SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích mô hình SWOT đầy đủ và chi tiết nhất

Thứ Ba, 4/25/2023, 7:23:40 PM
Hiện nay, phân tích SWOT là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng mục tiêu và thiết lập kế hoạch. Mô hình này được sử dụng và biết đến nhiều nhất ở đối tượng sinh viên và những người thường lập kế hoạch.  Phân tích SWOT đặc biệt có tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp để định hướng và xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Hãy cùng Gofiber tìm hiểu mô hình SWOT là gì và cách phân tích SWOT chính xác nhất!  

SWOT là gì? 

SWOT là viết tắt các chữ cái đầu của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). 

Đây là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh được sử dụng phổ biến cho các doanh nghiệp. Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá nội bộ và bên ngoài. Từ đó có thể phân tích tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tìm hiểu SWOT là gì?
Tìm hiểu SWOT là gì?

Trong đó Thế mạnh (Strengths) và Điểm yếu (Weaknesses) được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Do đó tự thân doanh nghiệp hay cá nhân có thể tự phát huy hoặc sửa chữa khắc phục. Ví dụ như thương hiệu, vị trí, đối tượng khách hàng, giá thành, chất lượng, tính phổ biến…

Còn Cơ hội (Opportunities) và Rủi ro (Threats) là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường,... Những yếu tố này không phải chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được. Tuy nhiên chúng ta có thể nắm bắt cơ hội tốt từ bên ngoài để phát triển doanh nghiệp.

Phân tích mô hình SWOT là gì?

Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải phân tích SWOT. Vậy phân tích SWOT là gì? Phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ  hội), Threat (Thách thức), giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp:

  • S - Strengths(điểm mạnh): Điểm mạnh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, tài chính, Marketing,… 

  • W - Weaknesses(điểm yếu): Những khía cạnh chuyên môn bạn hoặc doanh nghiệp làm chưa tốt, giới hạn trong nguồn lực doanh nghiệp, thiếu sót cần cải thiện trong nội bộ,...

  • O - Opportunities(cơ hội): Thị trường còn ít cạnh tranh, nhu cầu thiết yếu của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp nắm bắt được, những quy định nhà nước tạo điều kiện kinh doanh, các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia…

  • T - Threats(thách thức): Đối thủ cạnh tranh mạnh và phát triển nhanh, khó khăn từ khách hàng, các vấn đề về pháp luật…

Việc hiểu rõ mô hình SWOT là gì và nắm được tầm quan trọng của phân tích SWOT mang đến cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về cách doanh nghiệp của bạn hoạt động. 

Phân tích SWOT còn có thể áp dụng trong một loạt các tình huống, không chỉ là cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Ma trận SWOT có thể dùng khi bạn cần đánh giá điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của một chiến dịch quảng cáo sắp tới hay một dự án nội dung đã lên kế hoạch.

Hướng dẫn phân tích mô hình SWOT 

Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng cột 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê dưới dạng danh sách cho từng mục cụ thể. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người.

Sau khi thảo luận và đưa ra ý kiến, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự được nhiều người chọn nhiều nhất cho đến ít nhất. Từ đó thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất. Dưới đây Gofiber đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi thực hiện phân tích SWOT:

Hướng dẫn phân tích SWOT đơn giản nhất từ Gofiber
Hướng dẫn phân tích SWOT đơn giản nhất từ Gofiber

Strengths(điểm mạnh):

Một số câu hỏi giúp xác định điểm mạnh trong mô hình SWOT là gì:

  • Ban hay doanh nghiệp đang làm điều gì tốt nhất, có thể mạnh về sản phẩm hay dịch vụ nào?

  • Những nguồn lực nội tại mà bạn hay công ty có là gì?

  • Công ty bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ như thế nào?

  • Tài sản hữu hình và tài sản vô hình công ty đang nắm giữ mà không phải doanh nghiệp nào cũng có là gì?

Weaknesses(điểm yếu):

Một số câu hỏi giúp xác định điểm yếu:

  • Những việc nào bạn hay công ty đang làm chưa đạt tiêu chuẩn?

  • Có những lời nhận xét tiêu cực nào về bạn và công ty?

  • Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ bên đối thủ?

  • Nguồn lực về nhân viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ hiện tại có tốt hay không?

Opportunities(cơ hội):

Một số câu hỏi giúp xác định cơ hội của bạn trong SWOT là gì:

  • Những điều kiện khách quan nào từ bên ngoài thuận lợi cho bạn hay việc kinh doanh của công ty như: mùa, thời tiết, xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng,..?

  • Những xu hướng công nghệ nào bạn có thể nắm bắt để phát triển?

  • Các chính sách nào của Chính phủ thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp: chính sách mở cửa, thuế,...?

Threats(thách thức):

  • Những chính sách nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn?

  • Có những đối thủ nào đang phát triển mạnh và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp, đâu là đối thủ tiềm năng đáng chú ý?

  • Các yếu tố thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh?

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT là gì?

Qua nhiều năm, phương pháp phân tích ma trận SWOT đã được đón nhận và sử dụng phổ biến. Nhiều người cho rằng khái niệm này được hình thành bởi Albert Humphrey - một cố vấn quản lý người Mỹ .

Trong khoảng thời gian 1960 đến 1970 - khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn cho thấy lý do tại sao kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT – viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của 4 cụm từ:

  • S = Satisfactory: điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại

  • O = Opportunities: cơ hội có thể khai thác trong tương lai

  • F = Faults: sai lầm ở thời điểm hiện tại

  • T = Threats: thách thức có thể gặp phải trong tương lai

Phần lớn mọi người đều đồng ý SOFT chính là tiền thân của mô hình SWOT. Nhưng một số cho rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ và không có sự liên quan đến kỹ thuật phân tích dữ liệu SOFT.

Ưu và nhược điểm của phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT được biết đến rộng rãi và hiệu quả của mô hình này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên hãy cùng Gobifer tìm hiểu những ưu điểm khác biệt và nhược điểm còn tồn đọng của ma trận SWOT là gì nhé!

Ưu điểm khi sử dụng mô hình SWOT

  • Không tốn chi phí: SWOT có thể phân tích tình hình kinh doanh hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.

  • Kết quả quan trọng: sử dụng SWOT đánh giá 4 phương diện quan trọng sẽ rút ra được kết quả chính xác, giúp doanh nghiệp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.

  • Ý tưởng mới: Mô hình SWOT cho bạn biết lợi thế, bất lợi và những mối đe dọa để giúp bạn có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất. Từ đó có những ý tưởng mới cho phát triển doanh nghiệp.

Nhược điểm cần lưu ý của phân tích SWOT là gì?

  • Kết quả chưa chuyên sâu: Chính vì ma trận SWOT khá đơn giản, nên kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh sâu sắc các khía cạnh. Do đó phân tích SWOT không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu cho doanh nghiệp.

  • Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ. Vì kỹ thuật SWOT chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích bức tranh toàn cảnh tổng quát.

  • Phân tích chủ quan: Tất cả dữ liệu dùng cho mô hình SWOT là phản ánh thiên vị của những cá nhân thực hiện nghiên cứu, phân tích. Vì vậy kết quả thu được khó để đưa ra dữ liệu so sánh, mang tính chất chủ quan.

Như vậy, Gofiber đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ khái niệm SWOT là gi và phương pháp phân tích mô hình SWOT đơn giản nhất. Hy vọng, các bạn có thể ứng dụng hiệu quả mô hình SWOT không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho chính bản thân. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết để Gofiber có thêm động lực sáng tạo nhiều nội dung bạn nhé!

Gofiber là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS hàng đầu tại Việt Nam. Giải pháp máy chủ điện toán đám mây (cloud server/cloud VPS) của Gofiber được xây dựng trên nền tảng công nghệ ảo hóa tiên tiến KVM cùng hệ thống hạ tầng mạnh mẽ, Nhiều Data Center, Hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, VPS KVM tối ưu hóa cho hiệu năng cao, Miễn phí DirectAdmin chính hãng, VPS SSD - ổ cứng SSD Enterprise hiệu năng đọc ghi cao.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Ngô Thanh Thủy, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing và là một cộng tác viên content chuyên đề marketing tại Gofiber. Tôi đam mê với việc xây dựng và triển khai chiến lược marketing sáng tạo và hiệu quả. Với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, tôi hiểu rõ về các phương pháp và công cụ để thu hút và tương tác với khách hàng. Tôi luôn tìm hiểu về các xu hướng mới nhất và áp dụng những ý tưởng sáng tạo vào chiến dịch của mình. Là một cộng tác viên content, tôi tạo ra những bài viết chất lượng về Marketing trên Gofiber, chia sẻ những kiến thức, chiến lược và các hướng dẫn để giúp doanh nghiệp và cá nhân tối ưu hóa hoạt động Marketing của mình. Tôi tin rằng Marketing là một yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu và tạo ra kết nối với khách hàng. Tôi tập trung vào việc cung cấp các giải pháp và gợi ý để nâng cao hiệu quả Marketing, từ viết nội dung hấp dẫn đến phân tích dữ liệu và tương tác trên các nền tảng trực tuyến. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ trong lĩnh vực Marketing, hãy cùng tôi trên Gofiber. Tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp bạn đạt được thành công trong hoạt động Marketing của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy ghé thăm trang Gofiber để cùng nhau khám phá và chia sẻ về các chiến lược và kỹ thuật Marketing. Tôi rất mong được hỗ trợ và làm việc cùng bạn.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!