Cách web hosting hoạt động và 5 kiểu web hosting phổ biến hiện nay

Thứ Ba, 3/7/2023, 5:43:52 PM
Bạn chuẩn bị kinh doanh online, muốn xây dựng website cho thương hiệu của mình và bắt đầu tìm hiểu về hosting, web hosting cũng như các dịch vụ liên quan. Bài viết này sẽ giải thích về cách hoạt động của web hosting và 5 kiểu web hosting phổ biến hiện nay.

Hosting hoạt động thế nào?

Hosting hay thường được gọi chung chung là web hosting là quá trình cung cấp không gian lưu trữ và phần mềm cho các trang web trên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ web hosting, bạn thuê một phần của máy chủ web để lưu trữ tệp và dữ liệu của trang web của bạn.

Khi khách hàng muốn truy cập vào trang web của bạn, họ gõ tên miền vào trình duyệt web của họ. Tên miền sẽ được chuyển đến máy chủ DNS (Domain Name System) để tìm địa chỉ IP của máy chủ web. Sau đó, trình duyệt sẽ tạo kết nối với máy chủ web của bạn để tải nội dung trang web.

Máy chủ web của bạn sẽ trả về nội dung trang web được yêu cầu cho trình duyệt của khách hàng. Nếu trang web có các tệp hình ảnh, âm thanh, video hoặc các thành phần khác, các tệp này cũng sẽ được tải từ máy chủ web và được hiển thị trên trang web.

Bất kỳ một hosting nào cũng có nguyên lý hoạt động như sau:

  1. Đăng ký dịch vụ: Bạn đăng ký một dịch vụ hosting từ một nhà cung cấp dịch vụ hosting. Nhà cung cấp sẽ cung cấp cho bạn một tài khoản truy cập và một địa chỉ IP riêng để kết nối đến máy chủ.
  2. Tạo và đăng tải lên nội dung website: Sau khi đăng ký dịch vụ hosting, bạn sẽ tạo nội dung cho website của mình. Nội dung bao gồm các trang web, tệp tin và các tài nguyên khác.
  3. Lưu trữ website trên máy chủ: Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ cung cấp cho bạn một không gian lưu trữ trên máy chủ của họ để lưu trữ nội dung của bạn. Bạn sẽ tải lên nội dung của mình lên máy chủ thông qua kết nối internet và lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ hosting.
  4. Quản lý truy cập website: Nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ quản lý truy cập vào website của bạn bằng cách cung cấp các công cụ quản lý tài khoản và phân quyền cho bạn và người sử dụng khác.
  5. Cung cấp các dịch vụ bổ sung: Nhà cung cấp dịch vụ hosting cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung như bảo mật, sao lưu dữ liệu, email hosting và các dịch vụ liên quan đến website.
  6. Truy cập website: Người dùng có thể truy cập vào website của bạn bằng cách sử dụng trình duyệt web và nhập địa chỉ của website vào thanh địa chỉ. Máy chủ web hosting sẽ truy cập và cung cấp nội dung của website đó cho người dùng thông qua kết nối internet.
nguyên lý hoạt động của hosting
Nguyên lý hoạt động của hosting.

 

Đối với người thuê

Với người thuê hosting, bạn chỉ cần đăng tải các file và dữ liệu liên quan lên hosting và cấu hình hoạt động phù hợp. Người dùng có thể truy cập hosting trên internet thông qua việc gửi requests đến domain hoặc địa chỉ IP của hosting. Sau đó hosting sẽ trả các tập tin mà bạn yêu cầu. Trong quá trình sử dụng nếu người thuê có nhu cầu nâng cấp hosting để phát triển web thì liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

Đối với người bán

Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server lưu trữ tập tin cho người thuê bằng việc chia sẻ tài nguyên thành không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian này được gọi hosting. 

Trong quá trình sử dụng nếu người thuê muốn nâng cấp hay hạ gói đăng ký dịch vụ thì phía nhà cung cấp sẽ tiến hành điều chỉnh phù hợp, tương ứng với mức gói người dùng muốn thuê. 

Các loại hosting phổ biến

Có 5 loại hosting phổ biến:

1. WordPress Hosting

WordPress Hosting là dịch vụ mà trong đó bạn đã được tích hợp sẵn công cụ để hỗ trợ cho website WordPress tốt hơn. Chỉ cần bạn đăng ký dịch vụ là có thể xây dựng hệ thống website dựa trên trên nền tảng (framework) WordPress. WordPress Hosting có thể được thiết lập trên Shared Hosting, VPS Hosting, Cloud Hosting hoặc Dedicated server hosting.

 

WordPress Hosting là dịch vụ mà trong đó bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Chỉ cần bạn đăng ký dịch vụ là có thể xây dựng hệ thống website trên WordPress.
WordPress Hosting là dịch vụ mà trong đó bạn đã được tích hợp sẵn công cụ WordPress. Chỉ cần bạn đăng ký dịch vụ là có thể xây dựng hệ thống website trên WordPress.

2. Shared Hosting

Trước đây, loại hosting được nhiều người dùng phổ biến nhất là Shared Hosting nhờ vào loại hosting này có mức chi phí khá thấp so với các loại khác. Với loại hosting này, bạn không cần lo đến việc quản trị và chăm sóc hosting mà chỉ cần đưa dữ liệu thông tin lên sử dụng đúng với cấu hình mức gói bạn đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.

Về mặt cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì Shared Hosting sử dụng nhiều trang web trên cùng một máy chủ vật lý. Tất cả domain đều dùng chung một máy chủ như CPU và RAM. Chính vì không có quyền quản trị và dùng chung máy chủ với trang khác nên bạn không thể chắc chắn được những tài nguyên mình chưa sử dụng đến có bị web khác chiếm dụng hay không.

Đa số người dùng Shared Hosting vào mục đích tạo landing page hoặc quảng bá ra mắt sản phẩm mới.

Shared Hosting sử dụng nhiều trang web trên cùng một máy chủ vật lý. Tất cả domain đều dùng chung một máy chủ như CPU và RAM.
Shared Hosting sử dụng nhiều trang web trên cùng một máy chủ vật lý. Tất cả domain đều dùng chung một máy chủ như CPU và RAM.

3. VPS Hosting

VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting) là sự kết hợp giữa Shared Hosting và Dedicated Hosting (máy chủ vật lý). Loại hosting này là máy chủ ảo bởi chúng được cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều loại server ảo.  

Lợi thế của việc thuê VPS cho để "host" website chính là ở giá thành. Một máy chủ vật lý có giá rất đắt chính vì thế nếu kết hợp giữa thuê máy chủ vật lý và thuê shared hosting thì người dùng vẫn có toàn quyền sử dụng server với mức giá rẻ hơn. 

Ngoài ra, loại hosting này còn có ưu điểm là được sở hữu tài nguyên máy chủ riêng, hoạt động của các website khác không làm ảnh hưởng đến hiệu năng trang web của bạn cũng như dễ dàng nâng cấp. Bên cạnh các công dụng nổi bật, VPS Hosting có hai nhược điểm là đòi hỏi kiến thức quản trị server và giá thuê dịch vụ cao hơn Shared Hosting.

VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting) là sự kết hợp giữa Shared Hosting và Dedicated Hosting (máy chủ vật lý). Loại hosting này là máy chủ ảo bởi chúng được cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều loại server ảo.
VPS Hosting (Virtual Private Server Hosting) là sự kết hợp giữa Shared Hosting và Dedicated Hosting (máy chủ vật lý). Loại hosting này là máy chủ ảo bởi chúng được cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều loại server ảo.

4. Cloud Hosting

Cloud Hosting hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây và được chạy trên cloud server (máy chủ cloud). Cloud Hosting dần là giải pháp được tin cậy bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại như khả năng downtime hiếm khi xảy ra, tài nguyên phân bổ theo nhu cầu sử dụng, dù server gặp sự cố cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của web, thanh toán dựa theo mức độ người dùng sử dụng, khả năng mở rộng cao hơn VPS Hosting.

Cloud Hosting hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây và được chạy trên cloud server (máy chủ cloud). Cloud Hosting dần là giải pháp được tin cậy bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại
Cloud Hosting hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây và được chạy trên cloud server (máy chủ cloud). Cloud Hosting dần là giải pháp được tin cậy bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại.

5. Dedicated Hosting

Dedicated Hosting là máy chủ vật lý và người thuê sẽ biết hosting của mình đặt ở đâu. Theo đó, họ sẽ có toàn quyền điều hành, sử dụng phần cứng, cấu hình, cơ sở dữ liệu... Đây là giải pháp hosting xa xỉ nhất trong 5 loại cũng như đòi hỏi kiến thức chuyên sâu để thiết lập hệ thống ở nhiều công đoạn.

Dedicated Hosting là máy chủ vật lý và người thuê sẽ biết hosting của mình đặt ở đâu cũng như có toàn quyền điều hành, sử dụng phần cứng, cấu hình, cơ sở dữ liệu...

Hosting miễn phí và hosting trả phí

Hosting miễn phí và trả phí đều có ưu nhược điểm khác nhau. Một số trang web hoạt động không cần hosting có thể kể đến như Blogger.com, Wix.com, WordPress.com…

Ưu điểm của những đơn vị không cần trả phí hosting là tiết kiệm tối đa chi phí, tức là bạn không cần tốn tiền để mua Hosting hay quản trị Website đồng thời độ bảo mật của những trang này cũng rất cao. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là không được hỗ trợ xử lý nếu trang web gặp sự cố, website gặp nhiều lỗi và chạy khá chậm, muốn sử dụng hết tính năng thì bạn phải nâng cấp. Đây là điều mà các nhà cung cấp thường đưa ra nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng. 

Hosting miễn phí phù hợp với những bạn đam mê viết blog và làm quen với Website. Còn hosting trả phí sẽ phù hợp với những người có mục đích kinh doanh, xây dựng thương hiệu…

Ưu và nhược điểm của hosting miễn phí và hosting trả phí.

Kinh nghiệm chọn hosting

1. Cách chọn dịch vụ hosting có bộ phận chăm sóc khách hàng tốt

Để chọn được host tốt chúng ta cần xem xét dịch vụ chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp hosting. Bởi khi thuê web hosting là chúng ta đã đặt trọn niềm tin và tài nguyên cho họ, nếu có vấn đề xảy ra thì cách duy nhất là nhờ hỗ trợ của dịch vụ chăm sóc khách hàng phía cung cấp hosting.

Khi thuê hosting hãy chọn nơi có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Đó là người luôn có mặt 24/7 để hỗ trợ bạn mỗi khi hosting có vấn đề. Đặc biệt, đối với Cloud Hosting thì điều này khá quan trọng, khi trang Web cần nâng cấp tài nguyên bạn cần liên lạc ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang. Một Cloud Hosting nâng cấp chỉ tốn khoảng vài phút - nhanh hơn các loại hosting khác. Vì vậy việc liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng khi hosting gặp sự cố là rất quan trọng. 

Một đội ngũ chăm sóc khách hàng được đánh giá là tốt khi họ phản hồi khách hàng nhanh chóng thông qua tổng đài CSKH, email, SMS,  các công cụ insant messages (FaceBook, Website chat, Skype…).

2. Chọn loại hosting phù hợp với mã nguồn website

Tùy theo nhu cầu và định hướng phát triển Web mà bạn chọn loại hosting phù hợp. Theo chia sẻ từ những người đi trước, họ khuyên rằng nên dùng Cloud Hosting để tối ưu chi phí cũng như sở hữu những tính năng ưu việt mà hosting mang lại như Uptime, Install… 

Nếu Website bạn đang chạy trên nền WordPress cũng như cần hỗ trợ kỹ thuật, bảo mật và tối ưu Website trên WordPress thì WordPress Hosting sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. 

3. Chọn hosting có giá cả phù hợp

Trung bình giá thuê hosting dao động từ vài chục đến vài trăm đồng một tháng. 

Giá cả có sự chênh lệch dựa vào các yếu tố sau: 

  • Hình thức của gói hosting: Cloud Hosting, Shared Hosting, WordPress Hosting, Dedicated Hosting…

  • Thông số: lượng lưu trữ dữ liệu, tên miền (domain), băng thông, hệ điều hành của host…

Thời hạn duy trì gói hosting: Thông thường gói hosting sẽ bán theo năm. Nếu bạn thuê nhiều năm giá sẽ rẻ hơn so với bạn thuê hosting 1 năm.

4. Chọn đơn vị uy tín có bình chọn cao

Hiện trên thị trường Việt Nam có hơn 300 nhà cung cấp dịch vụ hosting vì thế việc chọn nơi cung cấp dịch vụ uy tín là rất quan trọng. Bạn nên quan tâm đến các đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm lâu năm vì họ sẽ đảm bảo hosting của bạn hoạt động với công suất tốt nhất.

Một số kinh nghiệm thuê hosting chất lượng mà bạn cần quan tâm.

Kinh doanh không thể thiếu website! Thuê VPS cấu hình mạnh, hiệu năng cao, chi phí thấp để sở hữu website WordPress miễn phí và và kiếm tiền online ngay hôm nay!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!