Hướng dẫn cách tối ưu hiệu suất MySQL trên DirectAdmin

Thứ Tư, 8/30/2023, 9:13:57 AM
Tối ưu hiệu suất MySQL trên DirectAdmin là một phần quan trọng trong việc quản lý và cải thiện hiệu suất cơ sở dữ liệu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu hóa MySQL trên nền tảng DirectAdmin, giúp tăng khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả của hệ thống.

DirectAdmin là một trong những bảng điều khiển control panel được nhiều người sử dụng để quản lý cũng như lưu trữ dữ liệu web. Đối với những người đã sử dụng lâu thì sẽ thường gặp vấn đề là MySQL có tốc độ truy vấn không được mượt. Ngay cả những người mới sử dụng cũng có thể gặp phải. Khi gặp phải tình trạng này chúng ta phải làm sao? Câu trả lời chính là tối ưu hóa tốc độ MySQL. Ngay sau đây Gofiber sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để có thể tối ưu hóa tốc độ MySQL trên DirectAdmin nhé!

MySQL trên DirectAdmin là gì?

Khi sử dụng dịch vụ của DirectAdmin thì thông thường mọi người sẽ lựa chọn cấu hình mặc định để sử dụng. Thì trong cấu hình mặc định đó có dịch vụ MySQL được cài sẵn trong đó. 

Vậy MySQL trên DirectAdmin có nhiệm vụ gì? Đây là một ứng dụng cơ sở dữ liệu có mã nguồn mở để tạo ra một cấu trúc có ý nghĩa. Đồng thời còn có chức năng truy vấn được một lượng lớn dữ liệu mà chúng ta cần. Lời khuyên để bạn có thể trải nghiệm tiện ích này một cách tối ưu hơn chính là sử dụng phiên bản mới nhất. Ngoài ra vẫn còn có cách khác để có thể tối ưu hóa MySQL cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Tối ưu hóa tốc độ MySQL trên DirectAdmin

Lưu ý khi thực hiện tối ưu tốc độ MySQL theo cách mà chúng tôi hướng dẫn trong bài viết này, yêu cầu VPS hoặc server của bản phải có dung lượng RAM tối thiểu là 2Gb. 

Sau đây sẽ là cách giúp bạn tối ưu hóa tốc độ của MySQL trên DirectAdmin để đem lại hiệu quả truy vấn tốt nhất. 

Bước 1 - SSH vào hệ thống của DirectAdmin

Để có thể tối ưu hóa được tốc độ của MySQL trên DirectAdmin thì việc đầu tiên chúng ta cần làm là SSH vào hệ thống DirectAdmin hay truy cập VPS hoặc là máy chủ của bạn với quyền root trước. 

Bước 2 -  Kiểm tra xem phiên bản CustomBuild đang dùng có phải là bản 2.0 hay không?

Trước khi backup thì chúng ta cần kiểm tra xem phiên bản CustomBuild đang dùng có phải là bản 2.0 hay không. Kiểm tra rất đơn giản, sau khi SSH vào hệ thống các bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Viết dòng lệnh:

    cd /usr/local/directadmin/custombuild ./build version

TH1: Phiên bản CustomBuild 2.0

Nếu kết quả trả về sẽ hiển thị phiên bản CustomBuild mà bạn đang dùng: “...version 2.0.0” thì bạn chuyển sang bước tiếp theo, bỏ quan bước nâng cấp CustomBuild lên 2.0.

Kiểm tra phiên bản CustomBuild
Kiểm tra phiên bản CustomBuild

TH2: Kết quả trả về khác phiên bản CustomBuild 2.0

Trong trường hợp phiên bản CustomBuild là 1.0x thì bạn hãy nâng cấp lên 2.0 nhé. Các bước thực hiện nâng cấp như sau:

  • Nâng cấp phiên bản CustomBuild 2.0 với cấu hình mặc định thì bạn sử dụng các lệnh sau:

cd /usr/local/directadmin
mv custombuild custombuild_1.x
wget -O custombuild.tar.gz
http://files.directadmin.com/services/custombuild/2.0/custombuild.tar.gz
tar xvzf custombuild.tar.gz
cd custombuild
./build
  • Sau khi chạy các dòng lệnh trên thì cấu hình mặc định sẽ được tạo ra, nếu muốn sử dụng tất cả các cấu hình cài đặt mặc định thì bỏ qua bước 3. Còn nếu bạn muốn giữ lại các cấu hình tùy biến của bản ở phiên bản cũ  thì tiếp tục đến với bước 3.
  • Sử dụng cấu hình cài đặt ở phiên bản cũ sau khi nâng cấp lên bản 2.0 thì bạng sử dụng lệnh sau: ./build rewrite_confs

Vậy là đã hoàn tất các bước nâng cấp phiên bản CustomBuild 2.0 để tiếp tục cấu hình tối ưu tốc độ MySQL trên DirectAdmin.

Bước 3 - Backup toàn bộ database trên DirectAdmin với CustomBuild 2.0

Sau khi kiểm tra và CustomBuild của bạn là phiên bản 2.0 thì thực hiện tiếp các lệnh sau đây:

cd /usr/local/directadmin/custombuild
./build set mysql_backup yes
./build mysql_backup

Các lệnh phía trên có những ý nghĩa như sau:

  • Lệnh đầu tiên là di chuyển đến thư mục custombuild.

  • Lệnh thứ hai dùng để điều chỉnh cấu hình và bật tính năng sao lưu database.

  • Lệnh thứ ba là để khởi chạy quá trình sao lưu database.

Nếu như bạn chưa biết được thư mục mysql_backup - nơi chứa các database thì có thể viết dòng lệnh như sau: 

cat /usr/local/directadmin/custombuild/options.conf | grep mysql_backup_dir
 

Ví dụ như dưới đây là kết quả trả về của một hệ thống DirectAdmin:

[root@gofiber custombuil]# cat /usr/local/directadmin/custombuild/options.conf | grep mysql_backup_dir
mysql_backup_dir=/usr/local/directadmin/custombuild/mysql_backups
[root@gofiber custombuild]#

Thì các bạn có thể hiểu là thư mục chứa các database backup ra là: /usr/local/directadmin/custombuild/mysql_backups 

Điều này có thể khác trên VPS/Server của bạn tùy thuộc vào cấu hình trong tệp tin .c/usr/local/directadmin/custombuild/optionsonf. Bạn cũng có thể thay đổi đường dẫn này nếu cần bằng cách cấu hình lại tệp options.conf.

Vì bản mà chúng tôi đang dùng để minh họa cho các bạn là bản demo2 và nó chỉ có một user demo2 cùng với một database demo2_test mà thôi. Chính vì điều này khi thực hiện chạy lệnh ./build mysql_backup khá nhanh bởi nó chỉ sinh ra hai database và trong đó đã có một database mặc định.

[root@gofiber custombuild]# ./build mysql_backup
                        Dumping database demo2_test
                        Dumping database mysql
[root@gofiber custombuild]#

Nếu thư mục mysql_backups của bạn đã tồn tại dữ liệu và bạn không muốn nó bị ghi đè, bạn có thể đổi tên thư mục hiện tại bằng câu lệnh như sau:

mv mysql_backups mysql_backups.`date +%F`

Khi bạn thực hiện chạy lệnh này thì tên thư mục mysql_backups sẽ thay đổi tên thành dạng như trong hình.

-rw-r--r--. 1 root root 165329 Nov 10 2022 libsrs_alt-1.0.tar.bz2
-rw-r--r--. 1 root root 65321 Jul   12  2023 mod_ruid2-0.9.8.tar.bz2
drwxr-xr-x. 2 root root 4092 Aug  28 16:25 mysql
drwxr------ 2 root root 36  Aug  30 16:25 mysql_backups.2023-08-30
-rw-r--r-- 1 root root 320  Aug  30 16:25 mysql_backups.log
-rw-r--r-- 1 root root 51794043 Aug  9 23:32 openlitespeed-1.7.3.tgz
-rw-r--r-- 1 root root 1883 Aug  30 15:12 options.conf
drwxr------. 2 root root  253 Aug  22 03:33 patches

Như vậy là các bạn đã hoàn thành được bước thứ 3 để tối ưu hiệu suất của MySQL rồi đó. Ngay sau đây đến với bước cuối cùng để hoàn tất nhé.

>> Xem thêm: Hướng dẫn Create/Restore Backup trên DirectAdmin

Bước 4 - Tùy chỉnh để tối ưu hóa tốc độ MySQL trên DirectAdmin

Bước 3 đã giúp chúng ta backup được toàn bộ database thì chúng ta sẽ thực hiện 2 lệnh dưới đây (chỉ dùng cho VPS/Server trên 8Gb RAM):

cp /etc/my.cnf /etc/my.cnf.old

wget -O /etc/my.cnf http://files.directadmin.com/services/all/mysql/my-huge-5.5.cnf

Ý nghĩa của hai dòng lệnh này là:

  • Lệnh đầu tiên dùng để sao lưu tệp tin cấu hình MySQL/MariaDB my.cnf và đặt tên mới thành my.cnf.old. Để đề phòng trường hợp chúng ta cần sử dụng lại file.
  • Lệnh thứ hai thì dùng để tải một tin cấu hình mẫu đã được tối ưu hóa tốc độ MySQL/MariaDB.

Chắc các bạn cũng đã thấy đường link trong dòng lệnh hai, đó là đường dẫn file cấu hình mặc định: http://files.directadmin.com/services/all/mysql/my-huge-5.5.cnf. 

Đó là dành cho RAM 8Gb, còn nếu RAM của bạn yếu chỉ khoảng 2Gb thì có thể dùng lệnh sau đây:

cp /etc/my.cnf /etc/my.cnf.old

wget -O /etc/my.cnf http://files.directadmin.com/services/all/mysql/my-medium-5.5.cnf 

Còn nếu RAM bạn mạnh hơn một xíu khoảng 4Gb thì dùng:

cp /etc/my.cnf /etc/my.cnf.old

wget -O /etc/my.cnf http://files.directadmin.com/services/all/mysql/my-large-5.5.cnf 

Tiếp theo sau khi thực hiện 2 dòng lệnh trên thì chúng ra cần restart lại MySQL/MariaDB để nhận cấu hình mới bằng dòng lệnh: service mysqld restart. Và bạn chỉ cần chờ trong giây lát lất để khởi động lại mà thôi.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong việc tối ưu hóa tốc độ MySQL trên DirectAdmin. Trên là những bước bạn cần thực hiện để tối ưu hóa. Tuy nhiên vẫn còn các cách khác nữa để tối ưu nhưng đây là cách mà các bạn có thể dễ dàng thực hiện nhất. Gofiber hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Hồ Văn Trường, một lập trình viên đam mê và đã yêu thích lĩnh vực lập trình. Tôi đã học ít nhất một cái gì đó, tôi nghĩ... 🤷‍♂️ Tôi đã thành thạo những ngôn ngữ lập trình cổ điển như Node.js, React.js và cơ sở dữ liệu MongoDB. Tôi luôn cố gắng áp dụng đam mê của mình để phát triển các sản phẩm với Node.js và sử dụng các thư viện và framework hiện đại của Javascript như React.js. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi tự tin và sẵn lòng đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng các sản phẩm và ứng dụng web. Sự sáng tạo và khao khát học hỏi luôn thúc đẩy tôi tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất của các dự án. Ngoài ra, tôi cũng rất thích làm việc trong môi trường đội nhóm, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau xây dựng những sản phẩm tuyệt vời. Rất mong được hợp tác và gặp gỡ các bạn trong các dự án lập trình thú vị!

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!