Khách hàng của TiKi là ai?
Kể từ đầu năm 2017 đến nay, TIKI có nhiều chiến lược marketing, từ mô hình B2C cho đến marketplace. Tức là thay vì TIKI sẽ tự nhập hàng về, giám sát chất lượng và cung ứng cho khách hàng thì nay chỉ đóng vai trò như một sàn giao dịch trực tuyến mà thôi.
Khi TIKI trở thành sàn giao dịch trực tuyến (gần tương đồng như sàn thương mại điện tử Amazon) thì nhà cung cấp chỉ cần đăng ký gian hàng, đăng tải sản phẩm. Khách hàng sẽ trực tiếp mua hàng thông qua sàn với nhiều đơn vị cung ứng khác nhau.
Chính vì TIKI trở thành một sàn thương mại điện tử, cho nên đối tượng khách hàng của đơn vị này rất đa dạng, từ người dân ở thành thị cho đến nông thôn, chỉ cần có nhu cầu mua hàng trực tuyến thì đều là đối tượng khách hàng của TIKI. Đặc biệt, nhóm người trẻ, hiểu biết về công nghệ và có thu nhập ổn định, thường xuyên mua hàng trực tuyến chính là thị phần lớn nhất của TIKI.
Phân tích mô hình SWOT của TiKi
TIKI có thể coi là một trong những thương hiệu tạo nhiều dấu ấn cho người Việt với chiến lược truyền thông đặc sắc. Nếu bạn muốn tìm hiểu về mô hình SWOT của TIKI để có cái nhìn khái quát hơn về đơn vị sàn thương mại điện tử này thì hãy theo dõi ngay sau đây:
Tình hình sàn thương mại Tiki gần đây
Khởi đầu của sàn thương mại TIKI chỉ là một website bán sách tiếng anh trực tuyến vào tháng 3 năm 2010. Phải đến năm 2013, quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc đã đầu tư vào TIKI nên đơn vị dần mở rộng kinh doanh các mặt hàng khác chứ không còn gói gọn ở mảng sách như lúc trước.
Trong thời gian kể từ năm 2016, website TIKI trở thành sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và là công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 Việt Nam, có mặt trên cả 63 tỉnh thành.
Vào năm 2017, TIKI dần chuyển sang hình thức Marketplace và thu hút thêm với hơn 300.000 sản phẩm khác nhau được bày bán.
Gần đây, vào năm 2020, TIKI huy động được 130 triệu USD từ đơn vị Northstar Group. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30% tại thị trường Việt Nam.
Dự báo, nếu TIKI duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự như 2020 thì con số doanh thu có thể đạt lên đến 33 tỷ USD vào năm 2025.
Strengths - Điểm mạnh
TIKI có thể coi như là một trong những đơn vị dẫn đầu của sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Chính vì thế, TIKI có không ít điểm mạnh nổi trội mà không phải sàn thương mại online nào cũng có được.
-
Bề dày hoạt động mua bán lâu đời
TIKI được thành lập vào năm 2010 với khởi đầu là một trang web bán sách (gần tương đồng như Amazon) vì thế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử.
-
Độ nhận diện thương hiệu rất tốt
Khi thương mại điện tử còn chưa phát triển nhiều tại Việt Nam, TIKI đã là một nhà bán lẻ đa dạng và độ phủ sóng cao. Không khó để bạn bắt gặp những mục quảng cáo sản phẩm trên các trang web nhưng dẫn các đường link về TIKI hoặc gần ngày sale có những video quảng cáo trên Youtube hay truyền hình.
-
Mạng lưới phân phối trải dài cả nước
Bạn có thể mua hàng của TIKI ở bất cứ đâu trên mọi miền đất nước bởi hệ thống logistic của TIKI rất rộng lớn và tốc độ nhanh chóng. Thậm chí, nhiều khu vực như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội chỉ cần mất 2 giờ để sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
-
Được rót vốn liên tục
Chỉ tính trong năm 2018, TIKI đã được rót những khoản tiền khổng lồ từ các quỹ đầu tư từ nước ngoài. CHẳng hạn như nguồn đầu tư từ tập đoàn JD với 44 triệu USD vào năm 2017 và đến tháng 9/2018 TIKI tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng.
-
Giá cả phải chăng, đảm bảo hàng chính hãng
Khi mua hàng ở TIKI, khách hàng được đảm bảo hàng chính hãng với giá cả phải chăng nhất.
Weaknesses - Điểm yếu
Mặc dù TIKI có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, có vốn đầu tư mạnh và luôn luôn đổi mới, thế nhưng đơn vị này vẫn còn tồn tại không ít điểm yếu, điển hình như:
-
Việc đóng gói hàng hóa
Nếu như bạn là người mua hàng của nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau, bạn có thể nhận thấy rằng, việc đóng gói hàng hóa của TIKI rất “hên xui”. Vì vậy mà đôi khi hàng mà bạn nhận được về sẽ không mấy “toàn vẹn”.
-
Quy trình duyệt bài đối với người bán khá rắc rối
Hệ thống xét duyệt sản phẩm, nội dung xây dựng của người bán trước khi lên sàn khá phức tạp. Mỗi bài đăng sẽ cần đợi đến 48 giờ xem xét, kiểm duyệt trước khi “lên sàn” thực sự nên mất rất nhiều thời gian. Chưa kể nếu bạn cần chỉnh sửa hình ảnh, nội dung thì phải đợi thêm 48 giờ tiếp theo.
-
Sự đa dạng giữa các mặt hàng không đồng đều
Quy mô và sự đa dạng trong mỗi mặt hàng với nhau tại TIKI không mấy đồng đều. Điển hình như bạn có thể dễ dàng tìm mọi loại mặt hàng sách trên TIKi hơn so với shopee hay Lazada nhưng mặt hàng quần áo, giày dép lại ít hơn so với các sàn khác.
Opportunities - Cơ hội
Trong thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ GenZ có xu hướng mua hàng online nhiều hơn các thế hệ trước. Chính vì thế mà các sàn thương mại như TIKI có cơ hội phát triển vô cùng lớn.
-
Nhu cầu mua sắm tăng cao chóng mặt
Kể từ sau đại dịch Covid-19, xu hướng mua hàng online được thúc đẩy hơn bao giờ hết. Trung bình mỗi năm, một người Việt có thể mua đến 104 đơn hàng online và hầu hết đều thông qua website thương mại điện tử. Nắm bắt điều đó, TIKI cũng là một trong những sàn mua bán online được vô vàn người lựa chọn.
-
Được hỗ trợ từ Google, Facebook Ads
Nhiều “ông lớn” kết hợp với nhau thông qua các chiến dịch quảng cáo. Nhờ điều đó, TIKI có cơ hội tiếp cận, quảng bá hình ảnh trong cộng đồng người dùng mạng xã hội.
-
Thời lượng dùng internet của người Việt nằm trong top cao
Theo thống kê, trung bình 1 ngày, người Việt dùng đến hơn 4 tiếng để sử dụng internet.
-
Marketplace là mục tiêu lớn cho TIKI
Rất nhiều doanh nghiệp nay đang có xu hướng chuyển dịch sang kinh doanh online. Trong đó, TIKI hứa hẹn là môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn cho mọi doanh nghiệp.
Threat - Thách thức
Mặc dù TIKI có nhiều cơ hội nhưng chúng ta cũng không thể quên các thách thức mà sàn thương mại điện tử này đang đối mặt, điển hình như:
-
Sự dẫn đầu của các đối thủ cạnh tranh
Mặc dù TIKI được coi là một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực logistic - thương mại điện tử, tuy nhiên với sự phát triển vũ bão của các đơn vị tương tự, TIKI không còn ở vị trí “độc tôn” như trước nữa. Nhiều đối thủ cạnh tranh với TIKI có thể kể đến như Shopee, Lazada, Sendo,... hoặc các “tân binh” khác như Tiktok shop.
-
Chi phí bán hàng tương đối cao
Chi phí % mà doanh nghiệp khi chi trả cho TIKI cho mỗi đơn hàng khá cao, trong khi nếu có đơn hàng bị trả về thì 100% doanh nghiệp phải chịu toàn bộ phí tổn.
-
Các voucher ưu đãi không còn đủ sức hấp dẫn so với nơi khác
Mặc dù các dịp sale như ngày lễ tết, 11/11, 12/12, cuối năm… TIKI vẫn có “xả” các phiếu giảm giá, miễn phí ship, tuy nhiên nếu so với các đơn vị khác như Lazada thì TIKI có phần “lép vế” hơn.
-
Nguy cơ đảm bảo chất lượng sản phẩm
Nhiều nhà bán hàng kinh doanh mặt hàng giả mạo, hàng kém chất lượng nhưng sự kiểm soát của TIKI không phải lúc nào cũng đảo bảo. Việc “du di” trong kiểm tra chất lượng đơn vị bán hàng khiến nhiều mặt hàng giả rơi vào tay người tiêu dùng.
>> Xem thêm các chủ đề liên quan:
- Shopee, Lazada, Tiki, Sendo: Theo bạn sàn nào đang đứng đầu?
- Phân tích và cho ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng
Cách chiến dịch marketing của TiKi trong thời gian gần đây
Trong thời gian gần đây, các chiến dịch marketing của TIKI được coi là “rất đáng tự hào” với nhiều kết quả khả quan. Nếu bạn là một marketer thì hãy thử tham khảo các chiến dịch gần đây nhất của TIKI nhé!
Nâng cao trải nghiệm của người dùng
TIKI trong thời gian gần đây có cho ra mắt hệ thống điểm thưởng “Astra (ASA)”. Astra được xem như một chiến lược để thu hút và giữ chân khách hàng. Nhiệm vụ của Asta là khách hàng có thể dùng nó để đổi mã freeship, mã giảm giá hoặc nâng cấp hạng thành viên. Ngoài ra, Astra còn giúp khách hàng gặp thuận lợi hơn về giá nếu giao dịch tại sàn TIKI Exchange.
Về phía nhà bán, Astra giúp tăng tính “hấp dẫn” của món hàng. Vì thế, nhiều người có nhu cầu mua hàng nhiều hơn.
Xây dựng các cơn sốt sales
Nếu bạn để ý, TIKI rất thường xuyên có các ngày sale đặc biệt trong thời gian gần đây (chiến dịch sale lớn nhằm để theo kịp các sàn thương mại khác như Shopee hay Lazada). Nhất là đối mặt hàng sách, TIKI được coi là đơn vị có giá bán thấp hơn rất nhiều so với những sàn thương mại điện tử khác.
Kết nối cùng Influencer marketing
Sự kết hợp giữa sàn thương mại điện tử TIKI cùng các gương mặt đại diện là người nổi tiếng không còn quá xa lạ với chúng ta. Vào các dịp sale lớn, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của các Influencer hay người nổi tiếng quảng bá cùng TIKI trên các poster, banner hay thậm chí là TIKI lives.
Tóm lại, thông qua mô hình kinh doanh của TIKI, chúng ta đều thấy rằng, muốn kinh doanh phát triển phải đẩy mạnh việc vận chuyển hàng hóa và không ngừng đổi mới. Hy vọng phần phân tích trên đây về SWOT của TIKI có thể giúp bạn có thêm nhiều bài học để giúp doanh nghiệp cá nhân phát triển tốt hơn.