Với nhiều doanh nghiệp, việc quản trị cơ sở dữ liệu thực sự rất cần thiết để có thể sắp xếp và truy xuất thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Thế nhưng, vẫn có nhiều người mơ hồi với khái niệm cơ sở dữ liệu là gì. Vậy hãy cùng tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết qua bài viết này nhé.
Khái niệm cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu (hay còn được gọi là database) là tập hợp tất cả những thông tin và dữ liệu được xây dựng dựa theo một cấu trúc nhất định. Mục đích là để phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng dữ liệu của con người hoặc để chạy nhiều chương trình và ứng dụng cùng lúc.
Điểm khác biệt của database so với lưu file thông thường chính là tính cấu trúc sắp xếp một cách có hệ thống. Những thông tin đầu vào sẽ được phân chia thành nhiều nhiều trường theo một thứ tự nhất định. Nhờ vậy mà giảm khả năng trùng lặp thông tin, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và truy xuất thông tin theo nhiều cách và tăng khả năng chia sẻ.
Cấu trúc của hệ quản lý cơ sở dữ liệu
Vậy là bạn đã nắm được khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu là gì?
Các cơ sở dữ liệu sau khi được hình thành sẽ cần lưu trữ lại. Khi đó, khái niệm hệ cơ sở dữ liệu được ra đời. Theo đó, hệ cơ sở dữ liệu chính là chương trình phần mềm có nhiệm vụ giúp lưu trữ, hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa và khôi phục thông tin nhanh chóng. Hệ thống tự động này gồm 2 phần chính là bộ xử lý truy vấn và bộ quản lý dữ liệu.
Vậy cấu trúc của hệ quản lý cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm những thành phần nào?
- Dữ liệu, siêu dữ liệu
Dữ liệu đầu vào để bắt đầu tạo nên các tập dữ liệu, khai báo thành hệ thống cơ sở dữ liệu
- Bộ quản lý lưu trữ
Với nhiệm vụ là lưu trữ và truy xuất dữ liệu khi cần thiết, bộ quản lý lưu trữ sẽ hệ thống và tổ chức dữ liệu để tối ưu và tương tác với bộ quản lý tệp hiệu quả, nhanh chóng.
- Bộ xử lý câu hỏi
Khi có yêu cầu cần phải truy vấn, bộ xử lý câu hỏi sẽ tìm kiếm tất cả dữ liệu để truy xuất và đưa ra kết quả. Sau đó, biến đổi tất cả mọi câu hỏi thành yêu cầu có thể giải quyết và lựa chọn kết quả tốt nhất để trả lời cho mọi nghi vấn.
- Bộ quản lý giao dịch
Nhiệm vụ chính là đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống dữ liệu. Điều đó có nghĩa là bộ quản lý giao dịch phải đảm bảo mọi thao tác được thực hiện mà không xảy ra bất cứ xung đột nào và không làm ảnh hưởng đến hệ thống. Đồng thời tương tác với bộ xử lý câu hỏi để điều phối mọi hoạt động, và cũng tương tác với bộ quản lý lưu trữ để lưu những thay đổi cần thực hiện khi cần.
Tại sao phải quản lý cơ sở dữ liệu?
Quản lý cơ sở dữ liệu (Database Management System) được xem là xương sống kết nối lại tất cả phân đoạn của mọi vòng đời thông tin. Vậy tại sao cần phải quản lý cơ sở dữ liệu? Nguyên nhân là do:
Dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp
Dữ liệu là cơ sở để các doanh nghiệp phân tích và đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt. Mục đích là tối ưu hóa quy trình nhằm đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận. Thế nhưng, nếu không biết cách sắp xếp và tổ chức dữ liệu hiệu quả thì doanh nghiệp cũng sẽ không thể khai thác mọi tài nguyên hiện có.
Khối lượng dữ liệu lớn và khó quản lý
Kho dữ liệu lớn chính là một bài toán cực kỳ khó nhằn của hầu hết doanh nghiệp. Nhất là với những doanh nghiệp có quy mô lớn như những tập đoàn đa quốc gia, họ sẽ phải quản lý khối lượng dữ liệu khổng lồ. Thế nên, càng cần phải có hệ quản trị tối ưu.
Tránh vi phạm những quyền riêng tư
Quản lý cơ sở dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp không vướng vào những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư cá nhân hoặc quyền riêng tư của dữ liệu. Từ đó tránh rơi vào những tình huống nguy hiểm về mặt pháp lý để gây ra những tổn thất không đáng có.
Ý nghĩa của việc quản lý dữ liệu
Quản lý dữ liệu là một hệ thống phần mềm giúp xác định, quản lý và truy xuất dữ liệu, bao gồm các quy tắc phục cho mọi thao tác quản lý hiệu quả hơn. Vậy ý nghĩa của quản lý cơ sở dữ liệu là gì?
- Truy cập thông tin nhanh chóng hơn: Khi có hệ cơ sở dữ liệu, nhân viên trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm và truy xuất thông tin một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, nâng cao hiệu quả kết nối công việc với các chức năng ở nhiều phòng ban khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí: Các nhiệm vụ và công việc đều được ghi nhận và báo cáo trên hệ cơ sở dữ liệu. Điều này giảm thiểu những dữ liệu trùng lặp không cần thiết và giảm lượng lớn giấy tờ cần lưu trữ.
- Tránh tình trạng mất dữ liệu: Những thông tin quan trọng nhất có thể cất giữ nhiều bí quyết kinh doanh của các doanh nghiệp. Thậm chí còn ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sống còn của công ty. Thế nên, việc quản lý dữ liệu lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhất định để đảm bảo những nguồn thông tin quan trọng được sao lưu lại. Nhờ vậy, ngăn chặn việc truy cập thông tin từ những nguồn thứ cấp không rõ nguồn gốc.
- Bảo mật cao: Việc mất dữ liệu có thể khiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ. Việc quản lý hệ cơ sở dữ liệu đúng cách sẽ khiến những kẻ xấu khó lòng đánh cắp những thông tin mật thiết, quan trọng.
- Tăng hiệu quả kinh doanh: Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải biết chớp lấy mọi thời cơ. Bởi vậy, việc nắm bắt các thông tin từ hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu sẽ là cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các công ty cần phải phản ứng nhanh nhẹn với những biến động của thị trường cũng như những hành động từ đối thủ.
Những hệ quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến
Chắc hẳn, bạn đã biết tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu là gì. Và để quản lý dữ liệu hiệu quả và nhanh chóng, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Dưới đây là những hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào phổ biến trên thị trường.
Hệ quản lý MySQL
MySQL là hệ quản lý cơ sở dữ liệu phổ biến nhất dành cho những ứng ụng web. Ưu điểm chính là sở hữu tốc độ cao, ổn định và còn cực kỳ dễ sử dụng. MySQL có tính khả chuyển và hoạt động được trên nhiều hệ điều hành từ Windows cho đến những dòng khác như Linux, Mac OS X, Unix,.. MySQL cung cấp nhiều tiện ích để phục vụ cho việc quản lý và truy vấn dữ liệu nhanh chóng, nhất là với những ứng dụng có truy cập cơ sở dữ liệu trên Internet.
Hệ quản lý Oracle
Oracle, còn có tên gọi là Oracle Database, chủ yếu được dùng để tính toán các grid computing và data warehousing. Oracle được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho MySQL trong quá trình truy vấn và tương tác với Database.
Hiện nay, có rất nhiều phiên bản Oracle từ miễn phí đến trả phí cho các doanh nghiệp lựa chọn tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu. Trong phiên bản mới nhất, Oracle còn tích hợp thêm nhiều trình quản lý dữ liệu đám mây. Nhờ vậy mà người dùng có thể lưu trữ đến hàng tỷ bản record mà không cần phải tốn bộ nhớ trong.
Thế nhưng, có một nhược điểm khá lớn của Oracle chính là hệ thống cơ sở dữ liệu khá phức tạp và chiếm lượng lớn tài nguyên trên máy tính. Điều này đã gây ra nhiều phiền toái cho người dùng, đòi hỏi họ phải nâng cấp phần cứng trước khi dùng những công cụ đang được hỗ trợ.
Hệ quản lý SQL Server
Nằm trong top những hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng và phổ biến, SQL Server được thiết kế để sử dụng cho môi trường dữ liệu lớn với tính ổn định và khả năng truy cập nhanh chóng. SQL Server có thể kết hợp với nhiều server khác cùng lúc để giúp cho nhiều user. Nhờ vậy tiết kiệm chi phí một cách tối đa, nên được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đặc biệt, SQL Server còn giúp bảo mật các nguồn dữ liệu hiệu quả bởi hệ quản trị chỉ cho phép những người ủy quyền được xem các thông tin mật.
Như vậy là bài viết này đã đưa ra các khái niệm về cơ sở dữ liệu là gì cũng như ý nghĩa của việc quản lý dữ liệu. Hy vọng rằng với những chia sẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn và biết sử dụng các công cụ quản lý hiệu quả.