Vertical integration là gì? Ưu nhược điểm và sự khác biệt với Horizontal Integration

Thứ Ba, 7/4/2023, 10:22:36 AM
Vertical integration là gì? vertical integration là chiến lược mà bất kỳ công ty nào cũng nên tìm hiểu về nó. Vậy những kiến thức về vertical integration nào bạn cần biết? Ưu nhược điểm của vertical integration là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức cần thiết về khái niệm này, hãy cùng theo dõi nhé!

Khái niệm về vertical integration

Vertical integration được dịch sang tiếng Việt là Liên kết theo chiều dọc và là chiến lược được một số doanh nghiệp áp dụng cho chính mình. Vậy vertical integration là gì?

Vertical integration là gì?

Vertical integration là một chiến lược cho phép công ty hợp lý hóa các hoạt động của mình bằng cách sở hữu trực tiếp các giai đoạn khác nhau trong cùng một quy trình sản xuất thay vì dựa vào nhà thầu hay nhà cung cấp từ bên ngoài. Cụ thể, liên kết chiều dọc (vertical integration) mang lại lợi ích bằng cách cho phép công ty kiểm soát quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc.

Doanh nghiệp có thể mua lại hoặc thành lập nơi sản xuất, phân phối hay địa điểm bán lẻ riêng mà không cần thuê ngoài. Liên kết chiều dọc có thể gặp rủi ro do đòi hỏi về đầu tư vốn ban đầu rất lớn.

Vertical integration là gì?
Vertical integration là gì?

Đặc điểm vertical integration - liên kết chiều dọc

Đặc điểm của liên kết chiều dọc vertical integration là gì? Liên kết chiều dọc chỉ xảy ra khi một doanh nghiệp đảm nhận quyền kiểm soát một vài bước trong sản xuất sản phẩm/ dịch vụ và chỉ trong một thị trường cụ thể. Nó sẽ liên quan đến việc mua một phần quy trình sản xuất, bán hàng (mà trước đây thuê ngoài) và đưa nó vào nội bộ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quy trình bán hàng và chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu bằng việc mua nguyên liệu thô và kết thúc bằng việc bán sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào bán lẻ hay kết thúc quy trình bán hàng bằng cách mở đại lý, trung tâm dịch vụ...

Các loại vertical integration

Vậy các loại vertical integration là gì? Có một số cách doanh nghiệp có thể đạt “hội nhập theo chiều dọc” và hai loại liên kết chiều dọc phổ biến nhất là liên kết ngược và xuôi.

  • Liên kết ngược: một doanh nghiệp liên kết ngược sẽ chuyển quyền kiểm soát sở hữu đối với sản phẩm/ dịch vụ của mình đến một địa điểm khác trong chuỗi cung ứng (hay quy trình sản xuất). Nghĩa là một nhà bán lẻ sẽ phải mua nơi sản xuất sản phẩm của họ. Chẳng hạn như Amazon đã mở rộng từ nhà bán lẻ online sách đến trở thành nhà sản xuất.

  • Liên kết xuôi: doanh nghiệp mở rộng bằng cách mua và kiểm soát phân phối, cung cấp trực tiếp sản phẩm/ dịch vụ của công ty (kiểm soát quá trình phân phối và bán thành phẩm). Chẳng hạn, một nhà sản xuất bán sản phẩm cho đại lý, người này sẽ bán sản phẩm theo lô nhỏ hơn cho nhà bán lẻ. Nếu nhà sản xuất chọn liên kết xuôi, họ sẽ xem mình như một nhà bán lẻ, có cửa hàng riêng và bán trực tiếp cho khách hàng.

    Liên kết ngược và liên kết xuôi là hai loại Vertical integration phổ biến
    Liên kết ngược và liên kết xuôi là hai loại Vertical integration phổ biến

Những ưu nhược của liên kết chiều dọc (vertical integration)

Liên kết theo chiều dọc của thể giúp một công ty giảm chi phí nhưng hiệu quả bán hàng lại nâng cao. Tuy nhiên, nếu thực hiện chiến lược này kém, vertical integration có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp.

Ưu điểm

  • Mục tiêu chính của vertical integration là gì? Đó là giành quyền kiểm soát tốt đối với chuỗi cung ứng và quy trình sản xuất. Khi vertical integration được thực hiện tốt, nó sẽ làm chi phí sản xuất thấp hơn.

  • Liên kết theo chiều dọc vừa có thể làm chi phí vận chuyển giảm đi và thời gian quay vòng nhỏ hơn. Khâu hậu cần giảm hơn nếu như toàn bộ quy trình được quản lý trong nội bộ. Điều này làm cho sản phẩm có chất lượng cao hơn vì doanh nghiệp trực tiếp kiểm soát nguồn nguyên liệu thô.

  • Các doanh nghiệp đôi khi có thể thấy mình bị phụ thuộc vào nhà cung cấp lớn. Nhưng khi hội nhập theo chiều dọc, doanh nghiệp có cơ hội vượt qua được các doanh nghiệp độc quyền. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu được thông tin chi tiết từ nhà bán lẻ về mặt hàng nào đang bán chạy, mặt hàng nào không. Thông tin đó sẽ rất hữu ích cho việc sản xuất và phát triển sản phẩm sau này.

    Các ưu điểm của liên kết chiều dọc
    Các ưu điểm của liên kết chiều dọc

Nhược điểm

Để doanh nghiệp có thể thực hiện vertical integration được, doanh nghiệp sẽ cần một quá trình lâu dài và sự hỗ trợ từ nhiều bên khác. Bên cạnh đó, chi phí vốn trả trước lớn cũng là yếu tố ảnh hưởng không ít đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần phải bỏ một số chi phí cho việc phát triển hệ thống mới hay hiện có, đảm bảo nhân viên đã được đào tạo trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Doanh nghiệp cũng phải “hy sinh” một số quy trình hay sản phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cũng đứng trước nguy cơ mất cơ hội thu được kiến thức mới qua các nhà cung cấp bên ngoài. Liên kết theo chiều dọc đôi khi sẽ cần làm một số công tác xã hội. Nhưng nếu doanh nghiệp không biết cách kiểm soát sẽ dễ dẫn đến mất tập trung vào mục tiêu ban đầu (hoặc cuối cùng). Ngoài ra, một số khách hàng trung thành có thể không ủng hộ văn hóa của nhà sản xuất khi họ thay đổi.

Một số nhược điểm của Vertical integration
Một số nhược điểm của Vertical integration

Sự khác biệt giữa vertical integration và horizontal integration

Vertical integration và horizontal integration là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp. Dưới đây là sự khác biệt giữa chúng:

Vertical integration

Horizontal integration


  • Liên quan đến việc mua lại một thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đó. Liên kết dọc sẽ giúp giảm chi phí và kiểm soát sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn. Cuối cùng là làm tăng lợi nhuận của công ty.

  • Kéo dài doanh nghiệp theo một quy trình duy nhất.


  • Liên quan đến việc mua lại đối thủ cạnh tranh hay hoạt động kinh doanh có liên quan đến doanh nghiệp. (Để làm được điều đó, doanh nghiệp có thể: loại bỏ đối thủ, cải thiện và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi, mở rộng thị trường mới, tăng doanh số bán hàng tổng thể).

  • Tiếp cận rõ ràng hơn, doanh nghiệp trở nên cụ thể hơn và thích hợp hơn trong một thị trường nhất định.

Sự khác biệt giữa vertical integration và horizontal integration
Sự khác biệt giữa vertical integration và horizontal integration

Trên đây là một số kiến thức xoay quanh vertical integration là gì có thể hữu ích cho bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn, chúc bạn thành công.

>> Xem thêm: CSF là gì? 5 bước xác định và phát triển CSF

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!