Bạn có biết: để truy cập vào website nào đó thì cần phải có địa chỉ. Trang web đóng vai trò giống như một tấm danh thiếp trên thị trường trực tuyến để quảng bá thương hiệu. Một địa chỉ website hay domain tốt sẽ giúp khách hàng tiềm năng biết được chính xác những sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Vậy chính xác thì domain là gì? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cần biết nhé.
Domain là gì?
Domain, hay còn được biết đến là tên miền, là địa chỉ của một trang web. Khi truy cập vào website, bạn dễ dàng thấy domain trên thanh URL của trình duyệt trang web. Hiểu một cách đơn giản, thì nếu website được xem như một ngôi nhà thì tên miền và domain chính là địa chỉ của ngôi nhà đó. Chẳng hạn như "google.com" là một tên miền rất quen thuộc với hầu hết người dùng internet.
Trên Internet, tên miền chính không chỉ là địa chỉ để mọi người truy cập tới website, mà còn được xem như là danh tính của một cá nhân và doanh nghiệp. Bởi vì nếu muốn tạo lập một trang web cho riêng mình thì cần phải có tên miền. Việc đăng ký tên miền cực kỳ quan trọng bởi sẽ giúp xây dựng được thương hiệu và bản quyền ngày càng uy tín.
Phân loại tên miền
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tên miền. Vậy cách phân loại domain là gì? Dưới đây là 8 tên miền phổ biến nhất thị trường.
TLD (Top Level Domain)
Top Level Domain là tên miền cấp cao nhất, phần được mở rộng phía sau dấu chấm cuối của tên miền và thuộc về cấp đầu tiên trên internet. Hiện nay, có rất nhiều TLD uy tín để bạn thoải mái lựa chọn. Trong đó, các TLD như .com, .org, .net và .edu thuộc top phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt tên miền .com chiếm khoảng 50% thị phần.
Hiện nay, tất cả các miền TLD đều được quản lý bởi tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA). Bạn có thể đến đây để lựa chọn tên miền yêu thích.
Second-level Domaimiên (sLD)
Tên miền cấp hai (sLD) là một phần cụ thể của trang web, tên miền trang hoặc địa chỉ URL bổ sung cho miền cấp cao nhất. Một trong những cách dễ nhất để xác định tên miền cấp hai là tên miền đó bao gồm phần tên miền ở bên trái của ".com" hoặc phần mở rộng tương tự khác, được gọi là tên miền cấp cao nhất. Ví dụ như gofiber.vn thì gofiber là sLD còn .vn là TLD.
ccTLD (Country – code top – level domain)
ccTLD, là viết tắt của Country - code top - level domain, là tên miền cấp cao nhất của một quốc gia. Đây là một loại TLD được dùng riêng biệt cho một quốc gia cụ thể. Chẳng hạn như .vn cho Việt Nam và .us cho Mỹ. ccTLD thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, đặc biệt là những công ty có website riêng cho từng thị trường nhất định. Và đây cũng là dấu hiệu để biết người dùng truy cập vào đúng địa chỉ.
gTLD (Generic – level domain)
Đây là tên miền cấp cao chung và được xem là một trong những top level quan trọng. Bởi loại tên miền này không bị phụ thuộc bởi mã quốc gia. Những domain gLD thường được sử dụng cho những mục đích cụ thể, chẳng hạn như miền .edu là dành cho các tổ chức giáo dục.
Thế nhưng, tùy thuộc vào đặc điểm chung của mạng internet, website không cần phải thỏa một vài điều kiện để đăng ký được tên miền. Ví dụ như .gov - hướng đến chính phủ, .org - cho các tổ chức phi lợi nhuận, .net cho các nhà cung cấp ISP. Thế nhưng, sau này được dùng cho mọi mục đích.
Domain cấp cao nhất mới (New gTLD)
Đây là các domain cấp cao mới được ICANN phê duyệt sau một thời gian đăng ký vào năm 2012 để thay thế cho các tên miền cấp cao phổ biến như .com, .net và những tiện ích mở rộng khác. Các domain New gTLD phổ biến có thể kể đến là .xyz, .top, .club, .vip, .loan,...
Domain cấp cao nhất địa lý (Geographic TLD - GeoTLD)
GeoLTD là tên miền cấp cao nhất được liên kết với một khu vực địa lý cụ thể dựa trên quốc gia trong domain ccTLD. Thế nhưng, GeoTLD không được gắn thẻ địa lý tự động như ccLTD. Một số domain phổ biến là .berlin, .amsterdam, .paris,...
sTLD (Sponsored top-level domain)
Đây là tên miền cấp cao nhất được tài trợ. Và các miền này bị giới hạn, như .mil. .gov. Ngoài ra, cũng có một vài tên miền đại diện cho sTLD như .edu, .asia dành cho những công ty tại thị trường châu Á,...
Unsponsored Top-level Domain (uTLD)
Trái ngược với tên miền sTLD, uTLD lcungx là một loại domain cấp cao nhưng không được tài trợ. Có thể kể tới một vài tên miền chính như .biz, .pro, .info,...
Infrastructure Top-level Domain (iTLD)
iTLD sở hữu tên miền riêng là .arpa. Đây là tên miền đại diện cho ARPA và chỉ để sử dụng riêng biệt cho các vấn đề về cơ sở hạ tầng Internet.
Tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam
Nhiều người thắc mắc không biết sự khác nhau giữa domain quốc tế và domain Việt Nam là gì? Thì tên miền quốc tế là những dạng tên miền cấp 1, và được dùng chung cho mọi quốc gia. Tên miền quốc tế do tổ chức ICANN cấp phát và quản lý, thường có phần đuôi mở rộng là .com, .net, .org,...
Còn tên miền Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC quản lý và cung cấp với phần định danh là .vn ở sau cùng. Chẳng hạn như zing.vn, tibo.vn,...
Vậy tên miền Việt Nam và quốc tế có gì khác nhau? Biết được sự khác nhau này sẽ giúp bạn chọn được domain phù hợp cho doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký tên miền
Đối với tên miền quốc tế thì sẽ không có cơ sở pháp lý rõ ràng. Thế nên, khi đăng ký domain cũng không cần phải làm hồ sơ và các thủ tục liên quan. Do đó sẽ không được VNNIC bảo hộ mà chỉ là đăng ký thông tin chủ thể cam kết với những đơn vị cung cấp tên miền.
Ngược lại, tên miền Việt Nam thì có cơ sở pháp lý rõ ràng. Thế nên, khi đăng ký domain bắt buộc phải làm đủ thủ tục và hồ sơ, có sự bảo hộ của VNNIC. Nhờ vậy mà doanh nghiệp của bạn sẽ được bảo vệ thương hiệu tốt hơn.
Tính bảo mật của tên miền
Với những tên miền quốc tế thì có thể bị tấn công và đánh cắp thông tin dễ dàng và mất quyền sở hữu do không được đăng ký bảo hộ. Còn với tên miền Việt Nam, dưới sự bảo hộ của VNNIC, các tên miền .vn không thể bị đánh cắp và bị mất quyền sở hữu sau khi các chủ thể domain làm thủ tục đăng ký.
Chi phí đăng ký
Chi phí khi đăng ký và sử dụng tên miền quốc tế thấp hơn so với tên miền Việt Nam. Bởi tính chất duy nhất mà bạn không thể đăng ký tên miền khi người khác đã sở hữu. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên có cả 2 dạng domain này để bảo vệ thương hiệu tốt nhất.
Vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến domain, cách phân loại và đăng ký tên miền. Hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn domain phù hợp và giúp ích cho doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Nếu bạn muốn quảng bá doanh nghiệp trên internet hãy bắt đầu làm ngay bây giờ. Gofiber cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, dịch vụ hosting lưu trữ tốc độ cao,đồng hành cùng bạn để tạo nên website chất lượng nhất.
>> Xem thêm: Thoả thuận đăng ký và sử dụng tên miền quốc tế