Hướng dẫn cách cài đặt WordPress lên host cho người mới bắt đầu

Thứ Hai, 3/20/2023, 3:05:10 AM
Wordpress được đánh giá là mã nguồn nhẹ hơn so với các mã nguồn khác. Bởi vậy, xu hướng lựa chọn cài đặt WordPress trở nên phổ biến. Vậy, WordPress là gì? Cách đưa WordPress lên hosting như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn bài viết dưới đây.

Khi nào cần cài đặt WordPress lên hosting?

Muốn làm blog, portfolio, website giới thiệu công ty, website bán hàng... thì cần phải cài đặt WordPress để giới thiệu và chia sẻ đến nhiều người truy cập hơn. Nhờ vậy, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… của bạn sẽ được nhiều người biết khi đưa website lên hosting.

Đây cũng là giải pháp thay thế khi người dùng sử dụng môi trường localhost. Bởi, ở đây chỉ có một mình quản trị mới có quyền truy cập. Nó chỉ thích hợp cho việc trải nghiệm, học tập… mà không cần bỏ chi phí ra.

khi nào cài đặt wordpress
Khi nào thì nên cài đặt WordPress?

Hơn nữa, việc cài đặt WordPress lên hosting mang lại nhiều lợi ích cho người dùng:

  • Dễ dàng sử dụng: Cài đặt WordPress để tạo một website vô cùng đơn giản và dễ dàng. Chỉ một vài cú click đã cài đặt thành công và chỉ mất ít giờ đồng hồ làm quen với giao diện.

  • Không đòi hỏi kỹ thuật cao: Bạn không cần là một lập trình viên hoặc không có nhiều chuyên môn về code thì vẫn có thể cài đặt và sử dụng bình thường.

  • Cộng đồng sử dụng đông đảo: Cộng đồng người dùng WordPress tăng dần theo thời gian. Thậm chí là có cả nhiều cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm và cách khắc phục các lỗi thường gặp. Điều này rất có ích khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào cũng có thể nhờ cộng đồng hỗ trợ. Theo thống kê, 27% tổng số lượng website được tạo thành từ WordPress và lượng người dùng mã nguồn này đang trên đà tăng trưởng mạnh.

  • Nhiều Plugin hỗ trợ: Hệ thống các plugin có ích cho việc cài đặt WordPress. Nó giúp website của bạn có thể hoạt động hiệu quả và tối ưu.

Bên cạnh đó, một lý do việc lựa chọn cài đặt WordPress được nhiều người lựa chọn là kho giao diện khổng lồ, dễ dàng phát triển thành website chuyên nghiệp, hỗ trợ 169 ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt)...

Điều kiện để cài đặt WordPress trên hosting

Mặc dù, việc sử dụng mã nguồn mở WordPress được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải máy tính nào cũng có thể cài đặt về để sử dụng. Điều kiện đáp ứng để cài đặt WordPress trên hosting là:

  • Web hosting ít nhất phải hỗ trợ PHP 5.3 trở lên và SQL database

  • Khi tải file về phải giải nén để có thư mục ‘Wordpress”

  • Nên tải bản source mới nhất tại chính trang chủ của WordPress

  • Phải có một tên miền + hosting và đảm bảo tên miền đã trỏ về địa chỉ IP của địa chỉ hosting đó

Hướng dẫn cách cài đặt WordPress lên hosting

Dưới đây là cách thực hiện cài đặt mã nguồn WordPress lên host. Chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây, bạn có thể thực hiện thành công đưa website WordPress của bạn lên host.

Bước 1: Dowload file mã nguồn WordPress về máy tính

Hiện, WordPress có bản full tiếng Việt và bảng tiếng Anh cho người dùng có thể lựa chọn cài đặt. Truy cập vào được link sau để thực hiện download:

  • Cài đặt WordPress bản tiếng Việt: https://vi.wordpress.org/download/

  • Cài đặt WordPress bản tiếng Anh: https://wordpress.org/download/

cài đặt file wordpress
Cách tải file nguồn WordPress

Sau khi truy cập vào bạn chọn mục Tải xuống/Download tương ứng với hệ điều hành máy tính của bạn. Tiếp tục, bạn cần phải giải nén file .zip vừa tải về trên máy tính của bạn bằng cách nhấn phải chuột > chọn Extract Here. Kết quả bạn nhận được một thư mục mang tên “wordpress - X”. Trong đó X là mã số phiên bản bạn tải xuống.

Lưu ý:

  • Bản tải tiếng Anh được khuyến khích dùng hơn. Bởi, nó sẽ dễ nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng người dùng WordPress trên toàn thế giới.

  • Ở bản tiếng Việt, người dùng có thể truy cập vào đường link Tải file .tar.gz

Bước 2: Copy mã nguồn WordPress dán vào host

Khi bạn truy cập vào thư mục Wordpress đã giải nén thì sẽ thấy một số thư mục có tên wp-admin, wp-includes, wp-content và một số tập tin tên là index.php, wp-config-sample.php… Tất cả các tập tin và thư mục này chúng gọi là mã nguồn WordPress.

Copy hết các folder có tên "wordpress" vào thư mục chứa host của bạn. Sau đó, đổi tên folder thành tên website của bạn (viết liền không dấu). Chẳng hạn, bạn đổi tên ‘WordPress’ thành ‘gofiber-demo’ và trên localhost, tên miền để truy cập website của bạn chính là: http://gofiber-demo

Bước 3: Tiến hành cài đặt website WordPress

Mở trình duyệt và truy cập vào đường dẫn đến thư mục WordPress trên host của bạn. Ví dụ như thông tin trên thì bạn truy cập vào đường dẫn http://gofiber-demo. Một trang yêu cầu chọn ngôn ngữ hiện ra và bạn hãy chọn Tiếng Việt hoặc  English > Tiếp tục.

cài đặt wordpress lên hosting
cài đặt wordpress lên hosting

Một cửa sổ mới xuất hiện đưa ra các yêu cầu bạn cần phải thiết lập trước khi đăng nhập vào trang quản trị. Chọn Let's go/Thực hiện ngay!

cách cài đặt WordPress lên hosting
cách cài đặt WordPress lên hosting

Nhập các thông tin gồm tên Database (database name), tên người dùng (User name), mật khẩu (password) đã tạo trước đó. Còn phần Tiền tố bảng dữ liệu (Table Prefix) giữ nguyên. Sau đó ấn Gửi/Submit để thực hiện bước tiếp theo.

cài đặt wordpress lên hosting
cài đặt wordpress lên hosting

Một thông báo việc bạng đã kết nối với cơ sở dữ liệu của bạn thành công. Tiếp tục chọn Run the install/Bắt đầu cài đặt

cài đặt wordpress lên hosting
cài đặt wordpress lên hosting

Bước tiếp theo bạn phải thiết lập các thông tin quan trọng cho website như: Tên website (site title), tên người dùng (Username), mật khẩu (password). Sau khi nhập xong nhấn “Install WordPress/Cài đặt WordPress”.

cài đặt wordpress lên hosting
cài đặt wordpress lên hosting - điền thông tin database

Sau khi hoàn thành các thiết lập, nếu chữ “Success/ Thành công” hiện ra nghĩa là bạn đã cài đặt thành công. Chọn Đăng nhập để truy cập vào trang quản trị của bạn.

cài đặt wordpress lên hosting
cài đặt wordpress lên hosting - cài đặt thành công

Lưu ý: Nếu bạn không tự tin cài đặt WordPress một mình, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hosting để được hỗ trợ cài đặt. Tại đây, các nhà cung cấp sẽ sử dụng các bảng điều khiển host như cPanel, DirectAdmin... để thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng khách hàng có thể tìm đến các nhà cung cấp hosting uy tín để lựa lựa chọn các gói phù hợp với chi phí và nhu cầu sử dụng của mình.

Nội dung bài viết trên, Gofiber chia sẻ cách cài đặt WordPress lên hosting cho bạn tham khảo. Hy vọng, qua bài viết bạn có thể dễ dàng đưa Wordpress lên hosting. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!