Các chỉ số AS, DA, DR, TF...là gì? Tầm quan trọng của chúng trong SEO

Thứ Bảy, 6/24/2023, 9:41:54 AM
Các chỉ số AS, DA, DR, TF...là gì trong SEO? Một vài chỉ số như DA, DR, AS hay TF thường dùng để đánh giá chất lượng tổng thể của một website. Chúng ảnh hưởng đến backlink, traffic website rất lớn. Vậy cách đo các chỉ số này như thế nào và giá trị của chúng là gì? Bài viết dưới đây từ Gofiber sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Giới thiệu các chỉ số AS, DA, DR, TF,... trong SEO

Khi SEOer sử dụng các công cụ đánh giá website, ắt hẳn bạn sẽ thấy không ít các chỉ số về DA, AS, DR, TF… xuất hiện trên màn hình chính. Vậy các chỉ số này là gì?

Giới thiệu về các chỉ số AS, DA, DR, TF là gì?

Chỉ số AS, DA, DR, TF...là gì? - Trong SEO, có rất nhiều phương thức đánh giá cho website khác nhau như SEMrush, Ahrefs hay MOZ. Mỗi công cụ có thể thay đổi về chỉ số đánh giá mức độ tin cậy của website. Trong các công cụ này, điểm chung của chúng là đều đánh giá dựa trên các chỉ số riêng như AS, DA, DR hay TF.

Tầm quan trọng của các chỉ số trong SEO

Nếu bạn là Marketer đang xây dựng và quản lý trang web thì chắc chắn bạn sẽ cần biết về các số liệu như có bao nhiêu khách truy cập vào trang, nguồn truy cập của họ là từ đâu hay họ vào trang web với mục đích gì? Và với các chỉ số như AS, DA, DR hay TF… chúng sẽ phần nào phản ánh các vấn đề mà bạn đang thắc mắc đó.

Bạn có thể hiểu đơn giản là các chỉ số trên sẽ góp phần để bạn phân tích dữ liệu website. Từ đó, Marketer sẽ lên chiến lược marketing phù hợp theo từng thời kỳ xây dựng trang web. Các chỉ số trên sẽ phản ánh phần nào về các vấn đề của trang web như:

  • Lưu lượng truy cập.

  • Xếp hạng của từ khóa.

  • Hiệu quả của backlink.

  • Tốc độ website khi khách hàng truy cập.

  • Chuyển đổi lưu lượng.

  • Khách dò tìm web từ các kênh truyền thông xã hội có số lượng là bao nhiêu…

    Các chỉ số đánh giá website của doanh nghiệp
    Các chỉ số đánh giá website của doanh nghiệp

Chỉ số AS – Authority Score (SEMrush)

Authority Score (AS) là một trong các chỉ số của công cụ SEMrush và ảnh hưởng lớn đến backlink domain của website.

Chỉ số AS là gì?

Authority Score (AS) từ SEMrush thường cho thấy mức độ ảnh hưởng của một website hay một liên kết của một miền. Chỉ số này góp phần giúp Marketer đánh giá tổng thể cho website. Nhìn chung, AS sẽ chỉ ra chất lượng tổng thể của website hay domain đó như thế nào. Chỉ số AS cao hơn so với đối thủ có thể coi là website tạm “chất lượng” hơn.

Các bước tính toán AS

Khi SEOer bắt đầu sử dụng công cụ SEMrush, chỉ số AS sẽ được tự động tính toán. Quá trình thực hiện sẽ qua các bước như sau:

  • Thuật toán máy tính thu thập dữ liệu về traffic, backlink và tìm kiếm tự nhiên từ các miền phổ biến nhất trên internet.

  • Một thuật toán khác bắt đầu theo dõi và thu thập các website có các liên kết tăng hay giảm độ tin cậy.

Hai thuật toán này sẽ chạy song song và bắt đầu tính toán về các chỉ số như:

  • Referring Domain

  • Referring subnets

  • Referring IPs

  • Tổng lượng backlink

  • Dofollow và nofollow links có liên kết đến site

  • Số lượng outbound links ra khỏi site

  • Số lượng outbound links ở mỗi referring domain

    Chỉ số AS – Authority Score (SEMrush)
    Chỉ số AS – Authority Score (SEMrush)

Làm sao biết AS tốt hay chưa?

Authority Score (AS) hay dùng để so sánh các domain với nhau và có thể quyết định mức độ tốt xấu của nó như thế nào trên thang điểm tuyệt đối. Vì thế, việc đánh giá AS chỉ nên xảy ra với các web có cùng một lĩnh vực mà thôi.

Chẳng hạn, bạn đang xây dựng link đến một trang bán mỹ phẩm (website của bạn). Vậy thì bạn cần thu thập các website liên quan đến làm đẹp, mỹ phẩm. Việc đánh giá sẽ diễn ra với nhiều khía cạnh, như độ phổ biến, thời gian xây dựng…Nên việc đánh giá AS website mình có đủ “tốt” hay không sẽ còn dựa nhiều vào “đối thủ” có “vừa tầm” hay không. Chúng ta sẽ chẳng thể so sánh giữa 1 trang blog làm đẹp vừa mới hình thành với một trang sức khỏe thẩm mỹ đã thành lập hơn 10 năm được.

Chỉ số DA - Domain Authority (MOZ) là gì?

Domain Authority (DA) là một trong các chỉ số quan trọng thường xuất hiện trên các công cụ đánh giá website.

DA là gì?

DA là chỉ số nhằm đánh giá xếp hạng của công cụ tìm kiếm nhằm dự đoán về mức độ xếp hạng website của bạn. Với công cụ MOZ, nó tính điểm DA bằng một vài yếu tố như linking root domain, chất lượng liên kết, độ tuổi và số lượng domain.

Điểm DA rất quan trọng vì nó đánh giá thứ hạng rank trên Google của website. Chỉ số này càng cao thì website của bạn càng “ổn”. Điểm đánh giá của DA sẽ từ 1 - 100. Nếu website có số điểm DA cao hơn DA của các trang web đối thủ thì coi như website của bạn tốt.

Chỉ số DA được đo như thế nào?

Thang điểm Domain Authority (DA) khá dễ đạt được trong từ 0 - 30. Tuy nhiên, ở vùng điểm 40 trở lên thì nhiều SEOer bắt đầu gặp khó khăn rồi. Ở vùng điểm 40 - 70, website của bạn phải đạt lượng truy cập lớn. Điểm DA từ 70 - 100 thường xuất hiện ở các cộng đồng lớn mạnh về Index Google và xây dựng nội dung (> 1 triệu).

Chỉ số Domain Authority (DA) được đo dựa trên các chỉ số như:

  • On-Site SEO: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

  • Tạo liên kết mới, loại bỏ các Bad Links.

  • Đa dạng profile liên kết.

  • Cấu trúc liên kết nội bộ ít nhất 2 - 3 người khác (đã từng ghé thăm website của bạn). 

 

Chỉ số DA - Domain Authority

Chỉ số DA - Domain Authority

Mẹo tăng điểm DA

  • Chất lượng - Chất lượng - Chất lượng: Điều quan trọng phải nhắc 3 lần, nội dung website xuất bản chất lượng, mang lại giá trị luôn luôn được Google đánh giá cao.

  • Chọn tên miền chất lượng, kiểm tra ngày hết hạn: tên miền hết hạn là một trong các tác nhân chính gây giảm điểm Domain Authority. Vậy nên việc mở rộng tên miền thêm 3 - 4 năm nữa khá cần thiết.

  • Xây dựng Internal Link Building hợp lý: cách này giúp Googlebot tìm và thu thập thông tin website dễ dàng hơn.

Chỉ số DR - Domain Rating (Ahrefs)

Domain Rating (DR) là chỉ xuất hiện trong công cụ Ahrefs khi đánh giá website và có khá nhiều tranh cãi xoay quanh nó (chủ yếu liên quan đến tính hiệu quả).

Chỉ số DR là gì?

Chỉ số Domain Rating (DR) là chỉ số đánh giá chất lượng của website dựa trên cơ sở của Ahrefs. Chỉ số DR cũng gần tương tự DA (dựa vào thang điểm 100) nhưng bảng xếp hạng của nó ít chi tiết hơn nếu so với chỉ số AR (cũng trên Ahrefs).

Ahrefs có các chỉ số đánh giá thẩm quyền website riêng. Xếp hạng tên miền DR càng cao thì website càng mạnh và càng “có thẩm quyền”.

Các yếu tố để tính toán DR

Ahrefs sẽ tính toán chỉ số DR cho bạn dựa vào các yếu tố như:

  • Liên kết nội bộ: Google sẽ dễ đọc và lập chỉ mục cho bài viết/trang web hơn. Người dùng tăng độ tin tưởng hơn với trang web.

  • Độ thân thiện của website được đánh giá cao hơn trên thiết bị di động (là yếu tố quan trọng khi đánh giá DR).

  • Nội dung xây dựng trên từ khóa phải hấp dẫn.

  • Tìm cách cải thiện tốc độ tải trang nếu phát hiện website load chậm.

    Chỉ số DR - Domain Rating (Ahrefs)
    Chỉ số DR - Domain Rating (Ahrefs)

Một số mẹo với DR

Nghe đến “thẩm quyền trang web” - Domain Rating (DR) thì có vẻ hơi “đao to búa lớn”, nhưng thực chất bạn vẫn có thể tính toán sơ bộ cho chỉ số này bằng một công thức đơn giản:

  • Tìm kiếm các miền có ít nhất một Link Dofollow dẫn đến trang đích.

  • Kiểm tra và phân tích giá trị DR của Linking Domain.

  • Kiểm tra số miền mà các trang này liên kết đến.

  • Tính điểm DR thô dựa vào thang điểm 0 - 100.

Chỉ số TF - Trust Flow (Majestic)

Chỉ số Trust Flow (TF) nằm trong công cụ Majestic. Công cụ này đánh giá website dựa vào chất lượng backlink.

Chỉ số TF là gì?

Trust Flow (TF) là thước đo phân tích lưu lượng website và để đánh giá mức độ tin cậy của một trang web nào đó. Số liệu TF khá độc đáo bởi rất khó để biếu được tiêu chí cụ thể thuật toán để có điểm Trust Flow. 

TF được đo như thế nào?

Trust Flow (TF) được đánh giá dưới dạng điểm số theo mức độ chất lượng backlink. Mà chúng ta đều biết, website nếu sở hữu các backlink uy tín có thẩm quyền cao thì Googlebot sẽ nhận định website đó cũng “chất lượng”. Nhờ thế, các bài viết của website sẽ nằm trong top cao khi người dùng tìm kiếm thông tin.

Điểm TF dựa vào thuật toán Penguin - có khả năng đọc hồ sơ backlink giữa các website và phát hiện hệ thống PBN. Website khi sở hữu PBN sẽ chủ động hơn khi sử dụng backlink.

Cách tăng TF?

Việc kiểm soát chỉ số TF sẽ không quá khó với các SEOer lâu năm nhưng với một số “tân binh” sẽ có chút khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể tăng thêm kinh nghiệm cho mình bằng các mẹo nhỏ như:

  • Tận dụng liên kết từ các website uy tín liên quan

  • Xây dựng liên kết với các trang .gov hay .edu

  • Ưu tiên backlink chất lượng hơn

  • Tận dụng các liên kết với trang có TF cao sẵn

Chỉ số TF - Trust Flow (Majestic)
Chỉ số TF - Trust Flow (Majestic)

Chỉ số CF trong Majestic

Chỉ số CF cũng nằm trong công cụ đánh giá website Majestic và phát triển nhằm thay thế ACRank.

Chỉ số CF là gì?

Citiation Flow (CF) là chỉ số dùng để đánh giá tầm ảnh hưởng của URL nào đó dựa vào số lượng backlinks tại các website khác. Chỉ cần backlinks càng cao thì chỉ số CF cũng cao theo.

Được đo như nào?

Chỉ số CF được đo bằng số liên kết dẫn đến một URL nhất định. Nếu như chỉ số TF ở trên là chấm điểm về chất lượng liên kết thì CF lại chấm điểm về số lượng. Vì thế nên nhiều SEOer mới có thêm thuật ngữ “tỷ lệ TF/CF.

Chỉ số CF trên Majestic
Chỉ số CF trên Majestic

Có thể nói, hiểu rõ về các chỉ số AS, DA, DR, TF...là gì sẽ giúp SEOer dù là học việc hay kinh nghiệm lâu năm làm việc một cách hiệu quả hơn. Các kiến thức trên đây chỉ làm một phần nhỏ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công việc sắp tới.

>> Xem thêm bài viết liên quan đến chủ đề SEO: Thẻ rel = "sponsored", rel="nofollow" và rel="ugc" là gì? Nó ảnh hưởng đến SEO như nào?

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!