Entity SEO là gì? Hướng dẫn 10 cách tối ưu SEO Entity mang lại hiệu quả nhất

Thứ Hai, 6/19/2023, 12:56:45 PM
Khái niệm Entity SEO không còn xa lạ với nhiều anh em trong ngành SEO tại Việt Nam. Entity SEO là một tổ hợp các thành phần và chúng có một mối liên kết với nhau về câu từ, ý nghĩa. Mối liên kết này máy tính có thể hiểu được. Nhưng cách tối ưu SEO Entity như thế nào thì chưa chắc SEOer nào cũng biết. Bài viết từ Gofiber sẽ giúp bạn giải mã vấn đề này ngay sau đây.

Tổng quan về Entity SEO

Entity SEO đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2013 nhưng đến thời điểm hiện tại thì nó vẫn còn khá mới với nhiều SEOer.

Tìm hiểu Entity là gì?

Entity SEO là một thực thể có đủ 4 yếu tố, gồm: duy nhất, phân biệt được, đơn lẻ và có thể xác định. Các yếu tố này có thể là một sự vật, sự việc, tính từ, cá nhân nào đó… Nhờ những yếu tố này của  Entity SEO mà SEO Onpage có thể đơn giản hóa nội dung để Google hiểu được nội dung của website bạn. Từ đó, người xây dựng web có thể tạo thương hiệu độc nhất và uy tín với Google.

Vì vậy, Entity SEO được xem là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định thứ hạng website của bạn trên mọi công cụ tìm kiếm.

 Entity SEO
 Entity SEO

Vai trò của Entity trong xếp hạng tìm kiếm

Entity có thể hiểu cơ bản là phương pháp giúp Search Engine hiểu được ý định của người xây dựng nội dung website. Thông tin từ Entity sẽ là nguồn bổ sung giúp xác định câu trả lời khi truy vấn tìm kiếm từ người dùng. Nhờ đó, Entity giúp Google nhận ra các thực thể được giới thiệu trong một nội dung bài viết từ website.

Có 3 yếu tố xếp hạng đã được Google xác nhận:

  • Content: sản xuất nội dung mới và có ích khi kết hợp cùng Entity đồng nhất sẽ giúp Google nhận diện thương hiệu tốt hơn.

  • Links: Content sẽ dễ dàng kết nối với Entity hơn.

  • Rankbrain: là tín hiệu đưa ra để kết quả Entity tốt hay xấu.

    RankBrain là một thuật toán về công cụ tìm kiếm
    RankBrain là một thuật toán về công cụ tìm kiếm

Entity quan trọng với SEO như nào?

Google đang thay đổi thuật toán cho công cụ tìm kiếm ngày một khó khăn hơn. Vì thế, SEOer cũng phải nhạy bén hơn để bắt kịp xu thế và tạo điều kiện cho bài viết của mình nằm trong top đầu. Đối với SEO, Entity giúp bộ máy thuật toán mới của Google có thể hiểu, đọc và giải thích các mối quan hệ trong một thực thể từ website của bạn.

Ví dụ: thông qua RankBrain, Google có thể ưu tiên tín hiệu chính xác và nhanh chóng hơn, Google cũng tự điều chỉnh được những gì chưa biết. Và để giúp Google dễ hiểu về website của bạn thì SEOer cần thay đổi trong thực thể.

Ngoài ra, Google cũng đang bắt đầu loại bỏ các website có yếu tố traffic. Vì Google muốn đem đến kết quả mà người dùng mong muốn ngay trong trang tìm kiếm. Nhờ vậy mà người dùng không cần truy cập vào website mà vẫn có thể thu được thông tin mình cần.

>> Xem thêm: Backlink checker là gì? Hướng dẫn kiểm tra backlink website mình và đối thủ

Lợi ích của việc tối ưu nội dung Entity SEO?

Việc tối ưu nội dung Entity SEO có nhiều lợi ích, cụ thể như:

  • Entity hỗ trợ Google xác định thực thể mà bài viết đang nhắc đến và Google sẽ hiểu được website của bạn.

  • Đẩy thứ hạng từ khóa website, nhất là các trang được Entity cao hơn.

  • Tạo độ trust cao cho Domain với Google.

  • Website sẽ phục hồi nhanh hơn trong trường hợp bị đối thủ chơi xấu.

  • Tạo tính bền vững và lâu dài cho website.

    Lợi ích từ Entity SEO đối với SEOer
    Lợi ích từ Entity SEO đối với SEOer

Cách Google thu thập dữ liệu xếp hạng Entity SEO như nào?

Chúng ta đều biết, Googlebot sẽ tìm các từ ngữ, yếu tố có liên quan với nhau trong cùng một nội dung. Sau đó, con bot sẽ tập hơn chúng lại, phân tích, xử lý và trả kết quả cho người dùng.

Rút trích Entity SEO và Google rút trích Entity

Với yếu tố từ Entity SEO, Google sẽ trích xuất được nội dung dựa vào các yếu tố chính như:

  • ID: tương tự như địa chỉ hoặc MREID.

  • Data: một hệ thống dữ liệu tương đồng như Google Index.

  • Attribute: mối liên hệ giữa các Entity giúp Google hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng.

  • Kiến thức: WikiPedia hay Freebase.

Quá trình thu thập dữ liệu sẽ có tiến trình sau:

  • Nhận dạng đối tượng

  • Liên kết đối tượng

  • Khai thác quan hệ

“Vật thể chứ không phải chuỗi”

Khái niệm nguyên lý “Things not Strings” được trưởng phòng Google Search công bố. Trong đó, Google sẽ hiểu được các Entity ở thế giới thực khi đặt nó vào mối quan hệ với các yếu tố khác.

Google sẽ biết được có bao nhiêu từ trên trang và ý nghĩa của những từ này như thế nào. Và lúc trả kết quả về cho người dùng sẽ đạt đúng mong muốn của họ hơn.

Google thu thập dữ liệu với Entity SEO
Google thu thập dữ liệu với Entity SEO

Google xếp hạng tìm kiếm dựa trên Entity SEO

Vào năm 2015, Google đã từng công bố xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa theo số liệu từ Entity. Với công bố đó, việc xếp hạng tìm kiếm từ Entity sẽ thông qua các yếu tố như:

  • Sự liên quan (Relatedness): được xác định dựa trên nhiều Entity của website.

  • Sự đóng góp (Contribution): xác định từ các tín hiệu ở bên ngoài, có thể coi đây là thước đo cho thực thể.

  • Giải thưởng (Prizes): là thước đo của các giải thưởng liên quan với nhau mà một thực thể nhận được.

Khi các yếu tố trên được liên kết với nhau và tìm kiếm. Quá trình Entity SEO sẽ bắt đầu và người dùng thực hiện truy vấn thông tin về thực thể nào đó. Khi đó, Google tiến hành quy trình sau:

  • Xác định sự liên quan các Entity và cho một giá trị.

  • Xác định sự chú ý từ người dùng với Entity đó và cho nó một giá trị.

  • Xác định số liệu đóng góp của Entity và cho giá trị.

  • Xác định mọi giải thưởng từ Entity và cho giá trị.

  • Xác định trọng số dựa vào truy vấn.

  • Google cung cấp thông tin trên SERP sau khi có kết quả xác thực Entity.

10 Cách tối ưu Entity SEO cho website mang lại hiệu quả nhất

Vậy cách tối ưu SEO Entity như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Bạn có thể sử dụng các dịch vụ Entity SEO hoặc có thể áp dụng 10 cách tự tối ưu sau đây:

Bạn có nhận thấy rằng, các thương hiệu lớn khi xây dựng website đều tuân theo các tiêu chí như:

  • Có tài khoản trên nền tảng Social.

  • Content chủ đạo luôn có yếu tố thương hiệu.

  • Logo

  • Tài khoản AdWords

  • Domain

  • Liên kết tài khoản social đến website.

Hãy chú trọng thương hiệu của bạn với các yếu tố như Domain, Logo và Maps. Các yếu tố này sẽ giúp đẩy mạnh độ nhận dạng thương hiệu cho doanh nghiệp tốt hơn.

Những nội dung content giống nhau không còn phù hợp với tiêu chí của Google nữa. Thay vào đó, SEOer cần đầu tư vào những nội dung chi tiết, có chiều sâu và nhất là phải đủ mới lạ. Phương pháp xây dựng nội dung theo cụm chủ đề sẽ tạo content xây quanh chỉ một chủ đề duy nhất nhưng lại bao quát nhiều thông tin cần thiết cho người dùng.

Google Natural Language API là nền tảng hỗ trợ SEOer tìm kiếm, nghiên cứu các Entity trong một nội dung SEO của website. Dựa vào nền tảng này, bạn có thể kiểm tra các Entity từ nội dung của mình sẽ được Google hiểu như thế nào trên trang. Và từ đó bạn cũng sẽ đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho nội dung của mình tốt hơn.

Để trải nghiệm Google Natural Language API bạn cần truy cập vào link:  cloud.google.com/natural-language

Tại đây bạn thực hiện các bước đăng ký và trải nghiệm trực tiếp bằng cách coppy một đoạn văn bản vào đây và xem Google đánh dấu các entity có trong đoạn văn đó.

Dưới đây là hình minh họa bài viết mẫu trên Google, bạn có thể tham khảo:

Google tìm những Entity có trong đoạn content được dán vào
Google tìm những Entity có trong đoạn content được dán vào

Google có thể nhận diện các khái niệm, nơi chốn, con người, thương hiệu và các thông tin nhỏ khác.

Google Natural Language API có thể nhận diện được các khái niệm, nơi chốn, thương hiệu, con người...
Google Natural Language API có thể nhận diện được các khái niệm, nơi chốn, thương hiệu, con người...

Trong đó:

  • Sentiment: là (cảm nghĩ) về mỗi Entity, cho biết bạn đang viết Entity đó trong ngữ cảnh nào, tiêu cực hay tích cực.
  • Salience: có giá trị từ 0 đến 1, cho biết mức độ quan trọng của Entity đó trong ngữ cách bài viết của bạn.

Content website của bạn cần phải dễ đọc và trên hết là mang lại giá trị thực sự. Hãy ưu tiên tạo nội dung có nhiều headline, table, đánh số thứ tự, gạch đầu dòng… những chi tiết nhỏ này sẽ giúp nội dung mà bạn diễn đạt tốt hơn, người xem dễ hiểu hơn.

Một cấu trúc content càng dễ hiểu, càng “chuẩn” bao nhiêu thì Google sẽ nắm rõ nội dung trong đó tốt hơn. Một bài viết mang lại giá trị cho người đọc, nội dung mới và hướng đến cộng đồng sẽ luôn là tiêu chí hàng đầu để Google xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

SERPS là nguồn nghiên cứu nội dung được nhiều người tìm kiếm nhất Google. Nhờ vào công cụ này, bạn có thể tối ưu content thông qua số liệu. SERPS cũng tương tự như nghiên cứu từ khóa cho chủ đề của bạn. Một vài thông tin bạn có thể tham khảo như: Knowledge graph hoặc People also ask…

Bạn có thể tham khảo mục "Mọi người cũng hỏi" và sử dụng những câu hỏi này để xây dựng content giải đáp các vấn đề của người dùng.

Tham khảo mục "Mọi người cũng hỏi" để xây dựng content
Tham khảo mục "Mọi người cũng hỏi" để xây dựng content 

Bạn cũng có thể lấy ý tưởng từ "Searches relates" ở cuối trang để xây dựng nội dung content cho trang web của mình.

Lấy ý tưởng từ "Searches relates" ở cuối trang để xây dựng nội dung content cho trang web của mình
Tham khảo ý tưởng từ "Searches relates" ở cuối trang để xây dựng nội dung content cho trang web của mình

Schema và schema json-Id là code giúp website thông báo đến Google kiểu như “Website này là social profile của thương hiệu”. Gợi ý là bạn có thể thêm tag khi chèn structured data vào trang để Google hiểu mối quan hệ giữa các Entity SEO tốt hơn.

Schema
Schema

Bạn cần biết xuất phát điểm của người dùng từ giai đoạn nào đên giai đoạn nào trong hành trình tìm kiếm để viết content.

Tối ưu hành trình tìm kiếm của người dùng
Tối ưu hành trình tìm kiếm của người dùng

Mỗi khi người dùng truy vấn hay tìm kiếm với từ khóa thì hãy đảm bảo nội dung của bạn luôn có phần quá khứ và tương lai. Đầu tiên, hãy hỏi người dùng xem họ đã tìm kiếm những bước nào trước và bước tiếp theo là gì. Cuối cùng là đặt thêm link một vài bài viết khác có liên quan để người dùng tìm hiểu thêm.

Luôn đảm bảo nội dung vào thông tin bài viết có đáp ứng người dùng không. Bạn có thể phân loại nội dung theo: cung cấp thông tin, thương mại, điều hướng, giao dịch. Nội dung bài viết đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm sẽ giúp website có “uy tín” trong mắt người dùng hơn.

Mục đích tìm kiếm của người dùng được phân thành 4 loại
Mục đích tìm kiếm của người dùng được phân thành 4 loại

Top 5 bài viết đứng đầu kết quả tìm kiếm thường chứa các thông tin đáp ứng đủ Entity SEO lẫn có nội dung “chất lượng” hơn. Các bài viết top đầu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để bạn tham khảo đấy.

Cải thiện về tỷ lệ nhấp chuột (CTR) thường liên quan đến thứ hạng website trên Google. Hãy thường xuyên kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột vào từng truy vấn từ khóa, các nội dung trên website, update lại nội dung cũ, cải thiện lại nội dung sẽ giúp bạn nâng cao thứ hạng cho website mình đấy!

Cải thiện tỷ lệ nhấp chuột
Cải thiện tỷ lệ nhấp chuột

Trên đây là những cập nhật mới nhất về Entity SEO. Nếu nắm rõ về Entity SEO, SEOer sẽ có cơ hội tiếp cận và phát huy Digital Marketing mới với sự thay đổi của Google. Gofiber hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi xây dựng nội dung website.

>> Bạn có thể thể tham khảo thêm: Hướng dẫn 15 cách tối ưu SEO cho WordPress giúp site dễ lên TOP

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!