Nói nhanh về SEO là gì
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, có nghĩa là các thao tác tối ưu hóa dành cho công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ này hiện nay được hiểu là bao gồm cả những quy chuẩn được công bố chính thức và cả các quy chuẩn "mập mờ" từ các công cụ tìm kiếm. Và vì SEO là một phần của marketing nên còn được gọi là SEO marketing. Có nhiều công cụ tìm kiếm nhưng thông dụng và phổ biến nhất có thể kể đến các ông lớn như Google, Bing (Microsoft), Baidu, Yahoo, v.v. Việc làm SEO chính là làm sao trang web của bạn được đánh giá cao bởi các công cụ tìm kiếm này, để từ đó có được thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm, mang lại nhiều truy cập và chuyển đổi hơn cho website.
Khi bạn tra trên Google từ khóa "SEO là gì" thì sẽ có rất nhiều kết quả trả về định nghĩa của cụm từ này. Điều này có thể làm cho nhiều người cảm thấy khó hiểu hoặc chóng mặt vì có quá nhiều thông tin. Nếu bạn vẫn chưa hiểu SEO là gì, hãy thừ hiểu đơn giản rằng: SEO là cách đưa website lên vị trí top đầu trong kết quả của bộ máy tìm kiếm. SEO như một hoạt động marketing của doanh nghiệp giúp quảng bá thương hiệu, bán được hàng, tăng lượng traffic lớn để kiếm tiền ngay cả khi bạn không có sản phẩm.
Nếu bạn quyết định bước chân vào nghề SEO đầy thử thách và cam go này thì không phải hiểu được SEO là gì không thôi. Yếu tố quan trọng và quyết định đó chính là bạn làm SEO để làm gì? Mục đích bạn làm SEO? Công việc SEO làm gì? Quy trình và cách thức của SEO…
Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp SEO Marketing
Như mọi phương pháp marketing hiện đại khác, SEO Marketing cũng tồn tại các nhược điểm bên cạnh các ưu điểm. Hãy cùng Gofiber phân tích sâu hơn vào vấn đề này bên dưới:
Ưu điểm của SEO
SEO có nhiều ưu điểm, trong đó phải kể đến các ưu điểm nổi bật như:
-
Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư (ROI): Khi lượng người dùng truy cập vào website tăng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin chi tiết về số lượng khách tiềm năng. Hành vi khách hàng từ lúc lựa chọn đến khi mua hàng cũng được thu thập một cách chi tiết và đầy đủ so với các phương pháp khác. Khi biết được từ khóa mang về tỷ lệ khách hoàn hoàn tất thanh toán cao thì sẽ giúp phần tăng tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp.
-
Cải thiện trải nghiệm người dùng: Mục đích cuối cùng của SEO chính là phục vụ người dùng. Do đó, công việc của SEO là tối ưu UX/UI và làm mới nội dung nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên website.
-
Tối ưu chi phí: SEO là chiếc lược dài hạn, thời gian đầu sẽ tốn khá nhiều chi phí. Nhưng khi có lượng truy cập ổn định thì bạn chỉ cần duy trì mà không cần tốn quá nhiều chi phí như ban đầu.
-
Hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng: SEO là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp tiến hành phân tích hành vi khách hàng. Thông qua đó, giúp người làm SEO hiểu hơn về khách hàng và xác định được chân dung khách hàng tiềm năng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cũng như doanh thu từ website. Dựa trên hành vi khách hàng, công cụ tìm kiếm sẽ đề xuất website của bạn trong top 10 có lượng traffic cao hơn.
-
Mang lại sự uy tín và mức độ nhận diện thương hiệu: Website có lượng truy cập cao đồng nghĩa thương hiệu của bạn đang ngày càng được biết đến. Từ đó, đem lại sự uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.
Nhược điểm của SEO
Tất nhiên, thị trường cạnh tranh trong ngành SEO hiện nay khá nhiều nếu không muốn nói là khá khốc liệt ở một số ngách, đặc biệt các ngách có doanh số cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như:
-
Thời gian đầu tư lâu: SEO là phương pháp quảng bá website lâu dài. Tất nhiên, để hướng đến sự bền vững nằm top lâu dài thì mất khá nhiều thời gian. Điều này đòi hỏi ở SEO là sự kiên nhẫn, kiên định. Với phương pháp này sẽ không phù hợp với người làm kinh doanh cần quả ngọt nhanh.
-
Đối thủ cạnh tranh: Sự cạnh tranh khó tránh khỏi ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực nào. Sự cạnh tranh trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm luôn sôi động hơn bao giờ hết. Khi lên top cao thì bạn nên tiếp tục cố gắng hơn, bởi các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lượng để tấn công và đẩy bạn xuống.
-
Sự thay đổi liên tục của thuật toán Google: Thứ hạng đứng top là điều khó đoán trước được. Nó có thể biến động liên tục khó lường trước mọi chuyện. Thường Google sẽ có nhiều đợt cập nhật trong năm thường sẽ rơi vào tháng 3, 5 và 11. Cốt lõi của việc thay đổi thuật toán này chính là hạn chế đối với ai thuộc trường phái Black Hat SEO. Đối với White Hat SEO thì yên tâm nhưng cũng nên cải thiện chiến lược tối ưu nhất.
Gofiber là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS hàng đầu tại Việt Nam. Giải pháp máy chủ điện toán đám mây (cloud server/cloud VPS) của Gofiber được xây dựng trên nền tảng công nghệ ảo hóa tiên tiến KVM cùng hệ thống hạ tầng mạnh mẽ, Nhiều Data Center, Hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, VPS KVM tối ưu hóa cho hiệu năng cao, Miễn phí DirectAdmin chính hãng, VPS SSD - ổ cứng SSD Enterprise hiệu năng đọc ghi cao.
Nghề SEO là làm gì? Công việc của một SEOer là gì?
Từ định nghĩa SEO là gì bên trên chắc hẳn các bạn SEOer mới vào nghề hoặc các bạn đang muốn trở thành một SEOer cũng phần nào hình dung ra các việc mà một SEOer thường phải làm là gì. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn là những gì các bạn hình dung chỉ nằm trong khoảng 40-50% so với thực tế. Tuy nhiên, khoan hãy nói sâu về vấn đề này, bên dưới sẽ liết kê những việc một SEOer thường phải thực hiện nhất, và nếu bạn đang muốn theo đuổi nghề SEO thì hãy lưu lại và chiêm nghiệm nó thật kỹ!
Nghề SEO là gì?
Nghề SEO là một phạm trù mà ở đó các chuyên viên hay chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực này làm mọi cách, tận dụng mọi công cụ cả chính thống và không chính thống, miễn làm sao có thể đưa website của doanh nghiệp có thứ hạng tốt nhất trên các công cụ tìm kiếm. Nghề SEO là một trong những nhóm công việc trong Digital Marketing, họ đảm nhận viện SEO Onpage và SEO Offpage.
SEOer làm những công việc gì?
Điều quan trọng của một nhân viên SEO là phải xác định được công việc. Làm SEO không đơn thuần là đưa từ khóa lên top mà phải làm sao giữ top và khiến người sử dụng click vào website thường xuyên.
Thông thường, một SEOer thì cần phải làm một số công việc như:
-
Lên kế hoạch SEO: Việc này sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì, cần gì và làm thế nào. Đây là công việc đầu tiên mà bất kỳ một SEOer đều phải thực hiện.
-
Nghiên cứu từ khóa: Từ khóa là phần quan trọng trong SEO. Vậy nên, một nhân viên SEO marketing, SEO content đều bắt buộc phải biết cách phân tích và lập nhóm từ khóa để lên bài viết sáng tạo nội dung thu hút. Ở công việc này, bạn có thể thông qua các công cụ nghiên cứu từ khóa để lên danh sách.
-
Phân tích, đánh giá đối thủ: Đối thủ là những doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân dẫn top cao. Thông qua việc phân tích, đánh giá đối thủ để giúp bạn đổi chiến lược phù hợp để hoàn thiện website của mình.
-
Content sáng tạo và cập nhật: Nội dung quyết định việc người dùng có ở lại trang lâu dài hay không. Bởi vậy, SEOer cần theo dõi content của mình, điều chỉnh và cập nhật phù hợp với đối tượng người đọc.
-
Tối ưu các kỹ thuật SEO: Nắm rõ và thực hiện các kỹ thuật SEO cần thiết để tăng độ uy tín, đánh giá cao của Google.
-
Tương tác với người dùng: Khi trả lời các bình luận của người dùng trên website như một việc tương tác và giữ chân người dùng ở lại.
-
Xây dựng link building uy tín: Yếu tố quan trọng giúp tăng thứ hạng cho trang. Bạn phải nắm rõ được việc tìm kiếm backlinks chất lượng giúp sức cho website cải thiện thứ hạng.
-
Thiết kế, nâng cấp UX/UI: giao diện website liên quan đến trải nghiệm người dùng. Tất nhiên, một giao diện dễ dàng tìm kiếm thông tin, thuận tiện cho việc sử dụng thì sẽ giữ chân khách hàng ở lại.
-
Theo dõi, đánh giá và lập báo cáo: Theo dõi tình hình kết quả mình làm để đánh giá và tìm cách khắc phục cũng như duy trì website.
-
Duy trì lặp lại các công việc trên thường xuyên
Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của nhân viên SEO
Nghề SEO đang trở thành nghề hot, mức lương ổn hiện nay. Bởi thế, cơ hội của nghề này được gọi là có tiềm năng. Tất nhiên, ở mỗi cấp độ cũng như kỹ năng sẽ có mức lương khác nhau. Theo lộ trình thì sẽ từ:
-
Kỹ thuật viên SEO
-
Chuyên viên SEO
-
SEO leader
-
Trưởng phòng SEO
-
Giám đốc dự án SEO
-
Chuyên gia SEO
Trên thực tế, công việc SEO không chỉ dừng lại ở từng cấp hoặc mức lương cố định. Chỉ là bạn có muốn dấn thân, đi tới cùng, trao dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện mình. Thậm chí bạn có thể trở thành một chuyên gia SEO cung cấp dịch vụ SEO cho khách hàng mà không cần phải qua các lộ trình từng cấp trên.
Một vài công cụ hỗ trợ SEO Marketing tốt nhất
Để hỗ trợ cho quá trình làm SEO của bạn, không thể không nhờ đến sự trợ giúp của các công cụ hỗ trợ SEO. Mỗi công việc sẽ có các tool giúp bạn tham khảo, phân tích và giúp quá trình SEO của bạn được hiệu quả hơn.
Các công cụ sẽ hỗ trợ bạn nghiên cứu từ khóa, kiểm tra thứ hạng từ khóa, phân tích website, phân tích backlinks, tối ưu content, hỗ trợ SEO trực tuyến… Một số công cụ SEO được các SEOer tin dùng phải kể đến như:
-
Google Keyword Planner
-
Ahrefs
-
Keywordtool.io
-
Rank Tracker - SEO Powersuite
-
SERP Robot
-
Screaming Frog
-
Website Auditor
-
Open Site Explorer
-
Grammarly
-
SEO surfer
-
SEMrush
-
Google Analytics
-
Spineditor
-
imagecompressor.com
-
…
Như vậy, bài viết trên chia sẻ tất cả thông tin chi tiết nhất về SEO là gì? Và một số vấn đề thông tin về nghề SEO cho bạn tham khảo. Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi giữa hàng ngàn bài viết về SEO là gì. Hy vọng, qua bài viết bạn đã có quyết định sẽ tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu về làm SEO để bắt đầu cuộc hành trình ngành nghề này của mình.
Gofiber là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO từ khóa và SEO tổng thể. Dịch vụ SEO từ khóa của Gofiber giúp khách hàng tìm kiếm và chọn lựa các từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của họ. Trong khi đó, dịch vụ SEO tổng thể của Gofiber cung cấp các giải pháp tối ưu hóa toàn diện cho trang web, từ nội dung đến cấu trúc và liên kết. Gofiber cam kết mang lại cho khách hàng của mình các dịch vụ SEO uy tín, tin cậy và chuyên nghiệp.