Khi lựa chọn dịch vụ máy chủ ảo (cloud server), doanh nghiệp cần phải nắm rõ sự khác biệt giữa lưu trữ HDD và SSD để có cho mình giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích sử dụng và quy mô hoạt động của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Gofiber tìm hiểu rõ hơn về hai loại hình lưu trữ này.
Khái niệm máy chủ lưu trữ HDD và SSD
Trước khi đến với những điểm khác biệt giữa hai hệ thống này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đôi nét về khái niệm của chúng:
HDD là gì?
HDD (Hard Disk Drive) là một loại ổ cứng truyền thống có khả năng lưu trữ dữ liệu trên các đĩa tròn, hay còn gọi là phiến đĩa - Platters được làm từ gốm, nhôm, thủy tinh, sau đó phủ lên một lớp vật liệu từ tính. Thông qua đó, dữ liệu có thể được đọc và ghi bằng cách thay đổi từ tính trên bề mặt đĩa để lưu trữ thông tin.
Tương tự với ổ cứng thể rắn SSD, ổ cứng HDD thuộc loại bộ nhớ “non-volatile”, tức là dữ liệu sẽ không bị mất đi khi tắt nguồn. Tuy nhiên, cấu trúc của HDD và SSD sẽ có sự khác nhau. Trong đó, ổ cứng HDD được cấu thành từ Track, Cluster và Sector.
SSD là gì?
SSD (Solid State Drive) là một loại ổ cứng thể rắn được thiết kế để cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Vậy nên, SSD sở hữu nhiều điểm cải tiến vượt trội, trong đó phải kể đến việc sử dụng chip nhớ không bay hơi (Non-volatile memory chips) để ghi và lưu trữ dữ liệu, giúp đẩy nhanh tốc độ truy xuất dữ liệu mà không bị ảnh hưởng bởi sự phân mảnh dữ liệu sau một thời gian dài sử dụng.
Với những ưu điểm trên, SSD đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn tối ưu tốc độ lưu trữ và sự ổn định cho toàn hệ thống.
So sánh máy chủ lưu trữ HDD và SSD
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của HDD và SSD, chúng ta sẽ cùng so sánh một số điểm khác biệt giữa hai loại hình lưu trữ qua các nội dung dưới đây:
Tiêu chí |
HDD (Hard Disk Drive) |
SSD (Solid State Drive) |
Tuổi thọ |
- 4 năm (phần cơ học dễ mòn dần theo thời gian). |
- Nhiều năm (có thể ghi/xóa từ 300.000 đến 1.000.000 lần). |
Kích thước |
- 3,5 inch cho máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ - 2,5 inch cho máy tính xách tay |
- 5,25 inch - 3,5 inch - 2,5 inch - 1,8 inch - 1,0 inch - Nhỏ hơn |
Trọng lượng |
- Nặng hơn SSD. |
- Nhẹ hơn HDD. |
Điện năng tiêu thụ |
- Tiêu thụ nhiều điện năng hơn (cần điện để quay phiến đĩa và di chuyển đầu đọc/ghi). |
- Tiêu thụ ít điện năng hơn HDD từ 30-60%. |
Tỏa nhiệt và yêu cầu làm mát |
- Tỏa nhiệt nhiều hơn và cần có sự hỗ trợ của hệ thống làm mát. |
- Tỏa nhiệt ít hơn, không cần hệ thống tản nhiệt phức tạp. |
Giá thành |
- Rẻ hơn SSD. |
- Đắt hơn HDD nhiều lần. |
Độ tin cậy |
- Dễ gặp lỗi cơ khí sau nhiều giờ hoạt động. - Các phiến đĩa có thể hư hỏng, gây mất dữ liệu. |
- Không có lỗi cơ khí, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như va đập hay rung lắc cơ học trong quá trình vận hành. - Có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, từ –60°C đến +95°C. |
Tốc độ |
- Sử dụng động cơ cơ học, mất từ 1-3 giây để khởi động. - Thời gian truy cập dữ liệu trung bình từ 5-10 mili giây. |
- Không mất thời gian khởi động. - Thời gian truy cập dữ liệu trung bình từ 3,5-10 micro giây. - Tốc độ đọc/ghi có thể lên đến hơn 500 MB/giây với chuẩn giao tiếp SATA 3 |
Ưu nhược điểm của lưu trữ HDD và SSD
Sau khi tham khảo những điểm khác nhau trên, chúng ta có thể rút ra một số ưu và nhược điểm sau:
HDD (Ổ cứng cơ) |
SSD (Ổ cứng thể rắn) | |
Ưu điểm |
- Dung lượng lưu trữ lớn hơn với giá thành thấp hơn. - Phổ biến, dễ dàng tìm mua và thay thế. - Thích hợp cho lưu trữ dữ liệu lớn như video, hình ảnh. - Giá thành thấp hơn, phù hợp với ngân sách hạn chế. |
- Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn, hiệu suất cao. - Không có bộ phận cơ học, ít gặp sự cố hơn, độ tin cậy cao. - Tiêu thụ ít năng lượng, tỏa nhiệt ít hơn, không gây tiếng ồn. - Khả năng chống sốc và rung tốt hơn, thích hợp cho di động. |
Nhược điểm |
- Tốc độ truy cập dữ liệu chậm hơn so với SSD. - Tiêu thụ năng lượng và tỏa nhiệt nhiều hơn, gây tiếng ồn. - Dễ bị hỏng do có bộ phận cơ học, ít ổn định hơn SSD. |
- Giá thành cao hơn so với HDD, đặc biệt với dung lượng lớn. - Dung lượng lưu trữ thấp hơn so với HDD với giá thành tương đối cao. - Số lần ghi/xóa có giới hạn, tuổi thọ hạn chế. |
Nên sử dụng máy chủ lưu trữ HDD hay SSD?
Câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng và ngân sách tài chính của mỗi một cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ tối ưu để làm việc trên các dự án đòi hỏi dung lượng lớn như phát triển phần mềm, sản xuất nội dung… với nguồn ngân sách hạn chế, HDD sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.
Bên cạnh đó, với những ưu điểm vượt trội như bền bỉ, ổn định, đáng tin cậy và có hiệu suất cao, SSD sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần lưu ý là chi phí cho SSD sẽ cao hơn rất nhiều so với HDD, nhưng bù lại là bạn sẽ tiết kiệm được các khoản phí duy trì hệ thống.
Địa chỉ thuê máy chủ ảo SSD uy tín tại Việt Nam
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thuê máy chủ ảo SSD uy tín, chất lượng với giá thành phải chăng nhất hiện nay, Gofiber sẽ là một cái tên mà bạn không thể bỏ qua. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tìm ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Bên trên là sự khác biệt giữa máy chủ ảo lưu trữ HDD và SSD. Nhìn chung, mỗi một nền tảng sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và khả năng tài chính của mỗi người. Dẫu vậy, SSD với hàng loạt ưu điểm nổi trội vẫn sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn. Liên hệ ngay với Gofiber nếu muốn thuê máy chủ ảo SSD, bạn nhé!