SMTP gmail? Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập SMTP gmail

Thứ Bảy, 5/20/2023, 1:47:23 PM
SMTP Gmail giúp gửi email từ tài khoản Gmail của người dùng qua các ứng dụng email khách  khác như Outlook, Thunderbird và từ chính trang WordPress. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về SMTP Gmail nhé. 

Hầu hết mọi người đều biết đến Gmail nhờ giao diện thân thiện và các tính năng hữu ích như toán tử tìm kiếm và tiện ích bổ sung. Và SMTP Gmail đã không còn là thuật ngữ xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt. Bởi nhờ vào giao thức này, người dùng có thể gửi một khối lượng lớn email với tốc độ nhanh chóng. Nếu chưa biết rõ SMTP Gmail là gì, cách thiết lập SMTP Gmail như thế nào, thì bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

SMTP gmail là gì?

SMTP, là cụm từ được tạo nên nhờ cách ghép các chữ cái đầu của 4 từ “Simple Mail Transfer Protocol”, tức là “giao thức truyền tải thư đơn giản hóa". Dịch vụ SMTP Gmail giúp bạn gửi email với tốc độ nhanh chóng và không giới hạn số lượng email gửi như những giao thức gửi email thông thường.

SMTP Gmail là giao thức truyền tải thư với tốc độ nhanh chóng
SMTP Gmail là giao thức truyền tải thư với tốc độ nhanh chóng

SMTP đảm nhiệm vai trò chính là gửi email, Còn nhiệm vụ nhận mail hoặc truy xuất dữ liệu sẽ do các giao thức khác thực hiện. Thông thường thì máy chủ SMTP hoạt động qua cổng Internet 25 (TCP).

Giao thức trước đó của SMTP trong Internet là Mailbox Protocol (RFC 278) xuất hiện từ năm 1971 và sau đó là RFC 821. Vào đầu những năm 1980, SMTP đã trở thành một bổ sung cho UUCP và được dùng chủ yếu cho các máy tính được kết nối định kỳ cho việc lưu hành email.

Lợi ích của việc sử dụng SMTP Gmail

Vậy tại sao SMTP Gmail lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng đến vậy Đây là một vài lợi ích của giao thức này: 

  • Gửi số lượng lớn email với tốc độ nhanh chóng mà không bị giới hạn giống như những hòm thư miễn phí khác của Gmail.
  • SMTP Gmail giúp các doanh nghiệp tiếp cận và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Tỷ lệ gửi email thành công cao hơn so với những hình thức gửi mail khác.
  • Chi phí cho Email Marketing được tối ưu hóa và không tốn nhiều chi phí để đăng ký email.
  • Giảm thiểu tỷ lệ bị đánh dấu Spam Email 

Cách tìm Server SMTP Gmail

Bạn cần phải cài đặt máy chủ SMTP cho Gmail nếu muốn gửi thư điện tử từ tài khoản Gmail qua các ứng dụng email khác như Outlook, Thunderbird. Cách cài đặt cấu hình SMTP Gmail của mỗi nhà cung cấp dịch vụ Email là khác nhau. Thế nên, người dùng có thể lựa chọn cách thiết lập SMTP Gmail phù hợp với hệ thống thư điện tử của mình.

Cách cài đặt cấu hình SMTP Gmail của từng nhà cung cấp là khác nhau
Cách cài đặt cấu hình SMTP Gmail của từng nhà cung cấp là khác nhau

Vậy làm thế nào để tìm server SMTP Gmail phù hợp cho riêng mình? Bạn có thể tham khảo thông số đầy đủ khi cài đặt giao thức SMTP Gmail mặc định dưới đây: 

  • Địa chỉ server SMTP Gmail: smtp.gmail.com.
  • Tên SMTP Gmail: Họ và tên đầy đủ của người dùng
  • Username: Địa chỉ Gmail của người dùng (như example@gmail.com)
  • Password: Password đăng nhập gmail.
  • TLS port: 587.
  • SSL port: 465.
  • Requires SLL: Chọn Yes.
  • Requires TLS: Yes.
  • Requires authentication / Use authentication: Yes.
  • Requires secure connection / Use secure connection: Yes

Cách thiết lập SMTP Gmail nhanh chóng

Một điều mà nhiều người quan tâm chính là làm thế nào để cấu hình SMTP Gmail để gửi email từ WordPress hoàn toàn miễn phí.

Đầu tiên, bạn cần tạo một ứng dụng Google để kết nối tới server Gmail SMTP thông qua cổng API, Người ra, cũng cần phải có một plugin Wordpress SMTP, bạn có thể chọn các plugin phổ biến như Post SMTP Mailer/Email Log hoặc WordPress Mail SMTP. 

Bước 1: Cài đặt plugin để có URL sử dụng trong ứng dụng Google.

Đầu tiên, cài đặt và activate plugin Post SMTP Mailer/Email Log từ WordPress.org để cấu hình trang WordPress gửi email thông qua server SMTP/API Gmail.

Tiếp đến, vào mục Post SMTP trong dashboard WordPress rồi click chọn Show All Settings nằm ngay bên dưới mục Start the Wizard.

Sau đó, sang tab Message rồi thiết lập địa chỉ và tên email muốn gửi. Bạn có thể chọn địa chỉ Gmail cá nhân hoặc dùng bất kỳ địa chỉ email nào khác.

Tiếp theo, vào mục Account rồi chọn Gmail API trong menu Type. Lúc này màn hình sẽ có thêm một tùy chọn Authentication phía dưới. Bạn cần ghi nhớ hai địa chỉ này để sử dụng ở các bước tiếp theo.

Cài đặt và cấu hình plugin
Cài đặt và cấu hình plugin

Bước 2: Tạo một ứng dụng Google

Google cho phép người dùng gửi email an toàn từ trang WordPress qua Gmail API. Quá trình này tương đối phức tạp, nên bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

Tạo Project

Đầu tiên, bạn mở tab mới rồi copy URL sau (https://console.developers.google.com/apis/dashboard) vào Google Developers Console để tạo một project mới. Click vào mục “Kinsta SMTP Server” để tạo project.

Tạo Project
Tạo Project

Cho phép API Gmail

Tiếp theo, click chọn “Enable APIs and Services” > tìm Gmail > Click chọn Gmail API.

Click chọn Enable để cho phép Google xác thực
Click chọn Enable để cho phép Google xác thực

Click vào nút Enable trên trang

Tạo thông tin đăng nhập

Lúc này, bạn sẽ được chuyển tới một giao diện riêng cho API Gmail. Click chọn “Create Credentials”.

Tạo thông tin đăng nhập
Tạo thông tin đăng nhập

Tiếp theo, điền các thông tin cần thiết như ở dưới:

  • Which API are you using? Gmail API.
  • Where will you be calling the API from? Web browser (JavaScript).
  • What data will you be accessing? User data.

Cuối cùng là click vào phần What credentials do I need?

Thiết lập Consent Screen

Bây giờ Google sẽ yêu cầu bạn cài đặt màn hình xác thực mỗi khi sử dụng tài khoản Google để đăng nhập hay đăng ký cho các trang khác.

Bạn chỉ cần nhập các thông tin đáp ứng yêu cầu của Google và click chọn “Set Up Consent Screen”.

Chọn Set Up Content Screen
Thiết lập Content Screen

Tiếp theo, trình duyệt sẽ mở ra một tab mới để cấu hình OAuth consent screen. Trong phần User Type, click chọn "External" và nhấn "Create".

Nhập các thông tin cơ bản cho trang
Nhập các thông tin cơ bản cho trang

Sau đó, nhập các thông tin cơ bản cho trang. Cuối cùng là nhấn Save để hoàn tất quá trình.

Thêm thông tin đăng nhập vào project

Bây giờ hãy quay lại trang Add credentials to your project rồi nhập các thông tin sau:

  • Name – tên website.
  • Authorized JavaScript origins – trong phần Post SMTP Mailer/Email Log plugin (Bước 1).
  • Authorized redirect URIs – trong phần Post SMTP Mailer/Email Log plugin (Bước 1).

Cuối cùng, click chọn Refresh > Create OAuth client ID rồi click Done.

Bây giờ bạn sẽ thấy một phần cho OAuth 2.0 Client IDs trong tab Credentials. Click vào entry có tên vừa tạo.

Click vào entry có tên ta vừa tạo
Click vào entry có tên vừa tạo

Bạn cần tìm các thông tin liên quan đến: Client ID và Client secret. Hãy giữ hai thông tin này để tiếp tục với bước tiếp theo.

Bước 3: Thêm ID Client của Gmail vào thiết lập của plugin.

Để hoàn tất quy trình cấu hình SMTP Gmail, bạn về lại trang cấu hình của plugin trong dashboard WordPress, paste thông tin về Client IDClient secret ở bước 2 vào các ô tương ứng và nhấn "Save Changes".

Thêm ID Client của ứng dụng Gmail vào plugin
Thêm ID Client của ứng dụng Gmail vào plugin

Lúc này, plugin sẽ yêu cầu cấp quyền với Google.

Plugin sẽ yêu cầu cấp quyền với Google
Plugin yêu cầu cấp quyền với Google

Click vào link "Grant permission with Google", màn hình sẽ hiển thị cảnh báo This app isn’t verified. Khi đó, bạn hãy bỏ qua thông báo này vì vẫn chưa hoàn tất việc gửi ứng dụng cho Google để review. Click vào Show advanced settings rồi chọn "Go to Kinsta.cloud (unsafe)" để tiếp tục.

Bảo qua thông báo This app isn’t verified
Bỏ qua thông báo This app isn’t verified

Bây giờ quá trình xác thực sẽ diễn ra hoàn toàn bình thường. Đảm bảo rằng bạn chọn Allow để cho phép WordPress truy cập vào tài khoản Google để gửi email thông qua server Gmail SMTP.

Bước 4: Gửi email test

Để đảm bảo quá trình thiết lập không có lỗi gì, bạn cần gửi thử một email test. Plugin Post SMTP Mailer/Email Log cho phép tùy chọn gửi email test thông qua trang cài đặt.

Gửi Email Test
Gửi Email Test

Nhập địa chỉ email gửi tin nhắn và vào hộp thư để kiểm tra email.

Vào hộp thư để kiểm tra Email
Vào hộp thư để kiểm tra Email

Như vậy là quá trình thiết lập SMTP Gmail đã hoàn tất thành công. Người dùng có thể kiểm tra các email được gửi từ trang trong phần Post SMTP > Email Log.

Một số câu hỏi thường gặp về giao thức SMTP Gmail

Có thể dùng cấu hình Server SMTP Gmail để gửi email giao dịch Wordpress hay không?

Câu trả lời là có. WordPress thường gửi rất nhiều email giao dịch liên quan tới việc đổi mật khẩu, gửi thông báo đẩy,... Và người dùng hoàn toàn có thể gửi các email này thông qua giao thức SMTP Gmail. Các tài khoản Gmail free cho phép gửi đến 500 email trong 1 ngày. Còn với những tài khoản trả phí thì có thể gửi đến 2000 email.

Những lỗi nào khiến SMTP Gmail không hoạt động?

Nếu SMTP Gmail không thể hoạt động thì có thể do một số lỗi cơ bản như:

  • Sai mật khẩu
  • Người dùng quên chưa bật SMTP.
  • Cần xác thực đăng nhập từ ứng dụng thứ 3.
  • Bạn có đang truy cập email từ vùng có múi giờ, vùng địa lý khác không?
  • Chưa sử dụng đúng Port cho giao thức.

Server SMTP Gmail có thể hoạt động không khi Gmail bật xác thực hai yếu tố?

Giao thức SMTP Gmail hoàn toàn có thể hoạt động với phương thức xác thực 2 yếu tố. Thế nhưng, bạn cần phải tạo một password tương ứng để ứng dụng có thể kết nối được. Mặt khác, nếu người dùng muốn sử dụng giao thức SMTP Gmail để gửi email của trang WordPress thì nên sử dụng Gmail API. Phương thức này cho phép gửi email bằng API của Gmail thay vì nhập thông tin của server SMTP, từ đó hạn chế các trục trặc với phương thức xác thực 2 yếu tố.

Vậy là với bài viết này, bạn đã biết được khái niệm SMTP Gmail là gì và lợi ích của giao thức này. Hy vọng rằng, bạn sẽ biết cách thiết lập và cấu hình SMTP Gmail để dễ dàng gửi email miễn phí và hiệu quả. Sử dụng SMTP Gmail có thể tối ưu hiệu suất và tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp đấy. 

>> Xem thêm: Yandex Mail là gì? Cách tạo Yandex Mail miễn phí nhanh chóng

0/5 - (0 bình chọn)

Xin giới thiệu Mai Khuê, một cộng tác viên nội dung tại Gofiber với đam mê viết content và sáng tạo nội dung. Với kinh nghiệm sống và trải nghiệm đa dạng, Mai Khuê mang đến góc nhìn tươi mới và sự giàu trí tưởng tượng trong việc sáng tạo nội dung. Mai Khuê đặc biệt đam mê công nghệ và hiểu rõ về những xu hướng mới trong lĩnh vực này. Bằng việc kết hợp sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng sáng tạo vượt trội, Mai Khuê tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng, từ việc giới thiệu sản phẩm công nghệ đến viết bài về các xu hướng công nghệ mới nhất. Với sự trải nghiệm sống đa dạng, Mai Khuê có khả năng đồng cảm và hiểu được nhu cầu của độc giả. Bằng cách kết hợp chất lượng văn phong và sự tinh tế trong việc truyền đạt thông tin, Mai Khuê tạo ra những bài viết sáng tạo và thú vị, mang đến giá trị cho độc giả và gợi mở đến những khám phá mới. Với vai trò là một công tác viên nội dung tại Gofiber, Mai Khuê cam kết đem đến những nội dung tốt nhất, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Mai Khuê không ngừng cập nhật và nghiên cứu để đảm bảo rằng những bài viết của mình luôn phù hợp với xu hướng mới và tạo được sự tương tác tích cực. Nếu bạn đang tìm kiếm một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Mai Khuê. Với đam mê, kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về công nghệ, Mai Khuê sẽ mang đến những giải pháp nội dung sáng tạo và hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của Mai Khuê. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ ngay để Mai Khuê có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!