6P trong Marketing - Kim chỉ nam để xây dựng thương hiệu

Chủ Nhật, 7/2/2023, 12:14:47 AM
6P Marketing là một mô hình quản lý và xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả để giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn 6Ps trong Marketing là gì nhé.

Mô hình 6P Marketing được xem như là kim chỉ nam của các chiến lược marketing giúp doanh nghiệp phát triển. Đối với một marketer, việc nắm vững tất cả kiến thức chuyên môn về 6P sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhất quán và đem lại hiệu quả cao. Nhờ vậy có thể ứng dụng 6P trong marketing một cách thành thạo vào thực tiễn của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn 6P trong Marketing là gì nhé.

Mô hình 6P trong Marketing là gì? Thành phần cấu tạo của 6P trong Marketing

Mô hình 6P trong marketing
Mô hình 6P trong marketing

6P Marketing Mix là gì?

6P Marketing là mô hình tiếp thị ra đời vào năm 1953 mô tả các chiến lược tiếp thị sử dụng tích hợp những công cụ marketing giúp tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác các công cụ này giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác và đảm bảo các tiêu chí:

  • Phát triển và nâng cấp các điểm mạnh, hạn chế điểm yếu
  • Tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh và khả năng thích nghi với thị trường
  • Cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài. 

Trong một quy trình tiếp thị đầy đủ, Marketing Mix nằm tại bước lập kế hoạch cho những hoạt động thực thi. Trong đó, Marketing Mix truyền thống chỉ bao gồm 4 yếu tố chính là sản phẩm (product), giá cả (price), place (phân phối), promotion (chiêu thị). Và tùy thuộc vào từng ngành hàng và theo thời gian, người ta sẽ mở rộng marketing mix thêm các yếu tố mới. Với thị trường tiêu dùng nhanh, 6P Marketing mix được áp dụng phổ biến nhất.

Thành phần cấu tạo nên 6P trong Marketing

6P là tập hợp của 6 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới việc hoạch định các chiến lược quảng bá. Vậy mỗi P có tính chất và vai trò như thế nào?

1. Proposition

Proposition (hay còn gọi là định vị thương hiệu), là lời hứa thương hiệu đối với khách hàng. Proposition đại diện cho tất cả những điều mà một doanh nghiệp thực hiện để len lỏi vào tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu tốt sẽ là thương hiệu thể hiện được những điều mà khách hàng muốn và cần, đồng thời tạo được nền tảng cho thị trường mới. 
Thế nhưng, nếu chỉ có Proposition đứng một mình thì cũng vô nghĩa. Bởi vì định vị tốt cần phải đi đôi với sản phẩm tốt, truyền thông tốt, bao bì tốt và giá cũng phải cạnh tranh. Thiếu đi yếu tố định vị thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ khó để tồn tại lâu dài trên thị trường sôi động, cạnh tranh khốc liệt.

2. Packaging

Packaging (Bao bì) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc người tiêu dùng có yêu thích sản phẩm hay không. Hơn nữa, khi trưng bày hàng hóa lên kệ thì mẫu mã và kiểu dáng đẹp cũng sẽ là yếu tố thu hút khách hàng đến xem sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn. Packaging được coi là vũ khí chiến thắng tại các điểm bán. Bao bì phải được thiết kế nổi bật để kích thích độ nhận biết, tạo dựng niềm tin và truyền tải thông tin sản phẩm tới với khách hàng.

3. Product

Product (sản phẩm) là nền tảng cốt lõi của mỗi thương hiệu. Trước khi tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó thì doanh nghiệp cần phải tiến hành các nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp các thương hiệu xác định được cơ hội hiện có của mình trên thị trường. Và để triển khai được yếu tố Product hiệu quả thì bạn cần trả lời được các câu hỏi:

  • Nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần phải làm gì để phát triển thêm các lợi ích của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Hình thức bán hàng nào có thể giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả? Nhiều doanh nghiệp cực kỳ thành công trong việc xác định nhu cầu của khách hàng nhưng lại thất bại trong việc đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng.
  • Sản phẩm và dịch vụ này đã có mặt ở trên thị trường hay chưa? Sau khi đánh giá tổng quan tất cả các dịch vụ có sẵn, doanh nghiệp có thể xây dựng phát triển sản phẩm mới và độc quyền.
  • Những đối thủ nào đang có thị phần nhiều nhất trên thị trường? Việc tìm hiểu doanh nghiệp nào chiếm thị phần nhiều nhất sẽ giúp doanh nghiệp xác định loại hình sản phẩm thích hợp để tiếp cận với nhiều khách hàng nhất.
Product là yếu tố cốt lõi khi xây dựng mô hình 6P Marketing
Product là yếu tố cốt lõi khi xây dựng mô hình 6P Marketing

4. Price

Price trong mô hình 6P Marketing hay giá cả chính là chi phí mà người dùng cần phải chi ra để sở hữu một sản phẩm. Đây chính là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định lợi nhuận và doanh thu cho các doanh nghiệp. Thế nên, các chiến lược định giá cần phải được lên kế hoạch kỹ lượng. Nghiên cứu tất cả những yếu tố như giá trị cảm nhận của người dùng cùng với các yếu tố bên trong như chi phí sản xuất, điều hành và những yếu tố bên ngoài như chi phí cung ứng và giá bán của các đối thủ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cũng nên tăng giá sản phẩm để chống lại nguy cơ lạm phát của thị trường hoặc giảm giá để có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới.

Hiện nay, có 3 chiến lược định giá chính trong các mô hình Marketing:

  • Định giá thâm nhập (hay còn gọi là Penetration Pricing): Đây là chiến lược quảng cáo được áp dụng khi doanh nghiệp định giá sản phẩm thuộc mức cạnh tranh nhất để xâm nhập và giành được thị phần nhanh chóng.
  • Định giá hớt váng (hay Skimming Pricing): Đây là chiến lược khi doanh nghiệp muốn đẩy giá sản phẩm lên cao nhất để các khách hàng thuộc phân khúc này sẵn sàng trả tiền và giảm giá dần để thu hút người mua thuộc phân khúc thấp hơn.
  • Định giá trung lập (hay gọi là Neutral Pricing): Đây là chiến lược khi doanh nghiệp muốn định giá sản phẩm để duy trì ở mức trung bình của thị trường. Mức giá này có thể bằng giá với đối thủ cạnh tranh để loại bỏ sự tập trung các yếu tố về giá. Đặc biệt là khi đang trong giai đoạn bão hòa thị trường thì càng nên ứng dụng.

5. Place

Place (Kênh bán sản phẩm) sẽ ảnh hưởng lớn tới sự thành công của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chuyển sang kênh bán hàng trực tuyến để tối ưu hóa chi phí và có được doanh thu.
Place là hệ thống kênh phân phối và chiến lược để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng bằng cách xác định chiến lược phù hợp và quản lý tốt độ bao phủ thị trường. Chiến lược phân phối này sẽ bao gồm việc lên kế hoạch lựa chọn bày trí sản phẩm, đưa sản phẩm tới các sàn thương mại điện tử hoặc chương trình truyền hình.

6. Promotion

Promotion chính là cầu nối để đem tất cả những gì tốt nhất và đặc biệt nhất ở sản phẩm tới tay khách hàng. Nhờ vậy giúp nâng tầm thương hiệu và kích thước nhu cầu mua sắm. Promotion sẽ giúp người dùng biết lý do vì sao nên mua sản phẩm đó, Và để làm được điều này, thương hiệu cần phải biết cách truyền đạt thông điệp của sản phẩm tới đúng kênh và đúng như những gì thương hiệu muốn khách hàng biết đến. Hiệu quả sẽ tới từ việc xây dựng các hoạt động truyền thông, tới đúng khách hàng mục tiêu và sử dụng đúng phương thức truyền tải. 

Promotion giúp kích thích khách hàng biết đến thương hiệu và mua hàng
Promotion giúp kích thích khách hàng biết đến thương hiệu và mua hàng

Ví dụ về 6P trong Marketing của OMO

Nếu mô hình 6P trong Marketing vào thực tiễn doanh nghiệp thì sẽ ra sao? Liệu có những hiệu quả vượt trội nào xảy ra? Để tìm hiểu rõ hơn về 6P, hãy cùng phân tích chiến dịch Marketing của thương hiệu OMO.

Product

Có thể thấy rõ khi nhắc đến OMO, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm chủ đạo là bột giặt. Từ đó doanh nghiệp mở rộng thêm quy mô sản xuất sang nước giặt, nước xả vải và hàng loạt sản phẩm tẩy rửa khác. OMO cũng đẩy mạnh việc phát triển thị trường, luôn lắng nghe yêu cầu của khách hàng. Thế nên, các sản phẩm của OMO không bị lỗi thời hoặc đi lùi so với nhiều đối thủ cùng ngành và cùng phân khúc.

Proposition

Định vị lớn nhất của OMO chính là luôn khẳng định mình là chuyên gia hàng đầu trong ngành giặt tẩy để khách hàng thoải mái hoạt động tự do mà không lo bị lấm bẩn. Thương hiệu cũng có thay đổi những định vị phù hợp với năm tháng và nhu cầu của người dùng. Thế nhưng về cơ bản, ý nghĩa cũng không thay đổi nhiều.

Đặc biệt, các chiến dịch định vị thương hiệu của OMO luôn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên bao bì sản phẩm, trong những đoạn quảng cáo và các chiến dịch Marketing khác. Đến mức nó nằm sâu trong tiềm thức của khách hàng và khó thể quên. Có thể nói, những chiến dịch định vị Proposition là chữ P mà OMO đã làm rất thành công. 

Package

Với những “fan trung thành” của thương hiệu OMO, chắc hẳn bạn sẽ thấy OMO thường xuyên thay đổi bao bì. Thế nhưng, độ nhận diện của sản phẩm không thay đổi nhiều. Điều này giúp cho sản phẩm luôn có vị trí trong tâm trí người dùng. Hơn nữa, OMO cũng đưa ra nhiều lựa chọn về bao bì sao cho phù hợp nhất với từng khách hàng. Từ dạng chai, dạng ni lông, đến các loại như dạng bịch có tay cầm, không có tay cầm, dạng hộp giấy có quai cầm và không có quai cầm với kích thước khác nhau nhằm tạo tiện lợi cho người tiêu dùng khi mua và sử dụng.

OMO là thương hiệu triển khai mô hình 6Ps trong marketing hiệu quả
OMO là thương hiệu triển khai mô hình 6Ps trong marketing hiệu quả

Price

Để xứng danh là một loại “bột giặt quốc dân” thì rõ ràng OMO phải có mức giá phù hợp với đại đa số khách hàng hiện nay. OMO đã cân nhắc rất cẩn thận các chiến lược do tệp khách hàng khá lớn. Độ phù hợp giữa giá cả và giá trị sản phẩm là một nút thắt khó gỡ để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng. 
Và để giải quyết vấn đề này, OMO đã tận dụng được sự trung thành của khách hàng và tập trung vào chất lượng của sản phẩm. Ngay khi vừa mới ra mắt, OMO đã đưa một mức giá phù hợp với những khách hàng có thu nhập thấp. Rõ ràng, chiến lược này tuy không có gì quá đặc sắc nhưng đã giúp OMO tiếp cận và chinh phục trái tim của nhiều người dùng.

Place

Cũng như nhiều thương hiệu khác, OMO đã xây dựng tốt mạng lưới phân phối sản phẩm và điểm bán. Theo báo cáo hiện nay có đến hơn 100.000 điểm tiêu thụ sản phẩm của OMO trên toàn quốc. Và tất nhiên, OMO không thể bỏ lỡ những siêu thị tầm trung, trung tâm thương mại và cả các sàn thương mại điện tử. Hơn nữa, các hệ thống phân phối sỉ lẻ trên toàn quốc lúc nào cũng có mặt OMO.

Promotion

Các chiến lược truyền thông quảng bá của OMO luôn là biểu tượng khi nhắc tới thương hiệu “quốc dân” này. OMO xuất hiện dày đặc vào thời điểm mới ra mắt thị trường trên các kênh truyền hình, từ báo chí đến các nền tảng mạng xã hội. Nhờ vậy mà tăng độ nhận diện thương hiệu và tầm ảnh hưởng của chiến dịch. Hơn nữa, OMO cũng đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng như kêu gọi trồng cây để năng cao nhận thức của khách hàng và xây dựng niềm tin, danh tiếng tốt cho thương hiệu.

Ưu và nhược điểm khi ứng dụng 6P Marketing

Khi áp dụng mô hình 6Ps trong Marketing sẽ đem đến nhiều lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp. Thế nhưng, những khó khăn trong quá trình xây dựng và ứng dụng là điều không thể tránh khỏi.

Ưu điểm:

  • Tăng cường sức cạnh tranh của thương hiệu: Bằng cách phân tích và cân nhắc kỹ càng tất cả các yếu tố trong mô hình 6P Marketing, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến lược marketing để tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Nhờ vậy đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giảm thiểu các chi phí sản xuất. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng được cả độ tin cậy của khách hàng hiện tại.
  • Giúp thương hiệu phát triển bền vững: Mô hình 6P không những giúp thương hiệu tăng sức cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Từ đó, giúp khách hàng hài lòng và trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa chiến lược Marketing và tăng doanh số bán hàng: Mô hình 6P trong marketing giúp doanh nghiệp phát triển chiến lược marketing toàn diện và hiệu quả. Nhờ vào việc tập trung vào những yếu tố sản phẩm, giá cả, quảng cáo, địa điểm và quy trình, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược marketing của mình để thu hút được lượng khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. 
6P Marketing đem tới nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp
6P Marketing đem tới nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Thời gian và chi phí: Khi sử dụng mô hình 6P trong Marketing đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về cả chi phí và thời gian. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi tìm hiểu thị trường, nghiên cứu khách hàng, quảng cáo và tạo ra những sản phẩm chất lượng, xây dựng và phát triển quy trình lâu dài.
  • Phức tạp: Mô hình 6P Marketing rất phức tạp và khó để áp dụng. Bởi vì nếu làm sai một bước thì cả chiến lược có thể sẽ thất bại hoàn toàn. Việc áp dụng 6P cần phải có tầm nhìn bao quát về mô hình và đây là một thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp.
  • Thị trường thay đổi nhanh chóng: Đây là một điểm tất yếu trong tất cả chiến dịch. Thế nên, các doanh nghiệp cần điều chỉnh và cập nhật các chiến lược thường xuyên để đáp ứng được xu hướng thị trường

Một số lưu ý để triển khai 6P trong Marketing

Làm thế nào để mô hình 6P Marketing được áp dụng tối ưu vào các chiến lược? Câu trả lời chính là phụ thuộc vào kế hoạch mà bạn triển khai cho doanh nghiệp. Và dưới đây là một vài yếu tố mà các doanh nghiệp nên lưu ý:

  • 6P phải trung thành với USP (Unique Selling Point - Lợi điểm bán hàng độc nhất) của doanh nghiệp. Nhờ vậy giúp doanh nghiệp nhấn mạnh được sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
  • Luôn cập nhật, đánh giá và cải thiện các chiến lược Marketing để có những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi liên tục của thị trường và xu hướng khách hàng.
  • Tạo ra những cải thiện bổ sung khi cần thiết. Đặc biệt là về chi phí và nguồn nhân lực.
  • Ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao và áp dụng các quy trình mới. 

Mô hình 6P Marketing là công cụ hữu ích để giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng, tối ưu các chiến lược marketing và tăng sức cạnh tranh cho thương hiệu. Vì thế, để thành công trên lĩnh vực Marketing, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và áp dụng mô hình này vào chiến lược tiếp thị. Nhờ vậy mới có thể phát triển bền vững trên thị trường. 

>> Xem thêm: Marketing Tactics là gì? Các chiến thuật Tactics mà bạn nên biết

0/5 - (0 bình chọn)

Xin giới thiệu Mai Khuê, một cộng tác viên nội dung tại Gofiber với đam mê viết content và sáng tạo nội dung. Với kinh nghiệm sống và trải nghiệm đa dạng, Mai Khuê mang đến góc nhìn tươi mới và sự giàu trí tưởng tượng trong việc sáng tạo nội dung. Mai Khuê đặc biệt đam mê công nghệ và hiểu rõ về những xu hướng mới trong lĩnh vực này. Bằng việc kết hợp sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng sáng tạo vượt trội, Mai Khuê tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng, từ việc giới thiệu sản phẩm công nghệ đến viết bài về các xu hướng công nghệ mới nhất. Với sự trải nghiệm sống đa dạng, Mai Khuê có khả năng đồng cảm và hiểu được nhu cầu của độc giả. Bằng cách kết hợp chất lượng văn phong và sự tinh tế trong việc truyền đạt thông tin, Mai Khuê tạo ra những bài viết sáng tạo và thú vị, mang đến giá trị cho độc giả và gợi mở đến những khám phá mới. Với vai trò là một công tác viên nội dung tại Gofiber, Mai Khuê cam kết đem đến những nội dung tốt nhất, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Mai Khuê không ngừng cập nhật và nghiên cứu để đảm bảo rằng những bài viết của mình luôn phù hợp với xu hướng mới và tạo được sự tương tác tích cực. Nếu bạn đang tìm kiếm một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Mai Khuê. Với đam mê, kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về công nghệ, Mai Khuê sẽ mang đến những giải pháp nội dung sáng tạo và hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của Mai Khuê. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ ngay để Mai Khuê có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!