Năm 2023 là năm của trí tuệ nhân tạo (AI), các nền tảng công nghệ bắt đầu sử dụng AI để nâng cao hiệu suất kinh doanh. Hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực này là ChatGPT và Google Bard. Chatbot AI Google Bard đang được thử nghiệm tại thị trường Anh và Mỹ. Theo đó, Theo một số đánh giá, nền tảng công nghệ Google Bard sở hữu các tính năng như phần mềm ChatGPT nhưng có phần ưu việt hơn? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Google Bard là gì?
Google Bard là một công cụ trả lời tự động của Google được phát triển để trả lời mọi câu hỏi của con người dưới dạng văn bản. Đây là một ví dụ điển hình trong việc ứng dụng sáng tạo của AI để sản xuất nội dung mới.
Ngày trước, công cụ này từng là một dịch vụ trong dự án Atlas của Google và hiện nay được phát triển nhằm cạnh tranh sòng phẳng với ChatGPT.
Ngoài tên gọi Google Bard, ta còn có thể gọi nó là Bard AI hay Bard Chatbot.
Tính năng nổi bật của Google Bard
Google Bard là một trợ lý ảo thông minh được phát triển bởi Google với nhiều tính năng nổi bật, bao gồm:
Trợ lý cá nhân
Google Bard AI có thể hỗ trợ người dùng trong nhiều việc khác nhau, từ kiểm tra lịch trình, đặt cuộc hẹn, mua sắm trực tuyến, tìm thông tin cho đến giải trí. Từ đó bạn dễ dàng kiểm soát công việc trong ngày hơn.
Tìm kiếm thông tin bằng những công cụ quen thuộc
Google Bard AI có thể hiểu và trả lời các câu hỏi của người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên, giúp việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
Tự động hóa các tác vụ
Bard AI có khả năng thực hiện các tác vụ đơn giản như đặt chuyến bay hay đặt vé xem phim, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và năng suất.
Trung tâm xã hội
Theo tìm hiểu, Google Bard AI có thể tích hợp với các tiện ích xã hội như Gmail, Google Drive, Google Calendar, Google Maps… giúp người dùng quản lý mọi thứ một cách dễ dàng.
Nhận câu trả lời
Bard AI có khả năng trả lời các câu hỏi của người dùng một cách tự nhiên cũng như phù hợp với yêu cầu của người dùng.
Sự khác nhau giữa Google Bard và ChatGPT
Google Bard và ChatGPT là hai công cụ trợ giúp thực hiện các tác vụ trên nền tảng internet. Tuy nhiên, giữa chúng cũng tồn tại một số khác biệt:
Chức năng
Nhiều người cho rằng hai công cụ ChatGPT và Google Bard có chức năng phản hồi và trò chuyện với người dùng như con người khi được nhập câu hỏi hoặc yêu cầu cụ thể. Song, về cách vận hành và ngôn ngữ lập trình thì chúng có sự khác biệt.
Ngôn ngữ lập trình
Công nghệ AI đang thu hút sự chú ý trong thời gian gần đây là do sự phát triển của các mô hình ngôn ngữ như OpenAI GPT 3.5 - được xem là “linh hồn” của ChatGPT. Tuy nhiên, nhược điểm của GPT 3.5 là các câu trả lời của nó sẽ bị giới hạn bởi các sự kiện thế giới sau năm 2021.
Nếu ChatGPT sử dụng ngôn ngữ lập trình OpenAI GPT thì Google đã tạo ra Bard AI bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình LaMDA để tăng tính tự nhiên cho cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, vì công cụ này còn đưa ra một số thông tin sai lệch nên vẫn đang được hoàn thiện và chưa thể ra mắt trên toàn thế giới.
Pham vi truy cập dữ liệu
Bard AI có thể tích cực cập nhật thời gian sự kiện khi trả lời các câu hỏi của người dùng, giúp phản hồi trở nên cá nhân hóa và chính xác hơn. Ngoài ra, nó có khả năng thu thập thông tin từ internet trong khi ChatGPT lại bị giới hạn đối với quyền truy cập dữ liệu từ năm 2021.
Một điểm khác biệt khác là ChatGPT có thể được sử dụng để đàm thoại, trong khi Bard AI tập trung vào việc đưa ra các truy vấn.
Khả năng tích hợp
Các nhà sản xuất đang cố gắng tích hợp cả hai công nghệ trí tuệ nhân tạo hàng đầu vào các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Bing hay Google Search để cải tiến tính năng và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Việc tích hợp làm cho cả hai công nghệ này trở nên thân thiện hơn với con người bằng cách tận dụng những ưu điểm riêng ở mỗi công cụ tìm kiếm.
Khả năng tạo hình ảnh
ChatGPT chỉ có thể khả năng thiết kế thông qua ngôn ngữ và bạn có thể yêu cầu nó mô tả về hình ảnh muốn tạo ra. Nếu cần tạo hình ảnh, bạn có thể tìm hiểu về DALL-E - công cụ thiết kế hình ảnh nhanh chóng của OpenAI. Sau đó kết hợp sử dụng cùng ChatGPT để giúp việc thiết kế trở nên dễ dàng hơn.
Tương tự, Bard AI cũng không thể tạo hình ảnh trực tiếp nhưng nó có thể mô tả và giúp bạn có thêm ý tưởng để sáng tạo.
Ai có thể sử dụng Google Bard AI?
Vào ngày 7/2/2023, Google đã giới thiệu chính thức Google Bard và nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Tuy nhiên, chỉ có số ít người được cấp quyền truy cập để thử nghiệm phiên bản chatbot AI của Google Bard.
Được biết, phiên bản demo của Bard AI tương tự ChatGPT trong việc khuyến khích người dùng nhập thông tin đầu vào. Theo đó, trong quá trình trả lời, nó sẽ cảnh báo người dùng rằng phản hồi có thể không phù hợp hoặc không chính xác và sau đó mới đưa ra ba câu trả lời cho các thắc mắc của chúng ta.
Chủ tịch Sundar Pichai cũng cho biết Google đang phát triển “mô hình nhẹ của LaMDA” để giảm thời gian và năng lượng tính toán. Sau khi Google Bard AI được phát hành, nó có thể được tích hợp vào Google Search để đặt câu hỏi trên thanh tìm kiếm. Một trong những điều mà người dùng kỳ vọng nhất đó là Google Bard được sử dụng miễn phí.
>>>Xem thêm: Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt localhost trên máy tính
Khi nào Bard AI sẽ có sẵn cho cộng đồng?
Theo nhiều nguồn tin thân cận, dự kiến công chúng có thể sử dụng Google Bard vào khoảng đầu năm 2023. Hiện tại, phần mềm chatbot AI này vẫn đang được thử nghiệm để cải tiến những hạn chế và chỉ có một nhóm người dùng được chọn để truy cập.
Vậy là chúng ta đã biết Google Bard là gì cũng như các tính năng nổi bật của nó so với ChatGPT rồi đúng không nào? Hy vọng Google sẽ sớm ra mắt phần mềm này để chúng ta có thể trực tiếp trải nghiệm và đưa ra đánh giá chính xác hơn.
Đừng quên mỗi ngày vào mục Công nghệ của Gofiber để cập nhật các tin tức mới nhất về Công Nghệ bạn nhé!