn 1,1 tỷ người dùng (tính đến năm 2020). Phần lớn các lượt tìm kiếm trên công cụ này đều thực hiện bằng tiếng Quan thoại (ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nó bằng tiếng Anh.
2. Điều gì độc đáo trong thị trường tìm kiếm thông tin của Trung Quốc?
Tại Trung Quốc, Baidu gần như không có nhiều đối thủ cạnh tranh. Người dùng internet tại Trung Quốc nếu muốn truy cập vào Google phải thông qua VPN. Đây cũng là lý do vì sao Baidu thống lĩnh thị trường công cụ tìm kiếm tại đất nước này. Bất kỳ một thương hiệu Trung Quốc hay quốc tế nào muốn tiếp cận thị trường đất nước tỷ dân này đều phải tiếp cận được với hình thức quảng cáo của Baidu.
Mặc dù Baidu chiếm thị phần lớn ở Trung Quốc, thế nhưng các nền tảng địa phương khác cũng phát triển không kém nhằm phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa và mục đích tìm kiếm của người dân. Một vài “gã khổng lồ” địa phương như Shenma, Sogou hay 360 Search cũng đang “tranh đấu” để chiếm vị trí trong lòng người dùng.
3. Sự phát triển của Baidu là gì?
Có bao giờ bạn tự hỏi “nguồn gốc của Baidu là gì” chưa? Thực tế, vào năm 1999, Baidu có nguồn gốc từ RankDex. Phải đến năm 2001, Baidu mới bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các nhà quảng cáo đặt giá thầu để có một “không gian” quảng cáo. Mỗi khi người dùng nhấp vào phần quảng cáo đó, Baidu sẽ nhận được tiền từ phía nhà thầu.
Baidu có được sự phát triển ngày này từ Thung lũng Silicon với vốn huy động 1,2 triệu đô trong đợt tài trợ “hạt giống” từ Integrity Partners và Peninsula Capital - 2 công ty đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon. Sau đó, khi Baidu đã phát triển, công ty đã nhận một vòng tài trợ khác từ cặp đầu tư mạo hiểm Draper Fisher Jurvetson và IDG Technology Venture với số tiền đầu tư lên đến 10 triệu USD.
4. Hệ sinh thái 57 ứng dụng và dịch vụ
Như chúng ta đã biết, Baidu không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc. Bạn có biết rằng, Baidu hiện tại có đến 57 ứng dụng và dịch vụ khác nhau không? Vậy những ứng dụng và dịch vụ này của Baidu là gì?
Thực tế, hệ sinh thái của công ty này còn có nhiều sản phẩm và dịch vụ khác dựa trên công cụ tìm kiếm. Nổi tiếng nhất có thể kể đến như Baidu Baike - bách khoa toàn thư trực tuyến (gần tương tự như Wikipedia). Hay như dịch vụ bản đồ Baidu Maps hoặc nền tảng video iQiyi, dịch vụ lưu trữ đám mây Baidu Wangpan (tương tự như Google Cloud)...
5. Không gian quảng cáo không giống Google
Cách hoạt động quảng cáo của Baidu không giống Google. Nếu bạn muốn thành lập một doanh nghiệp trực tuyến tại Trung Quốc, có thể bạn sẽ phải mất vài tháng trời để chuẩn bị giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận liên quan… Bên cạnh đó, bạn cũng cần thông thạo (hoặc doanh nghiệp bạn hoạt động dựa trên ngôn ngữ chính là tiếng Trung. Điều này làm cho việc các thương hiệu nước ngoài muốn hoạt động ở đất nước tỷ dân này sẽ khá khó khăn.
Các nhà tiếp thị quốc tế gần như không thể sử dụng Baidu nếu như họ không thông thạo ngôn ngữ tiếng trung hoặc sử dụng một bên thứ 3 để tự động dịch từ khóa từ tiếng Anh sang tiếng Trung. Đây cũng là khó khăn chính nếu như bạn muốn thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó tại Baidu.
6. Baidu và ứng dụng AI trong thời đại mới
Baidu cũng là một trong những “ông lớn” đang trên đường đua với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động. Chẳng hạn, dự án Apollo - chương trình lái xe tự động và AI hàng đầu thế giới do Baidu cùng các đối tác toàn cầu điều hành. Dự án này là đại diện cho một trong những nhóm đối tác lớn nhất với 210 đối tác toàn cầu (tính đến 2020). Những người tham gia dự án này bao gồm Intel, Microsoft, Grab, Daimler, ZTE. Nvidia, Hyundai, Honda và Ford.
Đánh giá ưu nhược điểm về ứng dụng Baidu
Có thể nói Baidu là công cụ tìm kiếm lớn nhất tại Trung Quốc, thế nhưng nó vẫn không tránh khỏi mắc một số nhược điểm nhỏ. Vậy các ưu nhược điểm của Baidu là gì?
Ưu điểm của Baidu
-
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Baidu là khả năng tra cứu thông tin, dữ liệu liên quan đến Trung Quốc phong phú và đa dạng hơn (tất nhiên, vì một công cụ tìm của quốc gia nào thì dữ liệu về quốc gia đó sẽ đa dạng hơn so với từ nước khác).
-
Baidu phục vụ người dùng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm Baidu Baike, Baidu Pan, Baidu Maps, Baidu Tieba, Baidu Mail… Những tính năng này đều có điểm chung là hỗ trợ điện thoại không bị đơ bằng cách làm mới dữ liệu.
-
Công nghệ trợ lý ảo Siri hỗ trợ người dùng bằng cách đọc lệnh và trả lời.
Nhược điểm của Baidu
-
Baidu chỉ hoạt động trong phạm vi Trung Quốc với ngôn ngữ Quan thoại nên rất khó khăn cho những ai không hiểu ngôn ngữ này, đặc biệt là khi muốn tra cứu các thông tin về Trung Quốc kỹ càng hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về Baidu là gì cũng như các “sự thật” về Baidu. Mặc dù Baidu chỉ hoạt động tại Trung Quốc luôn luôn nằm trong top ứng dụng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì thế, nơi đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” dành cho doanh nghiệp nào muốn tiếp cận thị trường tỷ dân này.