#1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Xu hướng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI nhiều năm trước chỉ được xem như chỉ có thể xuất hiện trong tương lai xa. Thế nhưng, kể từ khi công cụ ChatGPT xuất hiện, cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo mới được chú ý và “rầm rộ”. AI được chú ý bởi những tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với cuộc sống con người.
Những tính năng ưu việt của AI được thể hiện trong ứng dụng điều hướng, hỗ trợ công việc cho con người, trợ lý cá nhân trên điện thoại, ứng dụng chia sẻ chuyến đi… Thậm chí là cả sáng tác nghệ thuật như âm nhạc, vẽ, thiết kế đồ họa…
Theo dự đoán, thị trường AI sẽ phát triển thành ngành công nghiệp với giá trị lên đến 190 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh đó, mức chi tiêu toàn cầu cho hệ thống nhận thức và AI sẽ đạt hơn 57 tỷ USD vào năm 2023. Có thể nói, AI trải rộng khắp tất cả các lĩnh vực, nhiều công việc mới sẽ được tạo ra trong quá trình phát triển, sáng tạo, lập trình, thử nghiệm, hỗ trợ lẫn bảo trì.
Một mặt khác, AI cũng tạo ra những công việc với mức lương cao nhất hiện nay, như kỹ sư máy móc được trả khoản 125.000 USD đến kiến trúc sư AI được trả 145.000 USD. Với sự nhu cầu cấp thiết của xã hội và cuộc đua của những ông lớn, không có lý do nào AI lại không trở thành một trong những xu hướng công nghệ hàng đầu của thế giới trong hiện tại lẫn tương lai.
Ví dụ:
#2. Năng lượng tái tạo
Sự nóng lên toàn cầu và các vấn đề ô nhiễm khiến xã hội đang có nhu cầu cấp thiết cho một nguồn năng lượng tái tạo mới thân thiện với môi trường hơn. Chẳng hạn như ô tô chạy bằng pin, nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời hay các nguồn năng lượng tái tạo khác. Những nguồn năng lượng này ít hoặc không thải khí carbon ra môi trường nên làm giảm biến đổi khí hậu hơn các nguồn năng lượng khác như than đá, dầu…
Đối với xu hướng công nghệ năng lượng tái tạo, con người đang dần có nhiều công việc trong lĩnh vực này như: chuyên gia chiến lược khí hậu, kỹ sư năng lượng tái tạo, chuyên gia sinh học,... Mặc dù các sản phẩm từ năng lượng tái tạo như ô tô chạy bằng pin, điện hạt nhân vẫn thải ra môi trường những “chất độc” nhất định nhưng so với nguồn năng lượng “cũ” thì chúng vẫn thân thiện hơn rất nhiều.
Ví dụ:
-
Năng lượng điện từ sóng biển
-
Năng lượng mặt trời
-
Điện hạt nhân
#3. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)
Tự động hóa quy trình bằng robot hay RPA gần tương tự như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Công nghệ này chủ yếu giúp xã hội tự động hóa công việc. Cụ thể, RPA sẽ sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh bằng ứng dụng, xử lý giao dịch, xử lý dữ liệu hay thậm chí là trả lời email.
Mặc dù RPA giúp tiết kiệm sức lao động với những công việc có tính lặp đi lặp lại nhưng theo đánh giá của Forrester Research, xu hướng công nghệ này cũng đe dọa sinh kế của khoảng 230 triệu lao động trí thức trở lên và 9% lao động toàn cầu.
Một đánh giá khác của McKinsey, RPA hiện ảnh hưởng chưa đến 5% công việc tự động hóa toàn cầu nhưng có khoảng 60% công việc được tự động hóa một phần. Bên cạnh đó, nhiều công việc mới cũng được sinh ta từ RPA và những công việc này được trả lương rất cao.
Ví dụ:
-
Những robot tự động làm việc trên sao Hỏa.
-
Robot tự động lắp ráp ô tô.
#4. Điện toán lượng tử
Xu hướng công nghệ điện toán lượng tử là một dạng điện toán tận dụng các hiện tượng lượng tử như “chồng chất” và “vướng víu” lượng tử. Theo nhiều đánh giá, xu hướng điện toán lượng tử có liên quan đến việc ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19 và sự phát triển của các loại vacxin tiềm năng. Sự liên quan này của điện toán lượng tử nhờ vào khả năng truy vấn, phân tích, giám sát và hành động dựa vào dữ liệu ở bất kể nguồn nào.
Hiện nay, lĩnh vực mà điện toán lượng tử được ứng dụng nhiều nhất là ngân hàng, tài chính nhằm quản lý rủi ro tín dụng, giao dịch tần suất cao hay phát hiện gian lận. Máy tính lượng tử cho thấy có những tính toán nhanh gấp nhiều lần so với máy tính thông thường. Bên cạnh đó, doanh thu của thị trường điện toán lượng tử dự kiến sẽ vượt 2,5 tỷ USD vào năm 2029.
Ví dụ: Cynthia dự đoán các cải tiến từ hệ thống mô hình hóa trên máy tính lượng tử có thể giúp công ty dược giảm thời gian nghiên cứu từ giai đoạn tiền lâm sàng từ 3 - 6 năm khi phát triển thuốc.
#5. Thực tế ảo và thực tế tăng cường
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang là xu hướng hiện nay. Với công nghệ thực tế ảo, người dùng được đưa vào một môi trường ảo, trong khi AR cải thiện môi trường của họ. Hiện nay, mặc dù VR chỉ được sử dụng chủ yếu trong game nhưng nó cũng đang dần phát triển để ứng dụng nhiều hơn, ví dụ như VirtualShip - một phần mềm mô phỏng đào tạo thuyền trưởng tàu Hải quân, Quân đội và Cảnh sát biển Hoa Kỳ.
Vào năm 2019, có khoảng 14 triệu thiết bị AR và VR được bán trên thị trường. Theo dự kiến, thị trường AR và VR sẽ tăng trên toàn cầu lên đến 209,2 tỷ USD vào năm 2023. Việc sử dụng công nghệ VR không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng lập trình nào nên tương lai nó có thể được ứng dụng nhiều trong công việc và đời sống.
Ví dụ: Công nghệ thực tế ảo tại Hàn Quốc tạo cơ hội một người mẹ gặp lại con gái đã khuất.
#6. Internet vạn vật (IoT)
Một xu hướng công nghệ khác đầy hứa hẹn là Internet vạn vật IoT. Công nghệ này cho phép nhiều vật dụng được “kết nối” với nhau thông qua wifi - internet. Về phía người tiêu dùng, IoT mang lại rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn, chúng ta có thể khóa cửa nhà từ xa, tự pha cho mình một tách cà phê tại nhà trong khi bản thân đang trên đường về.
Đối với các doanh nghiệp IoT mang đến sự an toàn, tính hiệu quả trong công việc và thậm chí là đưa ra quyết định tốt hơn dựa vào nguồn dữ liệu thu thập và phân tích. Doanh nghiệp có thể tăng trải nghiệm của khách hàng, mang nhiều lợi ích hơn mà trước đây chúng ta chưa từng tưởng tượng đến.
Theo nhiều nhà phân tích, đến năm 2030, có khoảng 50 tỷ thiết bị IoT sẽ sử dụng trên toàn cầu. Chúng tạo một mạng lưới các thiết bị kết nối với nhau thông qua điện thoại di động. Vào năm 2023, dự báo con người có thể đạt 1,1 nghìn tỷ USD Mỹ với IoT.
#7. 5G
Xu hướng 5G đang được Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đẩy mạnh phát triển. Nếu như công nghệ 3G hay 4G cho phép chúng ta sử dụng internet, các dịch vụ dựa vào dữ liệu như Youtube, Facebook… thì dịch vụ 5G sẽ hỗ trợ đưa các công nghệ tiên tiến đã nói ở trên như AR, VR vào đời sống.
Ví dụ: chúng ta có thể chơi game trên màn hình lớn có tích hợp với công nghệ ảo AR.
Trong thời gian gần đây, mọi công ty về viễn thông như Nokia, Apple ở nước ngày hay Việt Nam là Viettel đang phát triển các ứng dụng 5G. Chính vì thế, xu hướng công nghệ 5G đang được đánh giá cao và được nhiều doanh nghiệp chú ý đến không kém AI hay Robot.
#8. Vũ trụ ảo Metaverse
Vũ trụ ảo Metaverse là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp giữa truyền thông xã hội, AR, VR, trò chơi trực tuyến, internet và cả tiền điện tử để người dùng có thể sử dụng. Về cơ bản, Metaverse tạo ra một không gian để con người tiếp xúc với nhau theo cách đa chiều hơn. Con người có thể đắm mình trong không gian kỹ thuật số theo cách hoàn toàn mới.
Mặc dù Metaverse chưa thực sự “chân thực” như những bộ phim, tiểu thuyết mà chúng ta hay xem, đọc đến. Nhưng những nỗ lực của các nhà phát triển có thể hứa hẹn Metaverse được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
-
Chăm sóc sức khỏe
-
Thể thao và giải trí
-
Giáo dục
#9. Công nghệ chỉnh sửa gen
Chắc hẳn chúng ta chưa quên câu chuyện một bé trai 2 tuổi được “trúng thưởng” một liều thuốc điều trị căn bệnh teo cơ - Zolgensma. Về cơ bản, liều thuốc này sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen - một trong những công nghệ đắt đỏ và khó thực hiện nhất hiện nay. Xu hướng công nghệ này có thể cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng bệnh tật bằng cách chỉnh sửa cấu trúc gem, DNA… hoặc giảm các gen “bệnh” trong cơ thể.
Công nghệ chỉnh sửa gen mặc dù là xu hướng nhận nhiều ý kiến tích cực từ thế giới nhưng nó lại gặp nhiều rào cản về vấn đề đạo đức, chi phí (chi phí nghiên cứu và áp dụng nó rất đắt đỏ)/ Vì thế, vẫn cần nhiều thời gian để công nghệ chỉnh sửa gen có thể trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống con người.
#10. Xu hướng cơ sở dữ liệu - Datafication
Xu hướng công nghệ cơ sở dữ liệu - Datafication nói đơn giản là chuyển đổi mọi thứ trong cuộc sống thành các thiết bị, phần mềm được cung cấp bởi dữ liệu.
Ví dụ: điện thoại thông minh, máy móc công nghệ, các thiết bị hỗ trợ AI…
Nguồn dữ liệu ở đây luôn tồn tại lâu (thậm chí là lâu hơn cả tuổi thọ con người). Vì thế, con người cần phải học cách lưu trữ đúng, an toàn và bảo mật. Công việc liên quan đến Datafication đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như kỹ sư Big Data, kỹ sư Robot, phân tích kinh doanh… vì thế trong tương lai, công nghệ này có thể tạo nhiều công việc mới cho những lao động cấp cao.
Với sự thay đổi và phát triển của khoa học, các xu hướng công nghệ luôn được cập nhật và phát triển. Hy vọng với các thông tin ở trên, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống tương lai của con người.
>> Xem thêm: Top 10 công cụ AI hữu ích nhất 2023