Hướng dẫn 2 bước kích hoạt tính năng System Monitor trên aaPanel

Thứ Hai, 8/14/2023, 5:02:12 AM
Để kích hoạt tính năng System Monitor trên aaPanel, người dùng chỉ cần vào mục Monitor rồi bật nút Turn on Monitory sang màu xanh lá.

System Monitor trên aaPanel là một tính năng giúp theo dõi tài nguyên trên hệ thống, Mặc dù tính năng này được tích hợp sẵn nhưng cũng cần phải được kích hoạt. Dưới đây, Gofiber sẽ hướng dẫn cách kích hoạt System Monitor chỉ với 2 bước đơn giản. 

Giới thiệu về System Monitor trên aaPanel

System Monitor là một công cụ mạnh mẽ trong aaPanel, cho phép bạn theo dõi tình trạng hoạt động của máy chủ thông qua giao diện đồ thị và số liệu thống kê. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tài nguyên hệ thống, hiệu suất và tình trạng hoạt động của máy chủ.

System Monitor trên aaPanel cho phép theo dõi CPU, Load Average, RAM, Disk I/O, Network I/O. Thời gian lưu thông số để theo dõi mặc định trên tính năng là 30 ngày, con số này có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu làm việc.

System Monitor trên aaPanel cho phép theo dõi CPU, Load Average, RAM, Disk I/O, Network I/O
System Monitor trên aaPanel cho phép theo dõi CPU, Load Average, RAM, Disk I/O, Network I/O

Chức năng chính của System Monitor:

  • Hiển thị tài nguyên hệ thống: System Monitor cung cấp thông tin về tài nguyên như CPU, RAM, dung lượng đĩa và tình trạng mạng của máy chủ. Điều này giúp bạn theo dõi việc sử dụng tài nguyên và đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định.
  • Đồ thị hiệu suất: Bằng cách sử dụng đồ thị, bạn có thể dễ dàng theo dõi hiệu suất của CPU và RAM theo thời gian. Giúp bạn phát hiện ra các pic tải nặng và đưa ra biện pháp phù hợp.
  • Thống kê sử dụng CPU và RAM: System Monitor cho phép xem danh sách các tiến trình đang sử dụng CPU và RAM một cách chi tiết để xác định các tiến trình gây tốn tài nguyên.
  • Kiểm tra mạng: Bạn có thể xem tốc độ mạng đang sử dụng và dữ liệu đang truyền qua mạng. Giúp kiểm tra xem máy chủ có gặp vấn đề về tốc độ mạng hay không.
  • Thông báo và cảnh báo: System Monitor có thể cung cấp thông báo và cảnh báo khi tình trạng tài nguyên hoặc hiệu suất của máy chủ vượt quá ngưỡng được đặt trước. Điều này giúp bạn có thể điều chỉnh kịp thời để tránh sự cố.

>> Xem thêm: Hướng dẫn bật remote MySQL trên aaPanel - 3 phút

Cách kích hoạt tính năng System Monitor trên aaPanel

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị aaPanel

Để kích hoạt tính năng System Monitor, trước hết cần phải truy cập đường link http://IP:8888/ để vào giao diện aaPanel. Trong đó, IP là địa chỉ IP của server aaPanel đang dùng.

Đăng nhập vào trang quản trị aaPanel, click chọn Monitor
Đăng nhập vào trang quản trị aaPanel, click chọn Monitor

Bước 2: Kích hoạt tính năng System Monitor trên aaPanel

Truy cập vào mục Monitor rồi bật nút Turn on Monitory sang màu xanh lá.

Bật nút Turn on Monitory và điều chỉnh thông số Number of days to save
Bật nút Turn on Monitory và điều chỉnh thông số Number of days to save

Sau khi kích hoạt 30 phút, các biểu đồ mới bắt đầu xuất hiện thông tin. Sau khoảng 1 ngày, các biểu đồ mới có đầy đủ thông tin chi tiết. Thời gian lưu nhật ký có thể thay đổi bằng cách chọn các mốc thời gian mặc định hoặc điều chỉnh ở ô Number of days to save, chỉ cần nhập số ngày muốn lưu rồi nhấn Modify là các biểu đồ sẽ được cập nhật.

Lưu ý, nếu lựa chọn thời gian lưu nhật ký càng lâu thì dung lượng lưu trữ sẽ càng nhiều.

Trên đây là các thông tin về System Monitor trên aaPanel, hướng dẫn cách kích hoạt cũng như cài đặt thời gian biểu đồ trên System Monitor trên aaPanel. Tính năng này sẽ giúp theo dõi lượng tài nguyên được sử dụng trên hệ thống. Nếu muốn biết thêm cách thao tác những chức năng khác trên aaPanel, hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo về chủ đề hướng dẫn aaPanel của Gofiber nhé.

0/5 - (0 bình chọn)

Chào mọi người, mình là Nguyễn Trung Hiếu - một người đam mê mãnh liệt với thế giới lập trình và công nghệ. Hiện tại, mình có vinh dự đồng hành cùng Công ty Gofiber, đảm nhận vai trò trong Ban Giám Đốc và dẫn dắt nhóm IT. Cuộc hành trình nghề nghiệp của mình không chỉ là hành trình học hỏi, khám phá về lập trình mà còn là sự trao đổi, chia sẻ những kiến thức về hệ thống server, hosting và nhiều lĩnh vực khác. Mình tin rằng sự nhiệt huyết và tinh thần học hỏi luôn dẫn đến những thành công bất ngờ, và mình rất háo hức được chia sẻ những trải nghiệm này với bạn đọc của Gofiber.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!