Kinh doanh không thể thiếu website! VPS giá rẻ cấu hình mạnh, hiệu năng cao tại Gofiber là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay dành cho website của bạn.
Google Tag Manager (GTM) là một trong những công cụ Digital Tool khá hữu hiệu dành cho dân Marketing, đặc biệt là SEO. Thế nhưng, cũng thật là khó nhằn để sử dụng hiệu quả Trình quản lý thẻ này. Bởi bạn không chỉ phải setup các điểm chạm cần đo mà còn phải tìm hiểu kha khá kiến thức liên quan đến code và website. Vậy để chinh phục Google Tag Manager, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các thông tin nhé.
Google Tag Manager là gì?
Trước khi tìm hiểu về Google Tag Manager là gì, bạn cần phải biết. Nguyên tắc để một bên thứ ba có thể theo dõi và đo lường các chỉ số từ một website là phải gắn một đoạn code vào website đó. Chẳng hạn như Google Analytics muốn theo dõi hành vi của tất cả người dùng trên website sẽ phải gắn mã code của GA lên trang web đó. Hoặc Facebook muốn theo dõi các chuyển đổi trên website cũng sẽ phải gắn một đoạn mã Pixel vào website. Những đoạn mã đó sẽ được gọi chung là các thẻ (Tag).
Và Google Tag Manager chính là công cụ để quản lý tất cả các thẻ (Tag) đó. Có thể là những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ hỗ trợ tiếp thị (Google Ads, Facebook Pixel), hay thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg,...).
Có thể hiểu đơn giản, nếu thông thường những công cụ đo lường như Google Analytics, Facebook Pixel,... sẽ được cài đặt thủ công vào mã nguồn của trang web. Tùy thuộc vào cấp độ đo lường để cài số lượng thẻ (Tag) phù hợp. Còn với Google Tag Manager, người dùng có thể cài đặt và quản lý tất cả các thẻ mà không cần quan tâm đến mã nguồn website. Từ đó giảm thiểu các rủi ro cho trang web.
Lợi ích của Google Tag Manager
Bạn sẽ phải bất ngờ với những tính năng nổi trội mà Google Tag Manager đem lại đấy. Đây là tool cực hữu ích, đặc biệt là do dân Marketer.
Không cần phải chỉnh sửa code trên website nhiều lần
Như đã nói trước đó, Google Tag Manager là Trình quản lý tất cả các thẻ (Tag). Thế nên, với những hoạt động như thêm Tag, kích hoạt, chỉnh sửa, xóa hoặc vô hiệu hóa bất kỳ một Tag nào đó. Bạn có thể thao tác nhanh chóng chỉ với vài cú click chuột mà không cần phải chỉnh sửa code trên từng trang của website. Người dùng có thể tự xử lý các Tag nhanh chóng mà không cần phải nhờ đến IT hay Developer.
Theo dõi và quản lý nâng cao
Điểm nổi bật nhất của Google Tag Manager chính là cho phép bạn gắn số lượng thẻ phù hợp để theo dõi, đo lường các chỉ số trên website. Nhờ vậy, bạn có thể hiểu rõ từng hành vi của khách hàng khi truy cập vào website của bạn. Chẳng hạn như GTM giúp bạn theo dõi xem khách hàng có lướt đến nội dung cuối cùng của trang hay bài viết không. Từ đó, bạn cũng có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với hành vi của người tiêu dùng.
Quản lý thẻ hiệu quả
Google Tag Manager cho phép người dùng thêm, chỉnh sửa và xóa,... tất cả các thẻ (Tag) trên website chỉ với vài cú nhấp chuột. Với tính năng nổi bật đó, GTM giúp người dùng quản lý các Tag hiệu quả, kể cả khi bạn dùng thẻ phân tích và tiếp thị trên trang web của mình.
Cải thiện tốc độ của website
Nếu sử dụng những công cụ phân tích và đo lường khác khiến website phải tải nhiều đoạn. Từ đó làm giảm tốc độ tải trang. Vậy thì với Google Tag Manager, trang web không phải tải nhiều đoạn code của các Tag (thẻ). Các thẻ được triển khai riêng biệt, không đồng bộ. Nhờ thế mà có thể tăng tốc độ tải trang.
Các thành phần của Google Tag Manager
Google Tag Manager gồm 4 thành phần chính vô cùng quan trọng mà bạn nên biết. Bởi vì bạn cũng sẽ thường xuyên làm việc. Đó chính là:
Data Layer
Đây là một lớp dữ liệu được ghi nhận tạm thời cho những hoạt động của Google Tag Manager. Data Layer được sử dụng cho Tag, Triggers và Variables.
Tag (Thẻ)
Tag là một đoạn code được xây dựng với nhiệm vụ thu thập các dữ liệu của người dùng. Sau đó, dùng các công cụ như Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,... để xử lý dữ liệu cho các mục đích khác nhau.
Trigger (Trình kích hoạt)
Trigger còn được biết đến với cái tên là trình kích hoạt thẻ. Đây là yếu tố cần có để kích hoạt Fire Tag. Những hành động Trigger có thể dùng trong Google Tag Manager là:
- Page View: Page View, Window Loaded, DOM Ready
- Click: Just Click, All Elements
- Use Engagement: Element Visibility, Form Submission, Youtube Video.
Variable (biến số)
Các biến số, hay Variable, là phần lưu trữ được sử dụng cho các triggers hoặc tag. Có 2 loại biến chính trong Google Tag Manager là:
- Built-in variables: Đây là những biến được xây dựng sẵn trong Google Tag Manager, bao gồm: page URL, Event, Page Path,...
- User-defined variables (biến định nghĩa theo người dùng): Biến này được tạo để thu thập thông tin của người dùng như ecomm_pagetype, ecomm_prodid,...
Templates
Ngoài 4 thành phần chính đó, còn có các thành phần khác. Và một Templates của Google Tag Manager cho phép bạn dễ dàng triển khai và chia sẻ thẻ hoặc chia sẻ biến với tất cả những người khác trong cùng cộng đồng, công ty. Mẫu được sử dụng để triển khai thẻ trên một website được gọi là tag template. Và mẫu được dùng để triển khai biến được gọi là variable template.
Folder (thư mục)
Thông qua các Folder, người dùng có thể sắp xếp các tag (thẻ), trình kích hoạt (trigger) và các biến (variable) trong Google Tag Manager theo tên các dự án, tên nhóm. Chẳng hạn như bạn có thể nhóm tất cả các thẻ và trình kích hoạt liên quan đến "Việc theo dõi lượng tương tác của người dùng với Video" bằng cách tạo thư mục "Video Tracking". Và sau đó có thể thêm các thẻ, trình kích hoạt và biến liên quan.
Nguyên lý hoạt động của Google Tag Manager
Với những thành phần chính đó, Google Tag Manager hoạt động theo nguyên tắc sau: Khi Trigger xác định đủ các điều kiện thì Tag (thẻ) sẽ được GTM kích hoạt. Chẳng hạn như bạn cài đặt mã Facebook Pixel, Tag sẽ là đoạn mã code Facebook dành riêng cho bạn. Trigger sẽ thực hiện hành động tải một trang bất kỳ trên website. Vậy nguyên tắc hoạt động của GTM lúc này là khi một trang bất kỳ trên trang web được tải thì đoạn mã Facebook Pixel sẽ được kích hoạt.
Cách cài đặt Google Tag Manager
Với những lợi ích trên, chắc hẳn ai cũng muốn cài đặt và đăng ký sử dụng tool Google Tag Manager này. Vậy làm thế nào để cài đặt? Hãy cùng thực hiện các bước sau đây nhé.
Tạo tài khoản GTM
Truy cập vào đường link: https://tagmanager.google.com > Đăng nhập vào tài khoản Google của bạn và tạo một tài khoản GTM. Việc tạo tài khoản cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần điền một số thông tin cá nhân và chọn tên quốc gia và nhấn nút "Tiếp tục". Lưu ý là bạn nên sử dụng tên công ty hoặc tên website để đặt làm tên tài khoản cho tiện quản lý.
Tạo và thiết lập container
Ở mục "Tên vùng chứa (Container), tương tự như tên tài khoản. Bạn cần điền thông tin cho tiện việc theo dõi. Sau đó, nhấn chọn "Nơi sử dụng vùng chứa". Có 4 lựa chọn nơi bạn muốn dùng container là: Web, iOS, Android, AMP. Tiếp tục, click vào nút "Tạo".
Gắn mã code Google Tag Manager vào website
Sau khi đã nhấn vào nút "Tạo", sẽ hiển thị một cửa sổ với những thông tin về điều khoản sử dụng công cụ Google Tag Manager. Click "Có". Sau đó, một bảng chứa 2 mã code của container mà bạn vừa tạo sẽ xuất hiện. Thực hiện 2 thao tác này:
- Copy và paste đoạn code GTM đầu tiên vào trong cặp thẻ <head> </head>
- Copy và paste đoạn còn lại vào trong cặp thẻ <body> </body>
Sau khi thực hiện 3 bước trên, bạn nên kiểm tra xem các thẻ (Tag) đã đúng hay chưa. Khi thẻ Google Tag Manager có màu xanh hoặc vàng, tức là quá trình cài đặt đã thành công. Còn nếu thẻ GTM vẫn hiện màu đỏ thì có khả năng là bạn đã làm sai ở bước nào đó.
Sự ảnh hưởng của Google Tag Manager lên SEO
Như đã thấy, Google Tag Manager không chỉ cung cấp số liệu, thông báo và thống kê. Mà công cụ này còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ hiệu quả cho các Marketer và còn ảnh hưởng đến SEO.
Tối ưu các chỉ số Analytics
Với nhiệm vụ đo lường các hành vi của người dùng, Google Tag Manager có thể tối ưu chỉ số. Dựa trên những chỉ số trên website và hành vi của người dùng, việc phân tích dễ dàng hơn nhiều. Từ đó, bạn có thể tìm cách cải thiện và đổi mới website hiệu quả hơn.
Code các mã chạy Automation
Công cụ GTM này còn giúp bạn code các mã chạy tự động. Các mã này giúp tối ưu hóa thời gian đo lường chỉ số và đem lại hiệu quả hơn nhiều. Hơn nữa, để tải trang nhanh và mượt nhất, bạn nên nén mã code lại nhé.
Trên đây là tất cả những kiến thức mà bạn cần biết về công cụ Google Tag Manager. Với những lợi ích mà công cụ này đem đến, mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn hành vi của người dùng. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp của mình nhé.
Gofiber là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO từ khóa và SEO tổng thể. Dịch vụ SEO từ khóa của Gofiber giúp khách hàng tìm kiếm và chọn lựa các từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của họ. Trong khi đó, dịch vụ SEO tổng thể của Gofiber cung cấp các giải pháp tối ưu hóa toàn diện cho trang web, từ nội dung đến cấu trúc và liên kết. Gofiber cam kết mang lại cho khách hàng của mình các dịch vụ SEO uy tín, tin cậy và chuyên nghiệp.