Disk I/O là gì? Ảnh hưởng của Disk I/O đến tốc độ web hosting

Thứ Ba, 7/18/2023, 12:12:38 PM
Disk I/O là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của web hosting? Nếu bạn biết cách tối ưu nó, tốc độ tải trang sẽ được cải thiện đáng kể.

Khi truy cập vào bất cứ website nào, tốc độ tải trang luôn là yếu tố quyết định trải nghiệm người dùng. Muốn giữ chân người truy cập, chủ sở hữu trang web hoặc doanh nghiệp phải tìm ra được nguyên nhân trang web bị chậm. Lúc này, câu hỏi được đặt ra là Disk I/O là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ của web hosting? Để trả lời cho câu hỏi và tìm được cách khắc phục, mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Disk I/O

Bạn hãy tưởng tượng mình đang truy cập một trang web, nó mất rất nhiều thời gian để tải và hiển thị nội dung. Điều này là do ổ đĩa lưu trữ của máy chủ không thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu truy cập của bạn. Và đây chính là nhiệm vụ của Disk I/O.

Disk I/O là gì?

Disk I/O là thuật ngữ viết tắt của hoạt động Input và Output trong ổ đĩa. Nói cách khác, nó là quá trình đọc và ghi dữ liệu vào ổ đĩa lưu trữ trong một hệ thống máy tính hoặc máy chủ. Ngoài ra, Disk I/O cũng liên quan đến tốc độ truyền tải dữ liệu giữa ổ đĩa cứng và bộ nhớ RAM.

Tìm hiểu về Disk I/O là gì?
Tìm hiểu về Disk I/O là gì?

Disk I/O được áp dụng cho nhiều loại thiết bị lưu trữ, bao gồm ổ cứng, SSD và đĩa CD/DVD. Quá trình làm việc I/O bắt đầu từ ổ đĩa lưu trữ. Dữ liệu được đọc từ ổ đĩa, nó được chuyển vào bộ nhớ và xử lý bởi hệ thống. Sau đó, nó lại được chuyển từ bộ nhớ sang ổ đĩa để lưu trữ và sử dụng khi cần thiết.

Các thông số của Disk I/O bao gồm:

  • Số lần ghi/giây: Tốc độ của thao tác ghi dữ liệu mỗi giây.

  • Số lần đọc/giây: Tốc độ của thao tác đọc dữ liệu mỗi giây.

  • Thời gian bận: Phần trăm thời gian đã trôi qua khi ổ đĩa phục vụ các yêu cầu ghi hoặc đọc của người dùng.

  • Độ dài hàng đợi: Số lượng yêu cầu trên đĩa nằm trong mục hàng đợi (Queue).

Disk I/O trong web hosting là gì?

Khi một trang web có người truy cập, dữ liệu được tải từ ổ đĩa lưu trữ và gửi đến người dùng thông qua mạng. Disk I/O đảm nhận vai trò đọc dữ liệu từ ổ đĩa để phục vụ các yêu cầu và ghi dữ liệu mới khi cần thiết. Vậy nên, tốc độ làm việc của Disk I/O sẽ ảnh hưởng đến tốc độ web hosting.

Tốc độ Disk I/O phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại ổ đĩa lưu trữ: SSD thường nhanh hơn vì không có các bộ phận cơ khí cần di chuyển như trong HDD.

  • Tốc độ vòng quay: Vòng quay của ổ đĩa cứng nhanh hơn thì tốc độ Disk I/O cao hơn.

  • Bộ nhớ cache: Nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời, giúp giảm thời gian truy cập dữ liệu từ ổ đĩa chính.

  • Cấu hình hệ thống: Bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ RAM đủ lớn có thể cải thiện hiệu suất Disk I/O.

Các tính năng của Disk I/O

Các tính năng quan trọng của Disk I/O bao gồm:

  • Các tính năng cơ bản nhất là đọc, ghi hoặc nhập và xuất dữ liệu khi người dùng thao tác. Dữ liệu sẽ được lưu lại trong các ổ đĩa vật lý như SSD, SAN hoặc ổ cứng máy tính. 

  • Giám sát của các thiết bị lưu trữ: Người dùng có thể đo hiệu suất làm việc của các thiết bị lưu trữ SSD, SAN hoặc ổ cứng thông qua Disk I/O. 

  • Lên lịch cho các yêu cầu truy cập: Khi có các tiến trình yêu cầu I/O, kỹ thuật lập lịch (disk scheduling) sẽ xử lý các yêu cầu này. Trong một thời điểm, chỉ có một yêu cầu được duyệt và còn lại được xếp ở hàng đợi. 

Ảnh hưởng của Disk I/O đến tốc độ web hosting

Tốc độ Disk I/O trong web hosting ảnh hưởng đến tốc độ truy cập và phản hồi của trang web. Khi Disk I/O chậm, thời gian tải trang mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Đặc biệt với các trang web có lưu lượng truy cập lớn, việc duy trì Disk I/O nhanh là yếu tố cần phải làm.

Ảnh hưởng của Disk I/O đến tốc độ web hosting
Ảnh hưởng của Disk I/O đến tốc độ web hosting

Disk I/O là một yếu tố quan trọng trong tối ưu hóa SEO. Tốc độ tải trang web nhanh giúp trang xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Website lên top tìm kiếm sẽ thu hút người đọc truy cập và tăng lượng khách hàng. Và tất nhiên trong thời đại công nghệ số hiện nay, web hosting làm việc chậm chạp sẽ khiến người dùng thất vọng và tìm kiếm sự lựa chọn khác.

Cách kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Windows và Linux

Kiểm tra tốc độ ổ đĩa sẽ mang lại lợi ích không ngờ và giảm chi phí tối ưu web hosting. Bằng cách xác định các vấn đề, bạn có thể thực hiện các cải tiến hiệu suất mà không cần đầu tư vào phần cứng.

Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Windows

Để kiểm tra hiệu suất Disk I/O trên máy chủ Windows, bạn có thể sử dụng công cụ Windows Performance Monitor. Đây là công cụ đã có sẵn trong tất cả các phiên bản Windows. Bạn thực hiện kiểm tra theo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Nhấn phím Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập Perfmon và nhấn Enter. Windows Performance Monitor sẽ được mở.

Mở công cụ Windows Performance Monitor
Mở công cụ Windows Performance Monitor
  • Bước 2: Trong Windows Performance Monitor, nhấp chuột phải vào bảng trắng và chọn Add Counters. Trong cửa sổ Add Counters, chọn Physical Disk từ mục Performance Objects. Một danh sách các bộ đếm hiện ra.

Trong cửa sổ Add Counters, chọn Physical Disk từ mục Performance Objects
Trong cửa sổ Add Counters, chọn Physical Disk từ mục Performance Objects
  • Bước 3: Tại đây, bạn hãy chọn tất cả các bộ đếm hoặc chọn các bộ đếm mà mình quan tâm. Bộ đếm gồm: 

    • Disk sec/Transfer: thời gian cần thiết để thực hiện một hoạt động ghi/đọc với thiết bị lưu trữ hoặc ổ đĩa (độ trễ của ổ đĩa). Nếu thời gian trễ vượt quá 25 ms (0.25), thì hệ thống lưu trữ không thể xử lý hoạt động I/O đúng thời gian. Đối với máy chủ có tải cao, giá trị độ trễ của ổ đĩa không nên vượt quá 10 ms (0.1).

    • Disk Transfers/sec - (IOPS): Số lần hoạt động đọc/giữ liệu trên giây. Đây là chỉ số chính cho mức độ truy cập của ổ đĩa.

    • Disk Bytes/Sec: Tổng lưu lượng ổ đĩa (đọc + ghi) trên giây. Giá trị tối đa phụ thuộc vào loại ổ đĩa (150-250 Mb/s - cho ổ đĩa HDD thông thường và 500-10000 cho ổ đĩa SSD.

    • Split IO/sec: chỉ số đánh giá độ mảnh vụn của ổ đĩa khi hệ điều hành phải chia một hoạt động I/O thành nhiều yêu cầu đĩa khác nhau. Nó cũng có thể cho thấy ứng dụng đang yêu cầu các khối dữ liệu quá lớn không thể được chuyển giao trong một hoạt động duy nhất;

    • Avg. Disk Queue Length: số lượng trung bình yêu cầu đọc/ghi đã được đặt hàng. Đối với một ổ đĩa đơn, độ dài hàng đợi không nên vượt quá 2. Đối với một mảng RAID gồm 4 ổ đĩa, giá trị ngưỡng của độ dài hàng đợi đĩa là 8.

  • Bước 4: Sau khi lựa chọn xong, trên bảng trắng ban đầu sẽ xuất hiện các thông số đo hiệu suất của Disk I/O.

Các thông số đo hiệu suất của Disk I/O
Các thông số đo hiệu suất của Disk I/O

Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux

Bạn có thể kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux bằng hai lệnh là IOTOP và IOSTAT. 

  • Sử dụng lệnh IOSTAT để xem thông tin về hoạt động I/O của các ổ đĩa. Câu lệnh này sẽ hiển thị các thông tin như tốc độ đọc và ghi, thời gian chờ và tỷ lệ sử dụng I/O của các ổ đĩa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách gõ lệnh sau trong terminal: iostat -dx5. Màn hình sẽ hiển thị tất cả dữ liệu về hiệu suất làm việc của Disk I/O.

    $ iostat -dx5
    # Options #
    d: Display the Dish utilization
    x: Display extended statistics
    5: Interval in seconds
Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux với lệnh IOSTAT
Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux với lệnh IOSTAT
  • IOTOP cung cấp thông tin chi tiết về tốc độ I/O, tài nguyên sử dụng và các quy trình liên quan đến Disk I/O. Nó được sử dụng để theo dõi việc sử dụng Disk I/O của các quy trình và tiến trình đang chạy trên máy chủ. Bạn có thể cài đặt IOTOP bằng các gói quản lý gói của hệ điều hành Linux và sau đó chạy lệnh sau trong terminal: iotop

Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux với lệnh IOTOP
Kiểm tra hiệu suất của Disk I/O trên máy chủ Linux với lệnh IOTOP

Bạn sẽ nhận được một bảng tương tự như IOSTAT. Nếu muốn kiểm tra hiệu suất thực tế của Disk I/O, bạn tiếp tục nhập lệnh: $ iotop -o. Đầu ra của câu lệnh này là những kết quả thực tế và ít dữ liệu hơn so với câu lệnh ban đầu.

Cách tối ưu và tăng tốc độ Disk I/O là gì?

Nếu bạn đang sử dụng ổ cứng truyền thống, bạn nên chuyển sang dùng ổ đĩa SSD. SSD có tốc độ đọc/ghi nhanh hơn và thời gian truy cập nhanh hơn so với ổ đĩa cứng truyền thống. Vậy nên nó giúp tăng tốc độ tải trang web và thời gian đáp ứng. Ngoài ra, sử dụng bộ nhớ cache để lưu trữ cũng làm giảm gánh nặng của ổ đĩa.

Bạn có thể dùng CDN có thể giảm tải truy vấn đến ổ đĩa cứng và tăng tốc độ Disk I/O. Nó hoạt động bằng cách bằng cách lưu trữ các tài nguyên tĩnh như hình ảnh, CSS và JavaScript trên các máy chủ phân tán trên toàn cầu. CDN giúp tăng tốc độ tải trang web bằng cách cung cấp nội dung từ máy chủ gần nhất với người dùng.

Bạn nên tối ưu hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu và truy vấn cơ sở dữ liệu của trang web bằng cách tối ưu hóa truy vấn SQL. Trang web cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên để phân tích hiệu suất Disk I/O. Điều này giúp bạn đưa ra các biện pháp tối ưu hóa và cải thiện để đảm bảo tốc độ Disk I/O tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về Disk I/O là gì và ảnh hưởng của nó đến tốc độ web hosting. Việc cải thiện tốc độ của Disk I/O sẽ giúp trang web của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Để tìm hiểu thêm các dịch vụ hosting, web hosting giá rẻ cho website, bạn hãy liên hệ với Gofiber qua số điện thoại 0987 19 78 05 hoặc website Gofiber.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!