Port là gì? Công dụng và các loại Port phổ biến hiện nay

Thứ Sáu, 7/14/2023, 9:17:11 AM
"Port là gì?" có lẽ là thuật ngữ còn khá lạ lẫm đối với những người không làm trong ngành công nghệ. Cùng tìm hiểu thuật ngữ này ngay trong bài viết này nhé.

Trong mảng máy tính thì port được biết đến khá rộng rãi và quen thuộc. Tuy nhiên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cơ bản cho những người chưa hiểu rõ về port là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây. 

Port là gì?

Port là giao thức bit 16 đứng đầu (được gắn vào phần đầu header) của mỗi gói tin trong giao thức TCP, UDP hay còn gọi là cổng port - nơi quy định các tập dữ liệu riêng biệt. Bên cạnh đó, port còn là một dạng thuật toán đã được định sẵn và mỗi máy tính cần phải có thì mới có thể nhận và gửi các gói tin đi được.

Khi hoạt động, port cũng được quy đổi giống với số bit của bất kỳ một mã dữ liệu nào đó. Đơn giản thì đây giống như cánh cổng có quyền cho vào hay không với các dữ liệu muốn ra vào trong hệ thống máy tính của bạn.

Tìm hiểu khái niệm port là gì?
Tìm hiểu khái niệm Port là gì?

Hơn nữa, bạn cần 1 địa chỉ IP để xác định được một máy trong một mạng. Tuy nhiên, nếu chúng chạy cùng nhiều dịch vụ khác nhau thì phải cần đến port để phân biệt được chúng.

Ví dụ như:

Server A chạy dịch vụ website, DNS và FTP server và có địa chỉ IP là 211.446.026.16. Khi máy tính khác muốn truy cập server A thì đến địa chỉ IP hoặc tên miền của máy chủ A. Nhưng cần phải biết port để đi đúng đích đến là website A thay vì đi sai đến DNS hay FTP của A. Lúc này, gói tin gửi đi có IP là 211.446.026.16 kèm địa chỉ port là 80.

Tương tự, máy B muốn đến FTP của A thì lúc này địa chỉ IP vẫn không thay đổi nhưng port sẽ là 21. Máy C muốn truy cập vào DNS của A thì địa chỉ IP vẫn không thay đổi nhưng port sẽ là 53. Thực tế, các ứng dụng thường ẩn port để giảm sự phức tạp của giao thức TCP/IP.

Những chức năng của cổng Port là gì?

Dưới đây là những công dụng cơ bản của port:

Giúp chọn lọc tin

Port sử dụng thuật toán của mình để quy định tập tin nào được phép đi vào máy và tập tin nào được phép xuất ra khỏi máy. Port kiểm tra khớp cổng bit để giúp người dùng kiểm soát và chọn lọc đâu là tập tin an toàn và đâu là tập tin nguy hại, từ đó có thể từ chối quyền truy cập.

Có khả năng bảo vệ xâm nhập có hại cho máy tính

Port còn có khả năng chống lại những xâm nhập có hại cho hệ thống máy tính của người dùng. Với các chức năng bảo vệ thiết bị như:

  • Phát hiện và đồng thời cảnh báo với hệ thống máy tính khi xuất hiện tập tin gây nhiễu, chứa virus

  • Port được phép thực hiện loại bỏ ngay lập tức với thông tin không an toàn. 

Vì vậy, port được coi là chìa khóa kiểm định mọi dữ liệu trước khi nó có cơ hội đi vào chương trình máy tính.

Port lọc các gói tin độc hại, bảo vệ máy tính
Port lọc các gói tin độc hại, bảo vệ máy tính

Địa chỉ nhận diện tập tin, dữ liệu

Khi bạn thực hiện đăng ký port trên thiết bị, nó sẽ hỗ trợ các tập tin hoặc dữ liệu khác được đưa vào đúng cổng port và trùng với bit của tập tin.

Những loại Port phổ biến hiện nay

Có tất cả 65535 Port được chia ra làm 3 phần như sau:

Well Known Port (WKP)

Đây là địa chỉ của hầu hết của port đã được đăng ký tại IANA. Bao gồm các port có địa chỉ từ 0 đến 1023. Chúng được giữ cho các ứng dụng phổ biến như port 80 (web), port 25 (mall), port 21 (FTP)...

Cổng port của giao thức FTP là cổng 21
Cổng port của giao thức FTP là cổng 21

Registered Port (RP)

Registered Port được gọi là các cổng đăng ký, có số từ 1024 đến 49151 được sử dụng bởi các giao thức TCP và UDP. Các dịch vụ sử dụng các port trong tầm số này đã được IANA quản lý để giảm thiểu việc sử dụng trùng lặp.

Ngoài ra, chỉ có các nhà phát triển dịch vụ TCP/UDP mới có thể chọn 1 số mới trong khoảng từ 1024 đến 49151 để đăng ký với IANA.

Dynamic/Private Port (D/PP)

Với các port động (dynamic), port riêng (private) hay port tạm (ephemeral) bắt đầu từ số 49152 đến 65535. Các port này IANA không quản lý cũng như không giới hạn việc sử dụng của người dùng. Vì vậy, khi cần truyền trên nhiều socket khác nhau thì các dịch vụ có thể chọn 1 hoặc 1 vài port ngẫu nhiên miễn phí trong tầm số này.

Các loại port phổ biến hiện nay
Các loại port phổ biến hiện nay

Các loại port cơ bản có mức độ thông dụng cao

Dưới đây là 19 cổng (port) cơ bản và phổ biến mà bạn nên biết:

  • 161 – TCP UDP – SNMP.

  • 143 – TCP UDP – Internet Message Access Protocol (IMAP) Mail Server: Giao thức này cho phép người dùng nhận thông báo Internet và cho phép sử dụng từ xa. Các thông báo sẽ được giữ ở server cho người dùng truy cập trực tuyến, online hoặc offline đều được. 

  • 130 – TCP UDP – Cisco FNATIVE.

  • 119 – TCP UDP – Network News Transfer Protocol: Người dùng kết nối với các server về tin tức thông qua cổng 119.

  • 110 – TCP UDP – Post Office Protocol (POP) Version 3: Người dùng truy cập theo đường POP3 (giao thức cơ quan bưu điện) hau IMAP4 (giao thức truy nhập thông báo Internet). POP3 là đường dẫn tốt nhất để truy cập hòm thư.

  • 88: TCP - Trivial File Transfer Protocol (TFTP).

  • 81: Khi người dùng nhập địa chỉ IP hay HostName của bạn trên bộ duyệt, thì bộ duyệt sẽ quan sát địa chỉ IP trên cổng 80. Trong trường hợp cổng 80 bị tắc nghẽn thì cổng 81 được sử dụng thay thế cho một web hosting Việt nam nào đó.

  • 80: Hyper-Text Transfer Protocol (HTTP): khi người dùng sử dụng địa chỉ IP hay truy cập vào tên miền của bạn, bộ duyệt sẽ giám sát địa chỉ IP trên cổng mặc định dành cho website là cổng 80.

  • 66: TCP - Oracle SQLNET.

  • 50: TCP - Remote Mail Checking Protocol (RMCP).

  • 46: TCP - Message Processing Module (send).

  • 45: TCP - Message Processing Module (receive).

  • 42: TCP - Host Name Server - Microsoft WINS.

  • 38: TCP - Route Access Protocol (RAP).

  • 25: TCP - Simple Mail Transfer Protocol (SMTP mail): Khi có thư được gửi tới server SMTP của bạn, chúng sẽ đi vào thông qua cổng 25.

  • 23: TCP - Telnet: là cổng dành cho người dùng Telnet kết nối tới người phục vụ của bạn. Cổng này cũng có thể sử dụng để kiểm tra công tác dịch vụ ở các cổng khác.

  • 22: TCP/UDP - SSH Remote Login Protocol: Cổng 22 được sử dụng cho người dùng SSH kết mới tới người phục vụ bạn

  • 21: TCP - File Transfer - FTP control: Sử dụng cổng port 21 khi có máy tính A muốn kết nối với dịch vụ FTP của máy tính bạn, máy A đó phải thêm cổng port và tìm kết nối đến cổng 21. Khi đầu bit khớp với cổng 21 thì sẽ mở cho máy A tới FTP đăng nhập và nối đến server của bạn.

  • 20: TCP - File Transfer - FTP data: Cổng port cho phép upload và download dữ liệu từ server.

Lưu ý:

Các cổng thuộc RP (Registered Ports) và WKP (Well-Known Ports) phải được đăng ký bởi IANA (Internet Assigned Numbers Authority) trước khi được sử dụng.

Đăng ký port phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Đăng ký cổng port cần xem xét các yếu tố nào?
Đăng ký cổng port cần xem xét các yếu tố nào?

Đăng ký cổng (port) phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

  • Tiêu chuẩn quốc tế: Các cổng thuộc danh sách WKP và phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và quy tắc đăng ký được quản lý bởi IANA.

  • Giao thức mạng: Mỗi giao thức mạng có các loại cổng riêng biệt mà các dịch vụ và ứng dụng sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như: giao thức TCP sử dụng cổng TCP và giao thức UDP sử dụng cổng UDP.

  • Quy tắc và chính sách nội bộ: Trong một hệ thống mạng cụ thể thì có thể áp dụng các quy tắc và chính sách nội bộ để quản lý việc đăng ký cổng.

  • Thông số ổ cứng máy tính: Đôi khi sẽ tác động đến việc lựa chọn cổng port nên bạn cũng cần phải cân nhắc. Loại port và số lượng port sẽ được sử dụng tùy thuộc vào dữ liệu ổ cứng của máy tính.

  • Dung lượng chứa tập tin: Mỗi cổng port riêng biệt có sự phù hợp với nguồn dữ liệu, số liệu về dung lượng và dạng tập tin. Do đó, nếu muốn đăng ký port, bạn nên dựa vào 2 yếu tố:

    • Loại tập tin mà máy tính của bạn đang hỗ trợ.

    • Thông số kho lưu trữ dữ liệu.

Qua bài viết trên, Gofiber đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về port là gì. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu rõ về thiết bị của mình và chọn được một cổng port phù hợp.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!