Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare cho người mới

Thứ Năm, 6/1/2023, 11:10:24 AM
Cloudflare không còn là cái tên mới lạ với nhiều chuyên gia quản trị web. Và giải pháp mà Cloudflare đem đến là cải thiện tốc độ truy cập cho người dùng. 

Cloudflare là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là nền tảng giúp người dùng tăng tốc độ tải trang web. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn cloudflare là gì và được sử dụng như thế nào nhé.

Cloudflare là gì?

Cloudflare chính là dịch vụ DNS trung gian, có tác dụng điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và máy của khách hàng thông qua lớp bảo vệ cloudflare. Nói đơn giản, thì thay vì phải truy cập trực tiếp vào website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS (Domain Name Server) thì có thể sử dụng máy chủ phân giải tên của Cloudflare. Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của Cloudflare để xem dữ liệu có trên website thay vì truy cập trực tiếp. 

Cloudflare là gì? Đây là dịch vụ DNS trung gian giúp điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và máy khách
Cloudflare là gì? Đây là dịch vụ DNS trung gian giúp điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và máy khách

Với những tính năng hấp dẫn mà DNS không có, Cloudflare còn được rất nhiều webmaster tin tưởng sử dụng như tường lửa chống Ddos, spam, chứng chỉ số SSL, forward domain,.. Cloudflare hiện được sử dụng miễn phí nên càng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là phải nói đến khả năng tăng tốc độ và bảo mật cho website.

Cloudflare hoạt động như thế nào?

Cloudflare điều phối truy cập giữa máy chủ và client bằng lớp bảo vệ cloudflare. Vậy trên thực tế cloudflare hoạt động ra sao?

Bộ nhớ đệm (caching)

Cloudflare sử dụng bộ nhớ đệm - cache, là kho lưu trữ dữ liệu với khả năng truy xuất thông tin nhanh hơn. Một ví dụ cho hoạt động của bộ nhớ đệm trong cloudflare là: Nếu một người hỏi bạn “Mấy giờ rồi?”, thông thường bạn sẽ mất thời gian để xem giờ qua điện thoại hoặc đồng hồ để trả lời. Thế nhưng, nếu ngay lập tức có người hỏi bạn “Mấy giờ rồi?” thì bạn chỉ cần mất vài giây để suy nghĩ về thời gian đã trả lời trước đó.

Và Cloudflare cũng hoạt động tương tự như thế. Nó sẽ kiểm tra trang web của bạn và cập nhật bộ nhớ cache thường xuyên. Sau đó, cloudflare CDN sẽ phân phối cache đến bất cứ người dùng nào với mục đích giúp người dùng truy cập vào website nhanh hơn.

Lọc lưu lượng (Filtering)

Cloudflare còn cung cấp bộ lọc lưu lượng truy cập đến. Filtering hoạt động như một lớp khác, phối hợp với tường lửa và những biện pháp bảo mật của bạn để bảo vệ website trước các nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường bên ngoài.

Hệ thống DNS

Cloudflare còn được biết đến là DNS có hiệu suất cao nhất thế giới. Trước khi thiết lập các kết nối, quá trình phân giải DNS sẽ diễn ra. Thế nên, hệ thống DNS là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ tải trang của website. Và trong cấu hình mặc định, cloudflare được xây dựng làm máy chủ để định danh tên miền website. Nhờ vậy mà người truy cập website sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhờ khả năng phân giải nhanh chóng của DNS.

Có nên sử dụng Cloudflare hay không?

Cloudflare được sử dụng như một dịch vụ DNS khi tắt đám mây tên miền. Vậy có nên sử dụng Cloudflare? Câu trả lời là có bởi vì những lý do sau:

So sánh website khi không sử dụng và có sử dụng Cloudflare
So sánh website khi không sử dụng và có sử dụng Cloudflare
  • Tốc độ: Nếu máy chủ ở gần với người sử dụng, thì người truy cập website sẽ chậm hơn so với những người ở xa máy chủ. Bởi vì Cloudflare sẽ làm tăng tốc độ tải trang. Thế nên, nếu người dùng website của bạn là người nước ngoài thì nên dùng DNS này.
  • Auto Minify: Giúp loại bỏ những ký tự không cần thiết ra khỏi mã nguồn mà không làm thay đổi các tính năng. Nổi bật chính là tự loại bỏ những dòng trắng, chú thích,... để giảm lượng dữ liệu và cải thiện tốc độ trang.
  • Rocker Loader: Đây là tính năng DNS ưu tiên nội dung của website được hiển thị trước, nên trì hoãn tải tất cả JavaScript. Thế nhưng, điều này có thể làm mã JavaScript bị lỗi nếu bạn không dùng lệnh jQuery. Thế nên, nếu ko cần thiết thì bạn có thể bỏ tính năng này.
  • Bảo mật: Đây là yếu tố quan trọng bởi vì Cloudflare đảm bảo cho website của bạn luôn an toàn trước những sự tấn công. Nó có thể phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của hacker đối với website của bạn. 

Ưu nhược điểm của Cloudflare

Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Cloudflare đối với website và internet. Vậy cloudflare sẽ có những ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ưu điểm

  • Cloudflare sử dụng bản bộ nhớ đệm (cache) của website trên máy chủ CDN. Nhờ vậy giúp tăng tốc độ truy cập vào website và phân phối cho người dùng truy cập máy chủ gần nhất.
  • Cloudflare sẽ gzip (giảm nén dung lượng) của những dữ liệu tĩnh, bao gồm hình ảnh, các tệp tin, CSS. Nhờ vậy mà tốc độ tải nhanh hơn.
  • Hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ, từ đó tiết kiệm được băng thông sử dụng, chỉ còn ½ đến ⅓.
  • Tăng khả năng bảo mật cho website, hạn chế sự tấn công của DDos, các bình luận spam trên các blog và những phương thức tấn công khác. 
  • Sử dụng cloudflare như SSL miễn phí giúp thêm giao thức https cho website, và cải thiện tình trạng bảo mật.
  • Hạn chế truy cập từ những quốc gia đã được chỉ định
  • Cấm truy cập đối với những IP nhất định.
  • Ứng dụng công nghệ tường lửa với các website và bảo vệ các trang web có tính chất đăng nhập

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, Cloudflare vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Nếu website thuộc hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, và người truy cập chủ yếu tới từ Việt Nam. Vậy thì việc sử dụng Cloudflare có thể làm giảm tốc độ tải trang. Nguyên nhân chính là do đường truyền quốc tế sẽ phải đi vòng qua Việt Nam đến DNS Server của Cloudflare. Rồi sau đó mới trả kết quả về lại Việt Nam, dẫn tới tốc độ tải trang chậm.
  • Thời gian uptime của website phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian uptime của Server Cloudflare. Nói đơn giản hơn là nếu server của Cloudflare bị chậm thì khả năng truy xuất website cũng bị ảnh hưởng theo. Bởi vì lúc này không thể phân giải được tên miền đang dùng.
  • Trong nhiều trường hợp, website đang hiểu nhầm firewall của hosting thành IP của Cloudflare là địa chỉ tấn công. 

Hướng dẫn cài đặt Cloudflare

Vậy là bạn đã biết rõ cloudflare là gì và ưu nhược điểm cũng như nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng cloudflare. Vậy làm thế nào để cài đặt cloudflare?

Đăng ký tài khoản Cloudflare

Truy cập vào trang chủ Cloudflare qua đường link đăng nhập vào CloudFlare để tiến hành đăng ký tài khoản. Điền đầy đủ những thông tin cần thiết và tạo ngay một tài khoản cloudflare cho riêng mình. 

Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công, bạn có thể đăng nhập bằng email và password vừa đăng ký. Nếu là lần đầu bạn đăng nhập và chưa từng thêm bất cứ website nào thì giao diện sẽ hiện ra thế này: 

Đăng nhập vào Cloudflare
Đăng nhập vào Cloudflare

Thêm website vào Cloudflare

Bạn nhập tên website muốn sử dụng dịch vụ DNS miễn phí của Cloudflare và nhấn vào nút “Add site” và chờ khoảng 60s. 

Thêm website vào Cloudflare
Thêm website vào Cloudflare

Lựa chọn gói dịch vụ, ở đây bạn chọn gói miễn phí. 

Lựa chọn gói dịch vụ miễn phí của Cloudflare
Lựa chọn gói dịch vụ miễn phí của Cloudflare

Sau đó, đợi Cloudflare quét DNS có sẵn ở trong tên miền của bạn nếu đã tạo các record DNS trước đó. Còn nếu chưa có DNS, bạn tạo DNS mới để trỏ tên miền. 

Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền của bạn
Cloudflare quét DNS có sẵn trong tên miền của bạn

Trỏ cặp nameserver về Cloudflare

Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ tên miền mà phần cấu hình sẽ khác nhau cho bạn. Thế nhưng, về cơ bản là chỉ cần đổi DNS ở nhà cung cấp sang phần mới của Cloudflare. Khi đã hoàn thành xong bước này thì bạn đợi Cloudflare xác nhận cặp DNS đã trỏ về thành công sau khoảng 1 - 2 giờ. 

Trỏ cặp nameserver về Cloudflare
Trỏ cặp nameserver về Cloudflare

Cài đặt SSL miễn phí từ CloudFlare

Sử dụng Cloudflare như SSL miễn phí có thể làm tăng giao thức https cho website. Từ đó cải thiện tình trạng bảo mật. Vậy làm thế nào để cài đặt SSL?

Kích hoạt Flexible SSL

Để kích hoạt SSL, đầu tiên bạn hãy vào Crypto. Ở phần SSL, bạn click kích hoạt Flexible. Sau đó, bạn phải chờ khoảng 24 giờ để Cloudflare cài đặt và kích hoạt Flexible SSL. 

Kích hoạt Flexible
Kích hoạt Flexible

Ở mục Trạng thái Status, nếu bạn thấy Active Certificate, nghĩa là bạn đã kích hoạt thành công rồi. Kể từ bây giờ, bạn có thể truy cập vào trang web bằng https bằng cách nhập trực tiếp. Cloudflare sẽ không tự chuyển từ http sang https. Thế nên, bạn cần phải bật tính năng tự động chuyển đổi.

Bật tự động chuyển sang https

Kéo xuống phía dưới một chút ở phần Crypto, bạn sẽ thấy mục "Always Use HTTPS" > click chọn "On". 

Bật tự động chuyển sang https
Bật tự động chuyển sang https

Ở bước này, tất cả yêu cầu tới website của bạn với https sẽ được tự động chuyển sang https. 

Ngoài ra, bạn cũng cần làm tiếp 1 bước nữa để khắc phục tình trạng một vài thành phần như CSS, JS hoặc hình ảnh vẫn còn dùng http. Khi đó, bạn kéo xuống phần Automatic HTTPS Rewrites và bật On là xong.

Thế nhưng, trong một vài trường hợp, bạn cũng cần thêm Plugin SSL Insecure Content Fixer để sửa các lỗi ở trên.

Cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer

Khi website của bạn sử dụng SSL của Cloudflare, bạn cũng cần sửa lỗi Plugin Insecure Content Fixer. Plugin này có tác dụng sửa chữa tất cả các lỗi của các resource trên website khi tự động chuyển qua https. Để cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer, bạn cần thực hiện các bước: 

Cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer
Cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer
  • Vào Plugin, click chọn Add New và tìm Plugin SSL Insecure Content Fixer.
  • Sau đó cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer.
  • Chọn Install để bắt đầu cài đặt, sau đó chọn Active để kích hoạt Plugin.
  • Tiếp theo, vào Setting, chọn SSL Insecure Content. Tại đây có 6 lựa chọn cho bạn sửa lỗi HTTP. Nên chọn lần lượt từ trên xuống dưới rồi thử để xem còn bị lỗi gì nữa không?
  • Kéo xuống mục HTTPS Detection và lựa chọn gợi ý Detected As Recommended Setting.
  • Chọn Save changes để lưu lại các thay đổi.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được Cloudflare là gì và cách cài đặt DNS để sử dụng.  Với Cloudflare, tốc độ truy cập website của bạn sẽ nhanh chóng hơn và mọi truy cập vào website cũng sẽ được tự động chuyển sang https. 

0/5 - (0 bình chọn)

Xin giới thiệu Mai Khuê, một cộng tác viên nội dung tại Gofiber với đam mê viết content và sáng tạo nội dung. Với kinh nghiệm sống và trải nghiệm đa dạng, Mai Khuê mang đến góc nhìn tươi mới và sự giàu trí tưởng tượng trong việc sáng tạo nội dung. Mai Khuê đặc biệt đam mê công nghệ và hiểu rõ về những xu hướng mới trong lĩnh vực này. Bằng việc kết hợp sự am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng sáng tạo vượt trội, Mai Khuê tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng, từ việc giới thiệu sản phẩm công nghệ đến viết bài về các xu hướng công nghệ mới nhất. Với sự trải nghiệm sống đa dạng, Mai Khuê có khả năng đồng cảm và hiểu được nhu cầu của độc giả. Bằng cách kết hợp chất lượng văn phong và sự tinh tế trong việc truyền đạt thông tin, Mai Khuê tạo ra những bài viết sáng tạo và thú vị, mang đến giá trị cho độc giả và gợi mở đến những khám phá mới. Với vai trò là một công tác viên nội dung tại Gofiber, Mai Khuê cam kết đem đến những nội dung tốt nhất, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Mai Khuê không ngừng cập nhật và nghiên cứu để đảm bảo rằng những bài viết của mình luôn phù hợp với xu hướng mới và tạo được sự tương tác tích cực. Nếu bạn đang tìm kiếm một người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Mai Khuê. Với đam mê, kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc về công nghệ, Mai Khuê sẽ mang đến những giải pháp nội dung sáng tạo và hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của Mai Khuê. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ ngay để Mai Khuê có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!