Cách trỏ tên miền về host đơn giản nhất

Thứ Ba, 7/25/2023, 9:59:54 AM
Trỏ tên miền về host là quá trình cần thiết để đưa trang web của bạn lên mạng Internet và cho phép người dùng truy cập vào trang web thông qua tên miền dễ nhớ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện trỏ tên miền về một máy chủ (host) bất kỳ để mọi người có thể truy cập trang web của bạn dễ dàng nhất.

Trỏ tên miền về host là gì?

Trỏ tên miền về host là quá trình liên kết domain name với một máy chủ hosting cụ thể trên Internet. Khi bạn mua một tên miền, nó chỉ là một địa chỉ, một cái tên nhằm nhận dạng duy nhất cho trang web của bạn. Còn hosting thì cung cấp cho bạn hình thức truy cập sơ khai qua địa chỉ IP mà nhà cung cấp hosting cung cấp cho bạn.

Trỏ tên miền về host là quá trình cần thiết để đưa trang web của bạn có thể được truy cập dễ dàng bởi người dùng nhờ vào tên miền dễ nhớ. Khi trỏ tên miền về một máy chủ (host), mọi người có thể truy cập trang web của bạn bằng cách nhập tên miền vào trình duyệt của họ, và hệ thống DNS (Domain Name System) sẽ phân giải tên miền thành địa chỉ IP của máy chủ chứa trang web đó. Sau đó, trang web sẽ được hiển thị trên trình duyệt của người dùng, cho phép họ tương tác và xem nội dung trang web của bạn.

Thông thường việc thực hiện trỏ tên miền chỉ diễn ra ở các thời điểm là lúc mới mua tên miền hoặc lúc chuyển hosting, server.

Một số thuật ngữ liên quan đến trỏ tên miền về host cần biết

Trong bài viết sẽ sử dụng một số thuật ngữ liên quan sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện trỏ tên miền một cách hiệu quả trên hệ thống DNS khi thực hiện việc trỏ domain về hosting.

  1. Tên miền (Domain Name): Địa chỉ dễ nhớ dùng để truy cập vào một trang web, ví dụ: www.example.com.
  2. Địa chỉ IP (IP Address): Mã số duy nhất dùng để xác định máy chủ hoặc thiết bị trên Internet, ví dụ: 203.0.113.10.
  3. DNS (Domain Name System): Hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại, giúp kết nối các tên miền với máy chủ trên Internet.
  4. DNS Zone: Bảng chứa các bản ghi DNS cho một tên miền cụ thể, quy định thông tin về địa chỉ IP và máy chủ liên quan.
  5. A Record: Bản ghi DNS đối chiếu một địa chỉ IP với tên miền chính hoặc tên miền phụ.
  6. MX Record: Bản ghi DNS xác định máy chủ email (mail server) chịu trách nhiệm nhận thư điện tử cho tên miền, quy định hướng dẫn chuyển tiếp email.
  7. CNAME (Canonical Name) Record: Bản ghi DNS cho phép bạn tạo bí danh (alias) cho một tên miền hoặc tên miền phụ, trỏ đến một tên miền chính hoặc tên miền khác.
  8. TTL (Time-to-Live): Thời gian mà bản ghi DNS được lưu trữ trong bộ nhớ cache của các máy tính và DNS resolver trước khi cần được phân giải lại.

Cách trỏ tên miền về host

Tùy thuộc vào dịch vụ hosting mà bạn đang sử dụng, thường sẽ có 2 kiểu trỏ tên miền về host:

  • Sử dụng Nameserver
  • Sử dụng IP

#1. Trỏ tên miền về host bằng Nameserver

Khi bạn đăng ký sử dụng hosting, tùy vào loại hosting bạn đăng ký mà đơn vị cung cấp hosting sẽ gửi cho bạn các thông tin tương ứng cùng với hướng dẫn sử dụng chi tiết. Thông thường, nameserver sẽ được cung cấp cùng với hướng dẫn dành cho các dịch vụ như shared hosting. Ngoài ra, hầu hết các nhà cung cấp hosting đều gửi các thông tin này qua email và cả trong các hướng dẫn chi tiết khi đăng nhập vào panel của hosting, vì vậy các bạn sẽ không phải lo lắng về việc tìm kiếm các thông tin trên.

Trỏ tên miền về host bằng Nameserver là nhanh chóng và đơn giản
Trỏ tên miền về host bằng Nameserver là nhanh chóng và đơn giản

Trỏ domain về hosting bằng Nameserver là cách được coi là đơn giản nhất trong các cách đưa tên miền về host. Tuy nhiên, mỗi một nhà cung cấp hosting sẽ có một giao diện quản lý Nameserver khác nhau, vì vậy ở phần hướng dẫn này chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn chung để các bạn dễ thực hiện theo:

  • Bước 1: Tìm địa chỉ Nameserver trong email mà nhà cung cấp gửi bạn hoặc trực tiếp trên web chủ của họ. Mỗi hosting thường có một cặp Nameserver.

  • Bước 2: Đăng nhập vào trình quản lý DNS của nhà cung cấp tên miền.

  • Bước 3: Trong phần quản lý tên miền và DNS, bạn tìm mục Đổi Nameserver. Bạn hãy đổi tên mặc định đó thành tên host mới mà bạn đang sử dụng.

  • Bước 4: Bạn hãy chờ khoảng 1 giờ sau và truy cập vào tên miền của mình. Nếu nó dẫn bạn tới trang web, tức là bạn đã trỏ domain thành công về host.

Ưu điểm của quá trình trỏ tên miền về host bằng Nameserver là nhanh chóng và đơn giản. Chỉ cần thay đổi Nameserver trong phần quản lý của nhà cung cấp dịch vụ tên miền, việc trỏ tên miền sẽ được thực hiện ngay lập tức. Nhược điểm của cách này là việc tìm địa chỉ khó khăn với người không quen dùng phần quản lý.

#2. Trỏ tên miền về hosting bằng IP của Hosting

Để trỏ tên miền về host khác trong trường hợp bạn muốn giữ quản lý tên miền tại nhà đăng ký tên miền gốc của bạn. Cách thực hiện là thay đổi bản ghi A (Address Record) trong DNS Zone của tên miền. Bằng cách chỉnh sửa A record, bạn có thể định hướng tên miền của mình tới một địa chỉ IP thích hợp, thường là địa chỉ IP của máy chủ (server) mà bạn muốn liên kết tên miền đó.

Khi bạn đã trỏ tên miền thành công, khi người dùng truy cập vào tên miền của bạn, hệ thống DNS sẽ tự động chuyển hướng họ tới địa chỉ IP đã được định hướng trong bản ghi A record. Nhờ đó, người dùng không cần phải nhập địa chỉ IP mỗi khi muốn mở website của bạn và có thể truy cập vào trang web của bạn bằng cách sử dụng tên miền dễ nhớ. Sử dụng IP của Hosting là một cách phổ biến và truyền thống để kết nối tên miền với máy chủ host, đặc biệt là các VPS hosting.

Cách trỏ tên miền về host bằng A record đơn giản nhất là:

  1. Tạo 1 A records cho tên miền chính trỏ đến địa chỉ IP website
  2. Tạo 1 CNAME record cho www trỏ tới tên miền chính.

Vì chắc là muốn cả website www.example.com và example.com đều chạy cùng 1 website!

Giả sử IP website của bạn là 185.229.113.100. Bảng ghi DNS sẽ có kết quả như sau:

Name (hoặc Host)TTLTypeAddress (hoặc Value)
@14400A185.229.113.100
www14400CNAMEexample.com

Bạn chỉ cần tạo bảng ghi giống vậy và đổi phần địa chỉ IP cho khớp với IP Hosting của bạn.

  • Value – sử dụng @ hoặc tên miền phụ bạn muốn trỏ. @ để báo rằng bạn đang trỏ naked domain (để biểu hiện cho việc trỏ domain example.com mà không phải là subdomain.example.com).
  • TTL – viết tắt của Time to Live. Time to Live xác định thời gian mà server làm mới lại DNS của nó. Giá trị mặc định của nhà cung cấp thông thường là 14400 giây. Bạn để mặc định
  • Type – Loại Record.
  • Address – Giá trị đích của bản ghi mà bạn muốn domain trỏ về.

Vậy là xong, bạn đã hoàn tất trỏ tên miền tới hosting có địa chỉ IP trong ví dụ là 185.229.113.100. Tiếp theo, bạn chỉ cần chờ tên miền cập nhật DNS mới, thời gian bình thường là sau 48 giờ.

Khi trỏ tên miền về Hosting bằng IP, bạn có tự do lựa chọn Nameserver và không bị giới hạn. Cách gán địa chỉ IP cho hai bản ghi A bất kỳ cũng đơn giản và việc thay đổi IP được áp dụng ngay sau khi cập nhật. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định địa chỉ IP của máy chủ host và có ít kiến thức về các bản ghi DNS.

Những lỗi thường gặp khi trỏ tên miền về host

Có một số lỗi thường xảy ra khi bạn muốn trỏ tên miền về host nếu không thực hiện đúng cách. Những lỗi này thường xảy ra đối với những người mới bắt đầu hoặc không quen thuộc với trình quản lý.

  • Tên miền của host bị sai: Khi đăng ký, bạn phải khai báo domain chính xác mà bạn muốn trỏ. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Wordpress thì bạn phải trỏ về Wordpress trước mới tới hosting.

  • Bị nhầm lẫn giữa các cách trỏ domain về host: Khi sử dụng cách trỏ tên miền về host bằng IP, bạn không nên đổi Nameserver của domain. Nếu lẫn lộn hoặc đồng thời sử dụng cả hai cách, xung đột sẽ xảy ra và dẫn đến lỗi không thể truy cập trang web.

  • Sử dụng sai loại bản ghi DNS: Có nhiều loại bản ghi DNS với chức năng khác nhau như Record A, MX, CNAME,... Trong trường hợp này, bạn chỉ sử dụng Record A và các bản ghi khác sẽ không thể trỏ về host mong muốn.

  • Điền sai IP của host: Việc nhập sai địa chỉ IP của máy chủ host là lỗi thường gặp khi trỏ tên miền về host. IP là một dãy số khá dài và bất quy tắc nên khi gõ tay dễ xảy ra sai sót. Để tránh lỗi này, bạn nên copy địa chỉ IP từ email nhà cung cấp và dán vào bản ghi DNS.

Trỏ tên miền về host là một bước quan trọng để đưa trang web của bạn lên Internet và cho phép người dùng truy cập nội dung. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin và những cách thực hiện chính xác. Bạn cũng có thể truy cập vào website của Gofiber để tìm hiểu về các dịch vụ, giải pháp hiệu quả cho website của mình.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!