Trong thời đại công nghệ số, việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí vận hành luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong đó, ảo hóa máy chủ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một giải pháp hàng đầu giúp học tận dụng tối đa sức mạnh của phần cứng và linh hoạt trong việc quản lý hệ thống. Vậy ảo hóa máy chủ là gì và đâu là những phần mềm ảo hóa máy chủ tốt nhất mà bạn có thể tham khảo? Cùng Gofiber tìm hiểu tại đây!
Ảo hóa máy chủ là gì?
Ảo hóa máy chủ (Server Virtualization) là một kỹ thuật chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập, mỗi máy chủ ảo sẽ hoạt động như một máy tính riêng biệt với hệ điều hành, ứng dụng và tài nguyên riêng.
Quá trình ảo hóa này được thực hiện thông qua một loại phần mềm đặc biệt gọi là hypervisor (trình ảo hóa). Hypervisor tạo ra một lớp trừu tượng giữa phần cứng máy chủ vật lý và các máy chủ ảo, cho phép chúng chia sẻ tài nguyên phần cứng như CPU, RAM, ổ cứng và mạng.
Phân biệt máy chủ ảo hóa với máy chủ đám mây và máy chủ vật lý
Nhiều doanh nghiệp thường có sự nhầm lẫn giữa ảo hóa máy chủ, máy chủ đám mây và máy chủ riêng (hay còn gọi là máy chủ vật lý). Tuy nhiên, đây là những khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể sẽ được thể hiện qua bảng sau:
Tiêu chí |
Máy chủ Ảo hóa |
Máy chủ Vật lý |
Máy chủ Đám mây |
Khái niệm |
Phân chia tài nguyên của một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập. |
Máy chủ duy nhất sở hữu toàn bộ tài nguyên phần cứng. |
Hợp nhất nhiều máy chủ vật lý thành một hệ thống, cung cấp tài nguyên linh hoạt. |
Ưu điểm |
Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với máy chủ vật lý. Cho phép cài đặt và quản lý hệ thống một cách dễ dàng. Hỗ trợ điều chỉnh tài nguyên nhanh chóng, linh hoạt tùy theo nhu cầu người dùng. Hiệu suất ổn định, có thể hoạt động tốt với hầu hết các ứng dụng khác nhau. |
Cho phép người dùng kiểm soát phần mềm và phần cứng 100%. Hệ thống hoạt động với độ ổn định và hiệu suất vượt trội. Bảo mật tốt, có khả năng kiểm soát cao hơn. Không quá khó khăn và phức tạp trong việc cấu hình. |
Hỗ trợ mở rộng tài nguyên không giới hạn. Tiết kiệm chi phí với phương thức thanh toán linh hoạt dựa trên mức độ sử dụng của người dùng. Độ tin cậy và tính khả dụng cao, ít khi xảy ra tình trạng gián đoạn. Cho phép sao lưu và khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện. |
Nhược điểm |
Trường hợp tài nguyên quá tải có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống. Nếu cấu hình bảo mật không cẩn thận, hệ thống có thể gặp nhiều rủi ro khác nhau. Đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức chuyên sâu về quản trị hệ thống. |
Phải đầu tư vào phần cứng nên chi phí ban đầu sẽ hơi cao. Hạn chế về khả năng mở rộng trong trường hợp công ty muốn gia tăng quy mô. |
Thường phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp không thể kiểm soát 100% hệ thống của mình. Nếu thiết lập không đúng cách, doanh nghiệp có thể gặp một số vấn đề về bảo mật. Chi phí có thể là một vấn đề nếu doanh nghiệp sử dụng quá nhiều tài nguyên. |
Các phương pháp ảo hóa máy chủ phổ biến
Hiện nay, có 2 phương pháp ảo hóa máy chủ phổ biến giúp bạn dễ dàng chuyển đổi 1 máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo hóa khác nhau. Cụ thể là
Dedicated Virtualization
Dedicated Virtualization là một phương pháp ảo hóa chạy trực tiếp trên phần cứng server, thường được gọi là “bare-metal virtualization” hoặc “native virtualization”. Cụ thể, trong mô hình này, một phần mềm ảo hóa là hypervisor sẽ được cài đặt trực tiếp lên phần cứng của máy chủ mà không cần qua một hệ điều hành trung gian.
Hypervisor này có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý tài nguyên phần cứng của máy chủ, đồng thời điều khiển và quản lý các máy ảo (virtual machines - VM) chạy trên đó. Một số phần mềm ảo hóa Dedicated Virtualization mà bạn có thể tham khảo và sử dụng là IBM’s POWER Hypervisor, Oracle VM, Microsoft’s Hyper-V, VMware ESX Server…
Virtualization Management layer
Virtualization Management Layer, còn gọi là hình thức ảo hóa dạng Hosted Hypervisor hoặc Type-2 Hypervisor, là một phương pháp ảo hóa trong đó phần mềm hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành của máy chủ. Đây là một trong những phương pháp ảo hóa máy chủ ban đầu, giúp quản lý và phân bổ tài nguyên của phần cứng máy chủ thông qua nhiều lớp phần mềm.
Virtualization Management layer có tất cả 3 lớp là:
-
Lớp trên cùng: Các máy ảo với hệ điều hành riêng của chúng.
-
Lớp giữa: Hypervisor quản lý và phân bổ tài nguyên cho các máy ảo.
-
Lớp dưới cùng: Hệ điều hành máy chủ và phần cứng máy chủ vật lý.
Các phần mềm ảo hóa thuộc dạng này mà bạn có thể tham khảo như Microsoft Virtual Server, VMware Server…
Quy trình ảo hoá máy chủ
Quy trình ảo hóa máy chủ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chọn một máy chủ vật lý có cấu hình đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các máy ảo, sau đó cài đặt hệ điều hành máy chủ (Host OS) lên máy chủ vật lý.
Bước 2: Tiếp theo, hãy chọn hypervisor phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn rồi cài đặt phần mềm đó lên máy chủ vật lý.
Bước 3: Sử dụng giao diện quản lý của hypervisor để tạo các máy ảo mới. Đừng quên cấu hình các máy ảo với hệ điều hành, tài nguyên phần cứng và các tùy chọn khác.
Bước 4: Bây giờ, bạn tiến hành cài đặt hệ điều hành (Guest OS) và các ứng dụng cần thiết lên mỗi máy ảo.
Bước 5: Ở bước này, việc cấu hình mạng là vô cùng quan trọng để các máy ảo để chúng có thể giao tiếp với nhau và với mạng bên ngoài.
Bước 6: Cuối cùng, bạn cần liên tục theo dõi, quản lý và giám sát hệ thống. Hãy sử dụng các công cụ quản lý của hypervisor và thường xuyên bảo trì, cập nhật máy ảo để đảm bảo chúng hoạt động một cách bình thường.
Lưu ý:
-
Quy trình ảo hóa máy chủ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hypervisor và hệ điều hành máy chủ bạn sử dụng.
-
Bạn nên tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà cung cấp hypervisor để biết thêm chi tiết.
Lợi ích của việc ảo hóa máy chủ
Máy chủ ảo hóa mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và cá nhân, bao gồm:
-
Tối ưu hóa tài nguyên: Ảo hóa cho phép tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng của máy chủ vật lý, tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng cho doanh nghiệp.
-
Giảm chi phí vận hành: Việc sử dụng ít máy chủ vật lý hơn giúp giảm chi phí điện năng, chi phí làm mát và chi phí bảo trì sau khi sử dụng một thời gian dài.
-
Tăng tính linh hoạt: Dễ dàng tạo, cấu hình, sao chép và di chuyển các máy ảo để đáp ứng nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp.
-
Nâng cao khả năng sẵn sàng: Các máy ảo có thể dễ dàng được di chuyển sang máy chủ vật lý khác trong trường hợp xảy ra sự cố, đảm bảo tính liên tục của dịch vụ.
-
Đơn giản hóa quản lý: Quản lý tập trung các máy ảo thông qua một giao diện duy nhất giúp giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ quản trị hệ thống.
-
Tiết kiệm không gian: Giảm số lượng máy chủ vật lý cần thiết, tiết kiệm không gian đặt máy chủ và giảm thiểu sự phức tạp của hệ thống.
-
Thân thiện với môi trường: Giảm tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon, góp phần bảo vệ môi trường.
-
Hỗ trợ thử nghiệm và phát triển: Cho phép tạo môi trường ảo để thử nghiệm và phát triển phần mềm mới mà không cần đầu tư thêm phần cứng.
-
Sao lưu và phục hồi dễ dàng: Hỗ trợ sao lưu và khôi phục dữ liệu của các máy ảo, giúp giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố.
Với những lợi ích trên, ảo hóa máy chủ đã trở thành một công nghệ quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động của các trung tâm dữ liệu và hệ thống CNTT của doanh nghiệp.
5 phần mềm ảo hóa máy chủ tốt nhất hiện nay
Để quá trình ảo hóa máy chủ diễn ra, ngoài máy chủ vật lý, bạn còn phải sử dụng phần mềm ảo hóa và dưới đây là 5 cái tên hàng đầu mà bạn có thể tham khảo.
VMWare Server
VMware Server là một phần mềm ảo hóa máy chủ mạnh mẽ và linh hoạt, được phát triển bởi VMware, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực ảo hóa. VMware Server cho phép bạn tạo và quản lý nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ vật lý, từ đó tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng và giảm chi phí đầu tư.
Sản phẩm này được tích hợp trong Fusion trên Mac và Workstation Player trên PC, cho phép hoạt động hiệu quả trên hầu hết các thiết bị USB. Đặc biệt, VMware Server còn hỗ trợ các giao diện mạng như NAT, bridged cùng nhiều tùy chọn mạng khác.
Hyper-V
Hyper-V là phần mềm ảo hóa thế hệ mới của Microsoft, được thiết kế để thay thế Microsoft Virtual PC. Với Hyper-V, người dùng có thể tạo ra các switch ảo, ổ cứng ảo và vô số các tính năng hữu ích khác. Hiện nay, Hyper-V hỗ trợ trên ba phiên bản Windows Server 2008 64-bit: Standard (chỉ chạy 1 máy ảo), Enterprise (chia máy chủ thành 4 máy ảo), và Datacenter (chia máy chủ không giới hạn số lượng máy ảo). Đặc biệt, không giống như VMware Server, Hyper-V còn hỗ trợ ảo hóa cho các hệ điều hành 32-bit.
Ưu điểm lớn nhất của Hyper-V là tính năng cluster tích hợp trong Windows Server 2008, giúp sao lưu, lưu trữ và bảo mật dữ liệu một cách tuyệt đối. Điều này đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra, máy chủ có thể nhanh chóng khắc phục kịp thời với thời gian gián đoạn tối thiểu. Nói tóm lại, Hyper-V được đánh giá cao về khả năng ảo hóa mạnh mẽ và hiệu quả, sẽ là lựa chọn tối ưu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn.
XenServer
XenServer, sản phẩm của Citrix, là một giải pháp ảo hóa mạnh mẽ được xây dựng trên nền tảng Xen, cho phép bạn khai thác tối đa sức mạnh của phần cứng máy chủ. Khả năng tương thích rộng, XenServer hoạt động mượt mà trên cả Windows và Linux, miễn là CPU của bạn là loại 64-bit và được kích hoạt công nghệ ảo hóa (Intel VT hoặc AMD-V).
Để đảm bảo XenServer vận hành trơn tru và tận dụng hết các tính năng, bạn cần ít nhất 2GB RAM và 16GB dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch tạo nhiều máy ảo, khuyến nghị nên trang bị 8GB RAM hoặc hơn, cùng với dung lượng lưu trữ lớn hơn 16GB để có trải nghiệm tốt nhất.
VirtualBox
VirtualBox, một phần mềm ảo hóa đa năng, nổi bật với khả năng vận hành mượt mà trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Windows, Mac, Linux và Solaris. Đây là công cụ lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm các hệ điều hành mới, thử nghiệm phần mềm hoặc đơn giản là tạo môi trường làm việc biệt lập mà không cần lo lắng về việc ảnh hưởng đến hệ thống chính.
Một trong những ưu điểm vượt trội của VirtualBox là tính an toàn cao. Bạn có thể thoải mái khám phá và thử nghiệm mà không sợ nhiễm virus hay làm hỏng hệ điều hành gốc. Hơn nữa, VirtualBox không yêu cầu hỗ trợ từ Intel VT-x hoặc AMD-V, đồng thời tương thích với cả hệ điều hành 32 bit và 64 bit, giúp bạn dễ dàng sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau.
VMLite Workstation
VMLite Workstation, một phần mềm ảo hóa đa nền tảng, tương thích hoàn hảo với cả Windows và Linux, là lựa chọn lý tưởng cho những người hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và nghệ thuật. Với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ cho các ứng dụng 3D, VMLite Workstation mang đến trải nghiệm nhanh chóng và linh hoạt, giúp bạn thỏa sức sáng tạo mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Để tận dụng tối đa hiệu suất của VMLite Workstation, bạn cần đảm bảo rằng máy tính của mình được trang bị card đồ họa 16 hoặc 32 bit và bộ nhớ RAM từ 4GB trở lên. Với những yêu cầu tối thiểu này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khám phá và khai thác tiềm năng vô hạn của phần mềm ảo hóa này.
Bên trên là những thông tin cơ bản về ảo hóa máy chủ và một số phần mềm hỗ trợ cho quá trình ảo hóa phổ biến mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp của mình, đừng quên liên hệ ngay với Gofiber để được tư vấn và hỗ trợ, bạn nhé!
Gofiber là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ máy chủ VPS hàng đầu tại Việt Nam. Giải pháp máy chủ điện toán đám mây (cloud server/cloud VPS) của Gofiber được xây dựng trên nền tảng công nghệ ảo hóa tiên tiến KVM cùng hệ thống hạ tầng mạnh mẽ, Nhiều Data Center, Hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, VPS KVM tối ưu hóa cho hiệu năng cao, Miễn phí DirectAdmin chính hãng, VPS SSD - ổ cứng SSD Enterprise hiệu năng đọc ghi cao.