Trong lập trình, framework là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên với những ai mới vào nghề, cái tên này vẫn còn chưa thực sự được biết đến quá nhiều. Vậy framework là gì? Công cụ này có vai trò như thế nào trong lập trình, xây dựng ứng dụng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gofiber để biết được đáp án chính xác bạn nhé!
Framework là gì?
Trong công nghệ thông tin, framework được hiểu là tập hợp, là nơi lưu trữ phần mềm, các trình biên dịch, diễn dịch hay API nhằm cung cấp một nền móng cơ bản, ban đầu. Từ đó giúp việc lập trình được diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.
Nói cách khác, framework giống như một thiết kế thô, có sẵn những yếu tố chung nhất, cơ bản nhất. Theo đó, người lập trình có thể thiết kế, bổ sung thêm những tính năng theo ý muốn, kế hoạch của mình. Framework giúp công việc lập trình từ phức tạp thành đơn giản, tiết kiệm thời gian, tài nguyên hiệu quả.
Các thành phần của framework
Framework được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là thư viện, mô hình thiết kế và các công cụ hỗ trợ. Cụ thể:
Thư viện
Trong framework, thư viện là các code có thể sử dụng để thực hiện những chức năng cụ thể. Nó là tập hợp những hàm, đối tượng và class có thể sử dụng trong ứng dụng của bạn. Tại thư viện framework, bạn có thể gọi một hàm và đưa ra các tham số. Lúc này thư viện sẽ tiến hành xử lý và về quyền điều khiển cho bạn.
Mô hình thiết kế
Framework là nơi sở hữu rất nhiều mô hình thiết kế khác nhau, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Trong đó, tùy thuộc vào nhu cầu lập trình hay loại ngôn ngữ mà bạn có thể lựa chọn mô hình thiết kế phù hợp tại framework. Từ thiết kế website hay xây dựng ứng dụng,... framework đều sở hữu đầy đủ.
Công cụ hỗ trợ
Tại framework, ngoài thư viện và những mô hình thiết kế nó còn bao gồm cả các công cụ hỗ trợ. Những công cụ này giúp công việc lập trình trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn. Từ đó bạn có thể thỏa sức xây dựng, sáng tạo ứng dụng của riêng mình và luôn được song hành bởi các công cụ hỗ trợ.
Các loại framework
Dựa vào từng đối tượng, framework được chia thành 4 loại phổ biến:
-
Framework phía server: Là tổng hợp framework hỗ trợ lập trình được sử dụng riêng đối với các thiết bị máy chủ.
-
Framework phía client: Là những framework hỗ trợ lập trình trong xây dựng các ứng dụng quan hệ khách hàng.
-
Framework web: Là tập hợp những framework phục vụ trong xây dựng website
-
Framework ứng dụng di động: Là những framework sử dụng và dành riêng trong xây dựng các ứng dụng di động
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng framework
Xây dựng và phát triển phần mềm là quá trình phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức cùng thử nghiệm. Nhờ sự ra đời của framework, công việc của developer sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng framework mang đến cả những ưu và nhược điểm, có thể kể đến như:
Ưu điểm
Framework được coi là công cụ hữu ích trong lập trình, mang lại những ưu điểm vượt trội:
-
Tiết kiệm thời gian, công sức xây dựng nền móng ứng dụng ban đầu do những cấu trúc cơ bản đã được phát triển và tích hợp.
-
Việc chỉnh sửa, cải tiến và sáng tạo thông qua các tính năng có sẵn khi xây dựng ứng dụng hay website
-
Tính bảo mật cao, chất lượng đảm bảo và code an toàn hơn, hạn chế code trùng lặp hay dư thừa, ít xảy ra lỗi khi code
-
Hỗ trợ quá trình làm việc trên các công nghệ phức tạp trở nên dễ dàng hơn, chức năng được cải tiến liên tục
-
Một số phân đoạn code hay chức năng được xây dựng và thử nghiệm trước nên đảm bảo độ an toàn, tin cậy
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên, nhược điểm của framework là gì? Dưới đây là tổng hợp những hạn chế từ việc sử dụng framework:
-
Framework có kích thước khá lớn, chính vì thế mà công cụ không phù hợp trong việc phát triển các ứng dụng nhỏ
-
Tất cả các lỗi hay vấn đề bảo mật có liên quan đến framework đều ảnh hưởng trực tiếp đến ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng framework đó
-
Với mỗi framework đều tồn tại những giới hạn, quy tắc nhất định, vì thế việc sửa đổi cấu trúc cốt lõi của framework là không thể
-
Xuất phát từ tính có sẵn mà không ít cá nhân lợi dụng để tìm ra các lỗ hổng, điểm yếu của framework
-
Việc làm chủ framework đòi hỏi lập trình viên cần bỏ ra không ít thời gian và công sức
Tầm quan trọng của framework trong lập trình
Trong lập trình, framework được coi là công cụ hỗ trợ đặc biệt, có vai trò quan trọng giúp người lập trình:
-
Đơn giản hóa quá trình thiết kế, xây dựng giao diện, tiết kiệm thời gian và công sức
-
Giảm thiểu, loại bỏ các nhiệm vụ lặp đi lặp lại
-
Tăng tính linh hoạt của ứng dụng, tái sử dụng lại mã code
-
Đơn giản hóa, hỗ trợ hiệu quả trong việc sử dụng các công nghệ mới và phức tạp
-
Dễ dàng kiểm tra, gỡ lỗi mã cả trong trường hợp không tham gia vào dự án đó
-
Liên kết đồng loạt các đối tượng, thành phần riêng biệt để thành một hệ thống hữu ích trong lập trình
Tóm lại framework chính là giải pháp tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình lập trình hiệu quả. Dù là lĩnh vực nào, công cụ cũng có thể hỗ trợ tối đa đối với người lập trình viên.
Một số ví dụ về các framework phổ biến
Hiện nay có rất nhiều framework được sử dụng trong lập trình, phát triển ứng dụng. Dưới đây là tổng hợp 5 cái tên được sử dụng phổ biến nhất:
Laravel
Là framework dựa trên PHP, Laravel có thể mang lại giá trị tối đa với mức chi phí thấp nhất. Đây được coi là framework PHP mạnh mẽ nhất với nền tảng chuẩn hóa và đầy đủ tính năng để phát triển các ứng dụng PHP với hiệu suất cao.
Ngay từ lần cài đặt đầu tiên, framework cung cấp mọi thứ từ ORM (Object Relational Mapping) đến Middleware, Caching, Security và Session Management . Hơn nữa, framework có cú pháp thanh lịch, phù hợp để phát triển ứng dụng nhanh chóng, rất dễ hiểu và dễ sử dụng.
Ruby on Rails
Phổ biến từ những năm 2000, Ruby on Rails vẫn luôn giữ vị trí tiên phong trong nhiều dự án phát triển web. Trải qua thời gian dài tồn tại, framework này luôn không ngừng đổi mới, trở thành framework phổ biến.
Rails bao gồm mọi điều bạn đàn tìm kiếm: Từ ORM đến di chuyển cơ sở dữ liệu, Middleware, Caching (bộ nhớ đệm) hay Security (bảo mật). Với những lợi thế này, có thể hiểu rằng tại sao Ruby on Rails là công nghệ được sử dụng rộng rãi trong toàn ngành IT.
AngularJS
Angular JS là một framework được xây dựng dựa trên Typescript, giúp việc xây dựng ứng dụng web trở nên dễ dàng hơn. Framework này được sử dụng trong nhiều ứng dụng công khai và các trang web như Google Cloud Platform và AdWords cùng nhiều ứng dụng nội bộ của Google.
Là ứng dụng được kế thừa từ framework JavaScript AngularJS, Angular JS phổ biến với nhiều tính năng hiện đại. Framework này cũng mang đến nhiều tích hợp từ bên thứ ba để cung cấp nhiều tính năng bổ sung khác để thực hiện nhiều dự án phát triển lớn.
ReactJS
Theo nhiều chuyên gia, ReactJS không phải là một framework. Đây được biết đến như một thư viện front-end để hỗ trợ và tạo ra các chức năng cho các dự án. Tuy nhiên, ReactJS vẫn là cái tên được ưa chuộng trong xây dựng và phát triển ứng dụng.
Nhờ sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Facebook, hiện nay ReactJS đang là một công nghệ front-end dàng đầu với cộng đồng người sử dụng vô cùng lớn. Với thiết kế dựa trên components, React mong muốn tối đa hóa cơ hội tái sử dụng, hướng đến sự đơn giản cùng các nguyên tắc mạnh mẽ.
Ngoài ra, ReactJS còn ra mắt DOM ảo để cải thiện hiệu suất, giúp nó trở thành framework có hiệu quả cao. Từ đó trở thành cái tên được nhiều lập trình viên “săn đón”, lựa chọn.
Django
Đây là framework web mã nguồn mở miễn phí được viết bằng Python, được xây dựng bởi đội nhóm lập trình viên giàu kinh nghiệm. Theo đó, Django sẽ chịu trách nhiệm phát triển web để nhà phát triển tập trung vào việc viết ứng dụng.
So với nhiều framework khác, Django có ưu thế trong việc phát triển ý tưởng thành dự án nhanh chóng, hiệu quả. Nó giúp giảm số lượng code, đơn giản hóa việc tạo ứng dụng cho web. Từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển.
Có thể kể đến một số trang web được phát triển bằng Django như: Instagram, Disqus, Mozilla, Pinterest.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng framework
Framework là công cụ hỗ trợ lập trình hữu ích mà bất kỳ lập trình viên nào cũng nên nắm được. Tuy nhiên, để sử dụng framework mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên lưu ý:
Cần hiểu rõ về cách thức hoạt động của framework
Mỗi framework sẽ có những cách thức hoạt động khác nhau, nó đồng nghĩa rằng sẽ dành cho những dự án khác nhau. Chính vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn framework, bạn cần nắm bắt được cách thức hoạt động, đặc điểm của nó. Như vậy mới có thể lựa chọn đúng và sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Cần chọn framework phù hợp
Trước khi xây dựng dự án, bản thân người lập trình cần xác định được mục đích cũng như yêu cầu của dự án. Thông qua đó, bạn sẽ tìm đến được những framework có cùng mục đích, phù hợp với yêu cầu của dự án đó.
Cần cập nhật và nâng cấp framework thường xuyên
Trên thực tế, công nghệ luôn luôn không ngừng thay đổi nên rất dễ rơi vào lạc hậu và bị thế chỗ bởi những cái mới. Và framework cũng không phải ngoại lệ, nó đòi hỏi bạn cần thường xuyên cập nhật, nâng cấp framework. Điều này giúp đảm bảo nâng cao tính bảo mật cũng như độ tin cậy của ứng dụng mà bạn đang xây dựng, phát triển.
Như vậy, có thể thấy rằng framework là công cụ, nền tảng phát triển ứng dụng phổ biến, hiệu quả. Tuy nhiên, nó đòi hỏi người dùng cần có kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp công việc lập trình, phát triển ứng dụng trở nên đơn giản, tiết kiệm hơn bao giờ hết.