Hướng dẫn các thao tác quản lý cơ sở dữ liệu trên aaPanel

Thứ Năm, 9/7/2023, 7:49:36 AM
Quản lý cơ sở dữ liệu (databases) trên aaPanel gồm các thao tác tạo, import, đổi mật khẩu, xóa, phân quyền truy database...

Việc quản lý cơ sở dữ liệu trên aaPanel có thể được thực hiện một cách nhanh chóng với những thao tác đơn giản. Tuy nhiên, muốn thực hiện những thao tác này, trước tiên cần phải Import database của website lên trước. Dưới đây là hướng dẫn tất cả những thao tác cơ bản trong việc quản lý database trên aaPanel.

Databases trên aaPanel

Database trên aaPanel là cơ sở dữ liệu của trang web đang được quản lý bởi chính trình quản lý này. Thay vì phải dùng những trình quản lý riêng như MySQL, việc quản lý database trên aaPanel sẽ tiện lợi hơn. Để có thể thực hiện các thao tác với database trên aaPanel, trước tiên cần phải Import database lên trước.

Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu trên aaPanel 

Việc tạo và quản lý cơ sở dữ liệu trên aaPanel gồm các thao tác tạo, import, đổi mật khẩu, xóa, quản lý người dùng, sao lưu và phục hồi. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể các thao tác này:

Tạo và Import Database trên aaPanel

Đầu tiên, vào mục Databases rồi click vào nút Add Databases

Click chọn Add database để thực hiện tạo mới một database
Click chọn Add database để thực hiện tạo mới một database

Sau đó, một bảng điền thông tin cơ sở dữ liệu mới sẽ hiện ra như hình bên dưới. Ở đây sẽ có những mục gồm:

  • DBName: tên cơ sở dữ liệu.

  • Username: tên người dùng, nên đặt cùng tên với cơ sở dữ liệu.

  • Password: mật khẩu truy cập database.

  • Permission: luôn chọn Local server.

Sau khi đã điền hết những thông tin này thì chọn Submit.

Lúc này trên bảng danh sách các cơ sở dữ liệu sẽ hiện ra tên database vừa mới tạo, hãy nhấn vào nút Import ở cột Backup.

Import cơ sở dữ liệu trong aaPanel
Import cơ sở dữ liệu trong aaPanel

Một bảng sẽ hiện ra như hình dưới đây, hãy nhấn vào nút Upload from local.

Tiếp theo, chọn file cơ sở dữ liệu trên máy tính rồi nhấn nút Upload.

Khi đã tải file database xong, cửa sổ sẽ hiện ra chữ Complete màu xanh lá cây, bạn hãy nhấn chữ Close.

Tiếp theo, nhấn vào nút Import tương ứng với database ở cột Operating và nhấn Confirm.

Quản lý Database trên aaPanel

#1. Thay đổi mật khẩu root cơ sở dữ liệu

Vào mục Databases và chọn vào CHG PW ở cột Operation trên dòng tên Database. Tiếp theo, nhập password mới rồi nhấn Submit.

Thay đổi mật khẩu root cho database
Thay đổi mật khẩu root

#2. Xóa cơ sở dữ liệu

Vào mục Databases và chọn vào Del ở cột Operation trên dòng tên Database muốn xóa. Sau đó trả lời câu hỏi xác thực rồi nhấn OK.

#3. Phân quyền truy cập cơ sở dữ liệu

Bạn có thể phân quyền người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu tại mục Permission với các tùy chọn như:

Phân quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong aaPanel
Phân quyền truy cập cơ sở dữ liệu trong aaPanel
  • Local server: set cơ sở dữ liệu chỉ được truy cập trên máy chủ này.
  • Everyone: Bất kỳ ai cũng có thể kết nối với cơ sở dữ liệu từ xa.
  • IP address: chỉ 1 địa chỉ IP nhất định có thể truy cập cơ sở dữ liệu này.
  • Nếu muốn cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu cho mạng bên ngoài, bạn cần giải phóng cổng Mysql trong tường lửa (mặc định là 3306).
  • Force SSL: buộc người dùng sử dụng kết nối SSL, nếu máy khách không có chứng chỉ thì không thể truy cập Database này được.

#4. Sao lưu và phục hồi cơ sở dữ liệu trong aaPanel

Để thực hiện Backup/Restore trên aaPanel rất đơn giản, bạn có thể nhấp vào link để xem chi tiết. Ở phần này chúng tôi chỉ hướng dẫn nhanh như sau:

  • Trong mục Databases, bạn sẽ thấy một sanh sách các cơ sở dữ liệu đã tạo. Chọn cơ sở dữ liệu mà bạn muốn backup và click chọn Backup exists.
  • Sau đó một cửa sổ Database Backup Details xuất hiện, bạn nhấp Backup để bắt đầu quá trình sao lưu.
  • aaPanel sẽ thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu của bạn và sau đó tạo một file được nén với đuôi .gz. File này bạn có thể tải về máy bằng cách nhấp vào Download hoặc muốn khôi phục dữ liệu web site khi cần thì bạn nhấp vào Restore để khôi phục.
Sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên aaPanel
Sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên aaPanel

Trên đây là hướng dẫn các thao tác cơ bản để quản lý cơ sở dữ liệu trong aaPanel. Nếu muốn tìm hiểu thêm các hướng dẫn sử dụng aaPanel khác, hãy tiếp tục theo dõi những bài viết trên Gofiber nhé.

>> Xem thêm các hướng dẫn aaPanel:

0/5 - (0 bình chọn)

Chào mọi người, mình là Nguyễn Trung Hiếu - một người đam mê mãnh liệt với thế giới lập trình và công nghệ. Hiện tại, mình có vinh dự đồng hành cùng Công ty Gofiber, đảm nhận vai trò trong Ban Giám Đốc và dẫn dắt nhóm IT. Cuộc hành trình nghề nghiệp của mình không chỉ là hành trình học hỏi, khám phá về lập trình mà còn là sự trao đổi, chia sẻ những kiến thức về hệ thống server, hosting và nhiều lĩnh vực khác. Mình tin rằng sự nhiệt huyết và tinh thần học hỏi luôn dẫn đến những thành công bất ngờ, và mình rất háo hức được chia sẻ những trải nghiệm này với bạn đọc của Gofiber.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!