Product cost là gì?
Có bao giờ bạn thắc mắc product cost là gì mà lại khiến dân kinh doanh cực kỳ quan tâm đến như vậy?
Khái niệm product cost - Giá thành sản phẩm
Product cost hay còn gọi là giá thành sản phẩm, nó đề cập đến chi phí phát sinh để tạo ra một sản phẩm nào đó. Những chi phí này cụ thể sẽ bao gồm nguồn lao động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, vật tư sản xuất tiêu hao và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất sản phẩm cũng được coi là chi phí lao động cần thiết để mang lại dịch vụ cho khách hàng.
Bên cạnh đó, còn một trường hợp thứ hai là product cost gồm các chi phí liên quan đến dịch vụ. Các chi phí trong trường hợp này bao gồm như: phí bồi thường, lợi ích nhân viên và thuế.
Các loại product cost là gì?
Như đã nói ở trên, product cost là chi phí phát sinh để sản xuất một sản phẩm nhằm bán cho khách hàng. Thế nhưng, có nhiều loại product cost khác nhau, vậy những loại product cost là gì? Thực tế, giá thành của một sản phẩm sẽ được chia thành các loại như sau:
-
Nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm nguyên vật liệu mua trực tiếp để đưa vào sản xuất sản phẩm. Ví dụ: tinh dầu tràm trà để sản xuất viên nén xông hơi là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với nhà sản xuất dược phẩm.
-
Lực lượng lao động trực tiếp: bao gồm phí về tiền lương, phúc lợi và bảo hiểm được trả cho người lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hóa. Ví dụ: các công nhân trên dây chuyền lắp ráp ô tô.
-
Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí gián tiếp liên quan đến nhà máy phát sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm. Chi phí sản xuất chung sẽ bao gồm:
-
Lực lượng lao động gián tiếp: bao gồm chi phí tiền lương cho lao động không trực tiếp tham gia vào sản xuất, như nhân viên bảo vệ, giám sát viên, công nhân đảm bảo chất lượng nhà máy.
-
Vật liệu gián tiếp: là các vật liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất nhưng không truy nguyên trực tiếp vào sản phẩm. Ví dụ: băng keo, dụng cụ tẩy rửa, dầu… được phân làm vật liệu gián tiếp vì khó xác định nó thuộc chi phí để đưa vào sản xuất.
-
Các chi phí khác: ví dụ như thuê nhà xưởng, điện nước, bảo hiểm, giấy phép hoạt động, giấy đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ…
Mối quan hệ giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất (Product Cost & Cost of Production)
Chi phí cho sản xuất và giá thành sản phẩm đều phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để quá trình sản xuất được hoạt động. Nếu chi phí sản xuất bị giới hạn về chu kỳ, thời gian hoàn thành thì giá thành sản phẩm bị giới hạn về số lượng, kết quả hoàn thành.
Theo đó, chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để xác định giá sản phẩm. Còn giá sản phẩm là thước đo chính xác nhất để chi phí sản xuất bỏ ra là bao nhiêu khi hoàn thành lượng sản phẩm nào đó.
Ý nghĩa của product cost là gì?
Chi phí sản phẩm xuất hiện trong mọi báo cáo tài chính, bởi nó gồm chi phí sản xuất chung theo yêu cầu của GAAP và IFRS. Tuy nhiên, phía nhà quản lý có thể thay đổi đôi chút chi phí product cost để loại bỏ một vài thành phần chi phí chung khi đưa ra quyết định về giá bán và sản xuất.
Khi doanh nghiệp tính đúng về product cost là gì, thì nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình xác định giá bán sản phẩm. Tránh tình trạng bán hàng nhưng không đủ thu hồi vốn, không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, xác định product cost hợp lý còn giúp doanh nghiệp tính tiền thuế đủ cho Nhà nước.
Cách xác định giá thành sản phẩm
Vậy làm cách nào để tính toán giá thành sản phẩm? Cách tính product cost là gì và làm sao để dễ hiểu nhất? Dưới đây là một số phương pháp tính product cost với ví dụ kèm theo.
1. Phương pháp trực tiếp
Phương pháp tính product cost trực tiếp dành cho doanh nghiệp sản xuất đơn giản và mặt hàng sản xuất ít, sản xuất nhiều và chu kỳ sản xuất ngắn.
CÔNG THỨC:
Tổng giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất trong kỳ - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
2. Phương pháp hệ số
Cách tính product cost là gì trong hệ số áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động cố định. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất lại có lượng sản phẩm chênh lệch. Vì thế, chi phí sẽ tập hợp chung cho cả quy trình sản xuất thay vì cho từng mục sản phẩm.
CÔNG THỨC
Giá thành (đơn vị) cho sản phẩm theo tiêu chuẩn = Tổng giá của tất cả sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
Trong đó:
Số sản phẩm chuẩn = Số sản phẩm của từng loại x hệ số quy đổi của từng loại.
Ở hệ số quy đổi, doanh nghiệp cần xác định từng mục sản phẩm trên một loại sản phẩm. Thông thường, hệ số quy ước chuẩn là 1.
Tổng giá của sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn x Giá đơn vị sản phẩm theo tiêu chuẩn.
3. Phương pháp tỷ lệ
Tính product cost theo tỷ lệ (định mức) dành cho doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất ổn định.
CÔNG THỨC:
Giá sản phẩm thực tế = Giá định mức đơn vị sản phẩm từng loại x tỷ lệ chi phí
Trong đó:
Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá sản xuất thực tế của sản phẩm / tổng giá sản xuất định mức sản phẩm) x 100
4. Phương pháp phân bước
Tính giá thành sản phẩm theo phân sẽ dành cho doanh nghiệp có quá trình sản xuất ở nhiều bộ phận, có nhiều giai đoạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhu cầu lớn về bán nửa thành phẩm ra ngoài hay hạch toán quản toán quản lý cao giữa các giai đoạn cũng cần áp dụng phương pháp phân bước.
CÔNG THỨC
Giá thành phẩm hoàn toàn trong kỳ = Giá sản phẩm GĐ 1 + Giá sản phẩm GĐ 2 +...+ Giá sản phẩm GĐ n.
5. Tính theo đơn đặt hàng
Vậy product cost là gì nếu tính theo đơn đặt hàng? Phương pháp tính theo đơn đặt hàng dành cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Tức là giá thành sẽ tính theo từng đơn và tổ chức kế toán chi phí cũng chi tiết theo từng đơn.
CÔNG THỨC:
Giá từng đơn hàng = tổng nguyên liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí cho sản xuất chung (từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc đơn hàng).
6. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Cuối cùng, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ trong product cost là gì? Phương pháp này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, họ còn thu thêm các sản phẩm phụ. Chẳng hạn như công ty chiết xuất dược liệu, ngoài các dược chất chiết xuất thì họ còn tạo phần phụ là lớp “xác” dược liệu thừa.
CÔNG THỨC
Tổng giá sản phẩm chính = Giá sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị của sản phẩm phụ (ước tính) - Giá trị sản phẩm chính dở dang vào cuối kỳ.
Ví dụ chung về giá thành sản phẩm
Dưới đây là một ví dụ về product cost là gì cơ bản:
Công ty XYZ là nhà sản xuất bàn:
-
Vật liệu trực tiếp: gỗ, thép, đá (được dùng để tạo ra bàn).
-
Nguồn lao động trực tiếp: tiền lương, thưởng, bảo hiểm cho thợ mộc, thợ hàn, thợ đá.
-
Chi phí sản xuất chung (vật liệu gián tiếp): đinh, keo… các vật để giữ các bộ phận của bàn lại với nhau.
-
Sản xuất chung (lao động gián tiếp): tiền lương, thưởng và bảo hiểm cho nhân viên bảo vệ.
-
Chi phí sản xuất chung khác: tiền thuê nhà xưởng, chi phí máy móc, sửa chữa, phòng cháy chữa cháy…
Ở ví dụ công ty làm bàn trên, nếu sản xuất 1000 chiếc bàn/ tháng, công ty sẽ phải bỏ chi phí là:
-
300.000.000 đồng tiền gỗ, thép, đá.
-
20.000.000 đồng tiền lương thợ mộc, 15.000.000 đồng tiền lương thợ đá, 15.000.000 đồng thợ hàn, 10.000.000.000 đồng nhân viên bảo vệ.
-
15.000.000 đồng tiền đinh và keo.
-
5.000.000 đồng tiền thuê xưởng và máy móc của xưởng.
Tổng chi phí sản phẩm = 300.000.000 + 20.000.000 + 15.000.000 + 15.000.000 + 15.000.000 + 10.000.000 + 5.000.000 = 380.000.000 đồng.
Vì thế, công ty XYZ phải chịu tổng chi phí là 380.000.000 đồng để sản xuất 1000 chiếc bàn. Mỗi chiếc bàn phải có giá trị là 3.800.000 đồng.
Trên đây là các kiến thức xoay quanh product cost là gì và cách tính giá thành sản phẩm theo nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng với các hướng dẫn ở trên, bạn đã có thêm kiến thức về lĩnh vực này.
>> Xem thêm: Conversion Cost là gì? Các kiến thức về Conversion Cost mà Marketer cần biết