Thiết lập cấu hình Domain Aliases trên cPanel cho website WordPress

Thứ Sáu, 9/8/2023, 3:58:23 AM
Domain Aliases trên cPanel là một công cụ mạnh mẽ cho phép kết nối và quản lý nhiều tên miền dưới một máy chủ duy nhất, giúp tối ưu hóa việc quản lý và triển khai trang web của bạn một cách hiệu quả. 

Ngày nay, khi quản lý web hosting, người dùng luôn tìm hiểu những cách để tối ưu hóa công việc. Khi nhắc tới những công cụ quản lý tên miền, ta không thể bỏ qua Domain Aliases. Đây là công cụ cho phép người sử dụng chạy cùng lúc hai hay nhiều tên miền cho một website. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập cấu hình Domain Aliases trên cPanel chi tiết nhất.

Tổng quan về Domain Alias trên cPanel

Domain Aliases (còn được gọi là Parked Domain) là một tên miền “bí danh” khác với domain chính nhưng lại có cùng cấu trúc. Domain Aliases cho phép bạn liên kết nhiều tên miền với cùng một thư mục gốc của trang web chính. Khi truy cập vào Domain Aliases hoặc Domain chính thì miền chỉ khác tên, còn nội dung bên trong không đổi.

Khi bạn thiết lập Domain Aliases trên cPanel, người dùng có thể truy cập trang web của bạn thông qua nhiều tên miền khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm và lượt truy cập vào website chính. Khi tập trung SEO vào trong một web, Domain chính sẽ nhận về nhiều lượt truy cập hơn.

Cấu hình Alias trên cPanel

Trước hết, nếu muốn sử dụng tên miền Alias bạn phải đăng ký với một nhà cung cấp trước. Sau đó, nó được định cấu hình và trỏ đến DNS của bạn. 

#. Cách tạo Aliases 

Để tạo Alias (Parked Domain) trên cPanel, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Trước hết, hãy đăng nhập vào tài khoản cPanel của bạn.

  • Trên giao diện chính của cPanel, tìm mục Domains.

Đăng nhập vào cPanel, click chọn Domains để tiến hành thêm 1 domain alias mới
Đăng nhập vào cPanel, click chọn Domains để tiến hành thêm 1 domain aliases mới
  • Để tạo một Alias Domain mới, bạn click chuột vào Create a New Domain ở phía bên phải màn hình.
  • Trong mục này, bạn nhập tên miền mới cần Alias vào phần Domain, nhập thư mục Alias đến vào phần Document Root. Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấn vào Submit ở ngay bên dưới.

Tạo domain Alias trên cPanel
Tạo domain Alias trên cPanel

Lưu ý: Để có thể chuyển hướng được tới DNS, bạn phải cài đặt DNS của Domain Aliases giống với Domain chính.

  • Bạn truy cập vào file wp-config.php tại domain chính.

Truy cập file wp-config.php tại domain chính
Truy cập file wp-config.php tại domain chính
  • Copy đoạn mã dưới đây rồi thêm vào trong dòng lệnh <?php:

### Rule Alias

define('WP_SITEURL', 'https://' . $_SERVER['HTTP_HOST']);

define('WP_HOME', 'https://' . $_SERVER['HTTP_HOST']);

### Rule Alias
Thêm đoạn mã vào file wp-config.php
Thêm đoạn mã vào file wp-config.php

#. Cách xóa Aliases trên cPanel

Để xóa Alias, bạn truy cập vào mục Domains trong cPanel và thực hiện:

  • Trong danh sách các tên miền, tìm tên miền Alias mà bạn muốn xóa. Bên cạnh tên miền, bạn sẽ click vào tùy chọn Manage.

  • Tiếp theo bạn click Remove Domain, hệ thống có thể yêu cầu bạn xác nhận quyết định xóa. Bạn tiếp tục lựa chọn Yes, Remove This Domain để xóa tên miền bí danh.

Click chọn Remove Domain để xóa domain Alias
Click chọn Remove Domain để xóa domain Alias

#. Chỉnh sửa domain Aliases trên cPanel 

Ngay cạnh mục Remove, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Manage. Bạn nhấn chuột vào đó, tại phần này bạn có thể thay đổi thư mục chứa domain Alias tới nơi khác. Bạn chỉ cần nhập đường dẫn thư mục mà Domain Alias sẽ trỏ tới, sau đó nhấn Update để lưu.

Vậy là trong bài viết trên, Gofiber đã cùng bạn tìm hiểu về cách cấu hình Domain Aliases trên cPanel. Bằng cách sử dụng Domain Alias, bạn có thể liên kết nhiều tên miền, tạo ra sự linh hoạt và tối ưu hóa SEO. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn hãy truy cập vào website của chúng tôi ngay nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Hồ Văn Trường, một lập trình viên đam mê và đã yêu thích lĩnh vực lập trình. Tôi đã học ít nhất một cái gì đó, tôi nghĩ... 🤷‍♂️ Tôi đã thành thạo những ngôn ngữ lập trình cổ điển như Node.js, React.js và cơ sở dữ liệu MongoDB. Tôi luôn cố gắng áp dụng đam mê của mình để phát triển các sản phẩm với Node.js và sử dụng các thư viện và framework hiện đại của Javascript như React.js. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi tự tin và sẵn lòng đối mặt với những thách thức trong việc xây dựng các sản phẩm và ứng dụng web. Sự sáng tạo và khao khát học hỏi luôn thúc đẩy tôi tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất của các dự án. Ngoài ra, tôi cũng rất thích làm việc trong môi trường đội nhóm, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng nhau xây dựng những sản phẩm tuyệt vời. Rất mong được hợp tác và gặp gỡ các bạn trong các dự án lập trình thú vị!

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!