Băng thông là gì? Ảnh hưởng của Bandwidth đến website

Thứ Tư, 7/19/2023, 7:46:56 AM
Băng thông là gì có có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của một website? Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, toàn cầu đang bước vào kỷ nguyên số và mọi công việc đều được thực hiện qua Internet. Những trang web trở thành địa điểm làm việc và là nơi kết nối hiệu quả với khách hàng. Băng thông đóng vai trò quyết định trong việc truyền tải thông tin, nhưng khái niệm băng thông là gì lại được ít người biết đến. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về băng thông.

Tìm hiểu về băng thông và các thuật ngữ liên quan

Máy chủ website muốn truyền tải dữ liệu đến người dùng cần phải có một "đường ống". Độ rộng của đường ống này sẽ xác định khả năng truyền tải thông tin. Đường ống này chính là băng thông.

Băng thông (Bandwidth) là gì?

Băng thông (Bandwidth) là tốc độ cao nhất mà máy chủ website có thể truyền dữ liệu đến người truy cập trong 1 giây. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu băng thông lớn thì có thể hiểu như đường ống rộng, lượng nước truyền đi lớn. Ngược lại, nếu đường ống nhỏ hẹp thì nước sẽ chảy chậm, thậm chí còn bị tắc không thể truyền đi được.

Băng thông là gì?
Băng thông là gì?

Ví dụ: Băng thông của bạn là 40Mbps có nghĩa là tốc độ mạng không thể vượt quá 40 megabit/giây.

Đơn vị đo băng thông thường được sử dụng là bit/giây (bps) hoặc byte/giây (Bps). Đây là đơn vị băng thông dùng trong các gia đình khi yêu cầu tốc độ mạng không lớn. Các công ty lớn sẽ sử dụng kilobit/giây (Kbps), Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) và Terabit/giây (Tbps). 

Tỷ lệ quy đổi các đơn vị trên như sau:

  • 1 Kilobit = 1.000 bit

  • 1 Megabit = 1.000 kilobit = 1.000.000 bit

  • 1 Gigabit = 1.000 Megabit = 1.000.000.000 bit

  • 1 Terabit = 1.000 Gb = 1.000.000.000.000 bit

Băng thông rộng là gì?

Hiện nay, một số thiết bị di động có thể kết nối Internet tốc độ cao, được kết nối xuyên suốt dù đang ở đâu. Đó chính là băng thông rộng, có thể truyền nhiều tín hiệu qua nhiều đường truyền trong cùng một thời điểm. Băng thông rộng được cung cấp thông qua các công nghệ như cáp quang, mạng di động 4G/5G và radio.

Băng thông quốc tế là gì?

Băng thông quốc tế có thể truyền tải dữ liệu giữa các quốc gia hoặc khu vực khác nhau trên toàn cầu. Đường dẫn truyền chính của băng thông quốc tế là cáp quang biển và vệ tinh. Vì đường truyền dài nên chi phí thuê băng thông rất đắt, kết nối cũng không được ổn định. Đôi khi tốc độ mạng của bạn rất chậm dù đầy vạch wifi, đó chính là do “cá mập cắn cáp” hay đứt cáp quang biển. 

Băng thông không giới hạn là gì?

Để đảm bảo đường truyền Internet ổn định, giới hạn băng thông sẽ hạn chế các hoạt động download và upload của người dùng. Vậy nên các gói băng thông không giới hạn sẽ cho phép người truy cập thoải mái download và upload mà không bị giới hạn. Thậm chí khi lượng người truy cập tăng cao, băng thông vẫn đáp ứng ổn định tốc độ đường truyền.

Các loại băng thông phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào phương tiện và các tiêu chí khác nhau, băng thông được chia thành các loại sau:

Phân loại băng thông theo phạm vi và dung lượng sử dụng
Phân loại băng thông theo phạm vi và dung lượng sử dụng

Phân loại băng thông dựa theo phạm vi sử dụng

  • Băng thông trong nước: được dùng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ trong một quốc gia. Thích hợp cho các mạng nội bộ và các trang web, dịch vụ dành riêng cho người dùng trong nước.

  • Băng thông quốc tế: dùng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ trên nhiều quốc gia. Loại băng thông này liên quan đến việc kết nối với internet toàn cầu. Loại băng thông này có thể bị ảnh hưởng khi cáp quốc tế bị đứt, dẫn đến gián đoạn hoặc giảm tốc độ truy cập vào các trang web nước ngoài.

Phân loại bằng thông dựa theo dung lượng sử dụng

  • Băng thông được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định như đã cam kết khi ký hợp đồng. Nếu người dùng sử dụng hết dung lượng băng thông này, họ phải trả thêm tiền để tiếp tục sử dụng hoặc bị giới hạn tốc độ truy cập trong một khoảng thời gian.

  • Băng thông được chia sẻ: Loại này cho phép nhiều máy chủ và người dùng chia sẻ cùng một dung lượng băng thông. Trong trường hợp này, tốc độ và hiệu suất có thể bị ảnh hưởng nếu một số máy chủ hoặc người dùng tiêu thụ nhiều dung lượng hơn.

  • Băng thông riêng: Đây là loại băng thông mà người dùng phải trả phí riêng biệt cho phần dung lượng đã sử dụng và không chia sẻ với người dùng khác. Loại băng thông này đảm bảo tốc độ và hiệu suất ổn định cho người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt.

Ảnh hưởng của băng thông đến website

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu băng thông là tốc độ truyền tải dữ liệu của website đến người dùng. Khi băng thông lớn, tốc độ tải trang và các thao tác khác sẽ được thực hiện nhanh hơn. Ngược lại, băng thông nhỏ khiến cho thời gian tải trang chậm và làm người truy cập khó chịu.

Băng thông ảnh hưởng đến tốc độ tuyền tải dữ liệu của website
Băng thông ảnh hưởng đến tốc độ tuyền tải dữ liệu của website

Thêm vào đó, băng thông ảnh hưởng đến khả năng xử lý đồng thời của máy chủ. Khi có nhiều người truy cập, website có băng thông thấp sẽ khiến máy chủ bị tê liệt và không thể xử lý yêu cầu. Các công việc sẽ bị gián đoạn vì thời gian đợi quá lâu, thậm chí là dừng hoạt động.

Vậy băng thông có thể bị dùng hết không, điều gì sẽ xảy ra? Tất nhiên là băng thông có thể bị dùng hết, website sẽ hoàn toàn ngưng hoạt động và không thể thao tác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khiến cho những khách hàng tương lai của bạn khó chịu. Họ sẽ chuyển sang một trang web khác và hiện tại, các website cạnh tranh với nhau một phần dựa vào tốc độ băng thông.

Cách đo lường băng thông mạng

Để có thể quản lý băng thông của website, bạn phải thực hiện đo lường băng thông mạng. 

Đo lường băng thông là rất cần thiết trong việc quản lý băng thông website
Đo lường băng thông là rất cần thiết trong việc quản lý băng thông website

Cách ước tính băng thông website

Để ước tính băng thông của một trang web, bạn có thể sử dụng công thức sau:

  • Băng thông web hosting = Số lượng khách truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách × Kích thước trung bình của một trang.

Trong đó, kích thước trung bình của một trang được tính dựa vào công thức:

  • Kích thước trang trung bình = (Kích thước trang chủ + Tổng kích thước các trang khác) / Tổng số trang.

Ví dụ: Một trang web có kích thước trang chủ bằng 2.5MB, tổng số kích thước của 24 bài viết trên web là 40MB. 

Kích thước trang trung bình là: 24 + 1 = 25 (Gồm 1 trang chính và 24 bài viết)

Băng thông web hosting là: (2.5 + 40) / 25 = 1,7 MB

Phần mềm đo lường băng thông web 

Ngoài cách tính toán truyền thống, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần mềm đo băng thông. Bạn không cần mất nhiều thời gian để lấy số liệu tính toán, các phần mềm này sẽ giúp bạn theo dõi chỉ số của băng thông.

  • LAN Speed Test: Là phần mềm phổ biến và có nhiều người dùng nhất hiện nay. Bởi nó là dạng phần mềm portable có thể chạy mà không cần cài đặt. Dung lượng nhỏ (chỉ 123kb), có thể hoạt động trên các phiên bản Windows cũ.

  • Real Network Monitor: Hoàn toàn miễn phí và rất dễ dùng, tuy nhiên bạn phải có sẵn .NET Framework. Bạn có thể sử dụng phần mềm này để kiểm tra tốc độ internet, tốc độ tải lên tải xuống hiện tại…

Real Network Monitor là một trong những phầm mềm đo lường băng thông hiệu quả
Real Network Monitor là một trong những phầm mềm đo lường băng thông hiệu quả
  • NetStress: Là phần mềm miễn phí, có nhiều tính năng đa dạng như: kiểm tra thông số đường truyền internet theo thời gian thực, tự động kiểm tra IP người dùng….

  • NetIO-GUI: Sử dụng để đánh giá băng thông của các nhà mạng FPT, Viettel, VNPT. Cho phép kiểm tra băng thông trên cả máy chủ và PC. Đối với máy chủ, đo lường băng thông bằng cách chọn Start Server > nhập địa chỉ IP > chọn kết nối cần kiểm tra (TCP hay UDP).

  • PsPing: Kết quả đo được trình bày dưới dạng biểu đồ giúp người quản lý dễ dàng phân tích.

Nên sử dụng băng thông web thế nào để có hiệu quả tối đa?

Tăng băng thông và sử dụng băng thông hiệu quả là hai khái niệm quan trọng và nên được xem xét riêng biệt. Trong khi cách tăng băng thông thường hạn chế vì nó phụ thuộc nhiều vào gói dịch vụ hosting mà bạn sử dụng thì cách sử dụng băng thông cũng là yếu tố quan trọng không kém.

Cách tăng băng thông

  1. Dùng dịch vụ hosting chất lượng cao: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting đáng tin cậy và có băng thông rộng để đảm bảo trang web của bạn có thể xử lý lượng truy cập lớn.
  2. Sử dụng CDN (Content Delivery Network): CDN là hệ thống các máy chủ phân tán đặt tại nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu. Khi người dùng truy cập trang web của bạn, CDN sẽ đưa ra các nội dung từ máy chủ gần nhất, giúp giảm thiểu thời gian tải và tăng tốc độ trang web.

Sử dụng băng thông hiệu quả

Tăng băng thông mạng sẽ giúp cho website làm việc mượt mà hơn, cải thiện trải nghiệm người dùng. Để tăng băng thông của một trang web và cải thiện tốc độ tải trang, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

  1. Nén dữ liệu: Sử dụng các công cụ nén dữ liệu như Gzip để giảm kích thước của các tệp tải xuống từ trang web. Điều này giúp giảm băng thông tiêu thụ và tăng tốc độ tải trang.

  2. Tối ưu hóa hình ảnh: Đảm bảo hình ảnh trên trang web được nén và tối ưu hóa để giảm kích thước file và cải thiện tốc độ tải trang.

  3. Sử dụng cache: Kích hoạt tính năng cache giúp lưu trữ các phiên bản tĩnh của trang web, giảm số lượt yêu cầu tới máy chủ và cải thiện thời gian tải trang.

  4. Giảm số lượng yêu cầu tới máy chủ: Tối ưu hóa trang web để giảm số lượng yêu cầu HTTP gửi đến máy chủ. Kết hợp các tệp CSS và JavaScript, và sử dụng các tệp nhỏ hơn để tăng tốc độ tải trang.

  5. Sử dụng hệ thống caching trên máy chủ: Đối với những trang web động, sử dụng hệ thống caching trên máy chủ giúp lưu trữ phiên bản tĩnh của trang web để giảm thời gian xử lý và tăng tốc độ phản hồi.

  6. Sử dụng HTTP/2: Hỗ trợ HTTP/2 giúp tăng tốc độ tải trang bằng cách cho phép nhiều yêu cầu được xử lý đồng thời trên một kết nối.

Băng thông tại Gofiber

Nếu bạn đang tìm cách tăng cường tốc độ truyền tải và cần một giải pháp lưu trữ website với băng thông cực cao, thì dịch vụ web hosting của Gofiber là một sự lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.

Với dịch vụ hosting của chúng tôi, bạn sẽ được trải nghiệm tốc độ truyền tải cực nhanh và băng thông cực cao. Đảm bảo website của bạn sẽ được tải lên một cách nhanh chóng và mượt mà, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn.

Với đội ngũ chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 để giải quyết mọi vấn đề và đảm bảo trang web của bạn luôn hoạt động ổn định và tiếp cận được với đối tượng mục tiêu. Hãy để Gofiber là đối tác đáng tin cậy trong việc nâng cao hiệu suất và trải nghiệm trang web của bạn.

Trong bài viết trên, bạn đã được tìm hiểu khái niệm băng thông là gì và các thông tin liên quan khác. Để được hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến dịch vụ hosting, web hosting bạn có thể liên hệ ngay với Gofiber qua số điện thoại 0987 19 78 05 ngay nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!