Lỗi forbidden và những điều bạn chưa biết về nó

Thứ Ba, 4/25/2023, 8:15:49 PM
Có khi nào bạn vào một website nào đó và gặp phải lỗi forbidden chưa? Lỗi này đôi khi khiến trang web không hiển thị, làm ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm dùng web của nhiều người. Vậy lỗi này là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục của nó như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Gofiber để được giải đáp ngay nhé!

Lỗi forbidden là gì?

Lỗi forbidden còn có tên gọi khác là 403 forbidden - đây là một lỗi khá thường gặp ở bất kỳ website nào trên mạng. Vậy điều gì khiến lỗi website này lại gây khó chịu cho nhiều người dùng đến như vậy? Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá ngay nhé!

Khái niệm lỗi forbidden

Lỗi forbidden (403 forbidden) là một dạng lỗi thuộc mã trạng thái HTTP (HTTP status code). Mã lỗi này có ý nghĩa là trang web hoặc nguồn bạn đang đăng nhập bị cấp truy cập vì một nguyên nhân nào đó. Hiểu đơn giản, lỗi này cho người dùng biết rằng họ không thể truy cập vào website do đường dẫn đang bị cấm hoặc thông tin đăng nhập web không đúng, bạn bị chặn khi truy cập vào trang web.

Lỗi forbidden xuất hiện ở đâu?

Lỗi forbidden thường xảy ra khi người dùng truy cập vào một trang web nào đó từ thiết bị điện tử. Các thiết bị này có thể là điện thoại hoặc máy vi tính. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra lỗi forbidden khi vừa vào một trang web bất kỳ nhưng màn hình hiển thị không phải trang web đó. Thay vào đó, màn hình bạn nhìn thấy được là một màn hình trắng và dùng chữ 403 forbidden hiện lớn giữa màn hình chính.

Lỗi forbidden
Lỗi forbidden

Một số trường hợp xảy ra lỗi forbidden

Vậy những trường hợp nào bạn hay gặp phải lỗi 403 forbidden nhiều nhất hiện nay? Dưới đây là một số trường hợp phổ biến nhất chắc chắn ai trong chúng ta cũng một lần gặp phải.

403 forbidden khi vào WordPress

Kể từ khoảng năm 2019, VNPT đã bắt đầu chặn trang Wordpress. Những trang web, blog nào có tên miền .wordpress.com hầu như đều bị chặn khi bạn truy cập từ Chrome. Tình trạng trang web Wordpress bị chặn không có nghĩa 100% trang web đó là trang độc hại hoặc đang gặp các vấn đề pháp lý. Chỉ đơn giản là nhà mạng VNPT chặn vì một số nguyên nhân riêng. Bạn chỉ cần đổi sang Cốc Cốc hoặc đổi ID là có thể vào được ngay.

403 forbidden khi vào WordPress
403 forbidden khi vào WordPress

403 forbidden khi cài đặt Wordpress

Một số người dùng gặp phải lỗi 403 forbidden không phải lúc vào web từ Wordpress mà bị ngay từ khi bắt đầu thực hiện các bước cài đặt web trong Wordpress. Nguyên nhân cho tình trạng này có thể là do bạn thiết lập security plugin không đúng. Ngoài ra, một số plugins bảo mật từ Wordpress đã chặn IP của bạn nếu cảm thấy không an toàn.

Những nhà cung cấp Wordpress hosting miễn phí hay trả phí có thể đang có thay đổi nào đó. Đây cũng là nguyên nhân cho tình trạng máy bị 403 forbidden trong quá trình cài đặt cho Wordpress. Lỗi này không nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến trang web của bạn. Bạn chỉ cần thực hiện một số thao tác là sẽ khắc phục nó được ngay.

403 forbidden page

Lỗi forbidden page có thể xảy ra trên website của bạn. Lỗi này thường là do người chủ page chặn bạn trước vì một nguyên nhân nào đó. Lỗi này không gây nguy hại cho máy tính bạn, chỉ là bạn không thể vào xem thông tin từ page facebook của họ được nữa mà thôi.

Trường hợp xảy ra lỗi forbidden
Trường hợp xảy ra lỗi forbidden

Những lỗi tương tự 403 forbidden

Ngoài 403 forbidden, máy tính còn có nhiều lỗi khá tương tự. Điển hình có thể kể đến như:

400 bad request

Lỗi 400 bad request khá tương tự với 403 forbidden. Lỗi này cũng là một mã HTTP báo cho người dùng rằng máy chủ web không xử lý truy vấn được do một nguyên nhan nào đó. Lỗi 400 bad request thường xuất hiện khi bạn gặp một trong các từ sau:

  • HTTP Error 400 – Bad Request.
  • HTTP Error 400.
  • 400 Bad Request.
  • Bad Request: Error 400.
  • Bad Request – Invalid URL.

Hầu hết nguyên nhân của lỗi 400 bad request này là do người dùng dán sai đường URL trên thanh tìm kiếm.

401 unauthorized

Lỗi 401 unauthorized là mã trạng thái HTTP gần giống với forbidden. Nó cho biết người truy cập không thể vào được web. Nguyên nhân là do người truy cập web không sở hữu quyền truy cập. Chỉ khi ID người dùng có kèm theo mật khẩu hợp lệ thì trang web mới mở. Lỗi này chỉ hiện ở cửa sổ trình duyệt và người dùng sẽ thấy ngay trên màn hình tại bất cứ trình duyệt và hệ điều hành nào.

Mỗi website sẽ thiết kế theo mỗi dạng khác nhau. Vì thế, lỗi 401 unauthorized sẽ tồn tại dưới một số dạng như:

  • 401 Unauthorized.
  • Authorization Required.
  • HTTP Error 401 – Unauthorized.
401 unauthorized
401 unauthorized

408 request timeout

Lỗi 408 request timeout cũng là một mã trạng thái HTTP có yêu cầu truy cập người dùng phải mất nhiều thời gian hơn bình thường. Việc kết nối của người truy cập với trang web đã không còn thời gian chờ. Hay nói cách khác, máy chủ đã đóng kết nối thay vì chờ đợi. Một số thông báo lỗi 408 request timeout khá phổ biến như:

  • The Request Has Timed Out.
  • Request Timeout.
  • 408: Request Timeout.

404 not found

Lỗi 404 not found cũng khá tương tự như lỗi forbidden. Lỗi này còn có tên gọi khác là "lỗi truy vấn khi trình duyệt giao tiếp cùng máy chủ". Lỗi này cũng là một mã phản hồi HTTP nhằm để người dùng biết trình duyệt đang không tìm thấy thông tin liên quan đến trang web mà người dùng yêu cầu. Lỗi này còn khiến web bị Google đánh giá thấp. Đồng thời thứ hạng của website bị giảm thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm của Google.

Khi người dùng gặp phải lỗi này, dòng thông báo sẽ hiện một trong các thông tin như:

  • 404 Error.
  • 404 not found.
  • Error 404 not found.
  • HTTP 404.
  • 404 page not found.
Các "biến thể" của forbidden nhiều người cũng gặp phải
Các "biến thể" của forbidden nhiều người cũng gặp phải

Nguyên nhân chung của hiện tượng lỗi forbidden

Nguyên nhân hình thành của lỗi forbidden có khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn tìm được yếu tố gây ra lỗi này thì sẽ khắc phục sớm tình trạng lỗi. Một số nguyên nhân gây ra lỗi forbidden thường thấy như:

Sai phân quyền file hoặc folder

Nếu như phần phân quyền file, thư mục của người chủ website không cho phép các truy cập từ bên ngoài thì những người dùng không được phân quyền sẽ không thể nào truy cập được trang web. Bạn có thể kiểm tra lại phần phân quyền này để nhiều người dùng vào được trang web hơn.

Lỗi plugin

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây nên lỗi forbidden là từ lỗi plugin không tương thích với web. Người thiết kế website nên kiểm tra plugin trước để xem nó có phù hợp với dạng website đang xây dựng hay không.

Công ty hosting đổi cập nhật hệ thống gây ra lỗi

Trong quá trình cập nhật hệ thống hoặc công ty hosting thay đổi hệ thống thì lỗi forbidden cũng rất dễ xuất hiện. Lỗi này thường dễ phát hiện hơn nên cách sửa cũng không khó khăn.

Quá trình cập nhật có thể gây ra lỗi
Quá trình cập nhật có thể gây một số vấn đề về forbidden

Cấu hình file htaccess không đúng

Cấu hình file htaccess là một file cấu hình sử dụng cho web server để chạy Apache. File này khi xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến sự điều hướng của trang web.

» Xem thêm: Wordpress htaccess: Khái niệm, cách dùng và cách chỉnh sửa

Một số sai sót khi bật mod_rewrite

Nguyên nhân khác gây lỗi forbidden nhất định phải kể đến là do kỹ thuật ghi lại địa chỉ website thành dạng khác (mod_rewrite). Lỗi này nằm trong kỹ thuật cài đặt của trang web. Khi bạn chuyển hướng đường URL không chuẩn thì người dùng vào web sẽ xuất hiện lỗi 404 forbidden này.

Thay đổi URL

Đường link url được xem là địa chỉ định danh của website đó trên Google. Nếu như người dùng thay đổi dù chỉ một chút địa chỉ nhưng lại không thông báo cho Google thì người dùng truy cập vào url cũ sẽ xuất hiện lỗi.

Mã code website bị sai

Một nguyên nhân phổ biến khác gây hiện tượng lỗi forbidden chắc chắn các IT sẽ nhận thấy, đó là nguyên nhân do mã code. Mỗi trang web đều được các lập trình viên viết code và thiết kế riêng. Nếu trong quá trình thiết kế, mã code thiếu hoặc thừa dù chỉ một dấu chấm thôi thì code đều sẽ bị sai. Kết quả là tình trạng lỗi 404 forbidden xuất hiện.

Một số cách khắc phục lỗi forbidden

Vậy có cách nào để khắc phục lỗi forbidden không? Đừng lo lắng, Gofiber sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn như sau:

Tải lại trang website

Tải lại trang web gần như là cách đầu tiên mà nhiều người áp dụng khi gặp tình trạng trang web bị lỗi forbidden. Nếu như máy tính của bạn là máy Windows thì hãy nhấn tổ hợp Ctrl + R còn nếu máy là Macbook thì nhấn tổ hợp Command + R. Hoặc bạn cũng có thể nhấn nút F5 cho nhanh. Sau khi trang web đã thử tại lại nhiều lần nhưng không hiệu quả thì bạn mới cần áp dụng các bước khác.

Xem lại URL có sai hay không

Hầu hết các website ngày nay đều được thiết kế cấu hình không cho phép duyệt thư mục. Vì thế, lỗi forbidden sẽ xuất hiện ở 1 thư mục thay vì trong một trang cụ thể nào đó. Trước hết, bạn hãy kiểm tra xem mình có copy hoặc viết đúng đường URL hay chưa.

Xóa cookie trình duyệt

Khi xóa cookie trình duyệt thì đồng nghĩa bạn cũng đăng xuất khỏi tất cả trang web. Để thực hiện được bước xóa cookie, hãy theo các bước sau:

  • Bước 1: mở Chrome.
  • Bước 2: chọn biểu tượng Thêm (có 3 dấu chấm dọc) > cài đặt nằm ở trên cùng bên phải.
  • Bước 3: chọn vào quyền riêng tư và bảo mật > Cookie...
  • Bước 4: chọn xem tất cả dữ liệu > xóa.
  • Bước 5: xác nhận xóa dữ liệu.

» Xem thêm: Cookie và những điều cần lưu ý khi duyệt web để bảo mật dữ liệu

Trở lại trang web vào thời điểm khác

Một số trang web nếu đang trong quá trình nâng cấp thì cũng có thể mắc phải lỗi forbidden. Người dùng hầu như không cần phải làm gì nhiều. Việc nâng cấp web chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có thể khoảng 1 ngày mà thôi. Do đó, hãy thử đợi một thời gian rồi quay lại vào thời điểm khác, lúc này có thể web đã cập nhật xong và không còn lỗi này nữa.

Tải lại web để kiểm tra có còn lỗi hay không
Tải lại web để kiểm tra có còn lỗi hay không

Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet

Trường hợp bạn phát hiện mình là người duy nhất gặp phải hiện tượng lỗi forbidden thì có thể nguyên nhân không phải do web mà do địa chỉ IP truy cập của bạn. Để khắc phục được nguyên nhân này, chỉ có một cách duy nhất là bạn phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Họ sẽ có kỹ thuật riêng để hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề này.

Trên đây, Gofiber đã giúp bạn giải đáp một số kiến thức xoay quanh lỗi forbidden. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng lỗi này nhưng đã thử nhiều cách nhưng không hiệu quả thì hãy thử liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Gofiber là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS hàng đầu tại Việt Nam. Giải pháp máy chủ điện toán đám mây (cloud server/cloud VPS) của Gofiber được xây dựng trên nền tảng công nghệ ảo hóa tiên tiến KVM cùng hệ thống hạ tầng mạnh mẽ, Nhiều Data Center, Hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, VPS KVM tối ưu hóa cho hiệu năng cao, Miễn phí DirectAdmin chính hãng, VPS SSD - ổ cứng SSD Enterprise hiệu năng đọc ghi cao.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!