Conversion Tracking là gì?
Conversion Tracking (theo dõi chuyển đổi) là công cụ thực hiện quá trình đo lường, theo dõi điểm dữ liệu khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp thông qua quảng cáo. Những hành động của khách hàng mà Conversion Tracking có thể đo lường được bao gồm: khách hàng mua một món hàng, thêm món hàng vào giỏ hàng, mở email, nhấp vào liên kết trên trang đích…
Các số liệu trên sẽ cho biết mức độ nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp đang đi đến đâu. Dù bạn chạy chiến dịch tiếp thị qua email hay quảng cáo mạng xã hội thì Conversion Tracking vẫn có thể tính toán và cho kết quả trung thực nhất.
Tầm quan trọng của Conversion Tracking
Vậy bạn có bao giờ thắc mắc việc theo dõi chuyển đổi lại quan trọng đến như vậy không? Tầm quan trọng của Conversion Tracking là gì? Thực tế, khi marketer thực hiện theo dõi chuyển đổi sẽ đảm bảo phía người bán biết nên đặt vị trí bán hàng ở đâu. Các dữ liệu từ Conversion Tracking sẽ giúp marketer xác định “chất lượng” của nguồn quảng cáo.
Bên cạnh đó, hiệu suất chiến dịch quảng cáo như thế nào cũng được Conversion Tracking cho dữ liệu. Với các dữ liệu này, marketer cũng có thể đo lường hiệu suất chiến dịch và tối ưu hóa nó trong tương lai.
Conversion Tracking hoạt động như thế nào?
Conversion Tracking bắt đầu hoạt động sau khi bạn tạo Trình theo dõi chuyển đổi bằng cách chọn chuyển đổi trong tài khoản TNA Suite hay Google Ads. Hãy sử dụng Conversion Tracking cho các nhu cầu như:
-
Hoạt động trên website: mọi hoạt động mà khách hàng hoàn thành trên trang web như mua hàng, đăng ký,...(Được hỗ trợ trong Google Search Autopilot).
-
Gọi điện: cuộc gọi trực tiếp từ quảng cáo, gọi đến từ số điện thoại trên website của bạn và nhấp vào số điện thoại trên website dành cho số di động (Được hỗ trợ trong Google Search Autopilot).
-
Lượt cài đặt ứng dụng và hành động trong ứng dụng: các lượt cài đặt ứng dụng dành cho điện thoại Android hay IOS.
-
Nhập: khách hàng xem sản phẩm trực tuyến nhưng mua hàng tại cửa hàng.
Với mỗi loại chuyển đổi, ngoài chuyển đổi ngoại tuyến thì nó còn hoạt động như sau:
-
Chuyển đổi theo dõi bằng thẻ (cài đặt thủ công): thêm thẻ theo dõi chuyển đổi hay thêm đoạn mã vào website (hoặc mã ứng dụng dành cho điện thoại). Một cookie tạm thời sẽ đặt trên thiết bị di động, mỗi khách hàng nhấp vào quảng cáo từ kết quả của Google. Khi người đó hoàn thành mục tiêu chuyển đổi (bạn đã xác định trước) thì trình Conversion Tracking sẽ nhận ra cookie và ghi lại chuyển đổi đó.
-
Chuyển đổi theo dõi mà không cài đặt thẻ theo cách thủ công: khi muốn theo dõi chuyển đổi cuộc gọi thoại, bạn sử dụng số điện thoại chuyển tiếp của Google. Khi số này từ quảng cáo được sử dụng, bạn sẽ theo dõi được các phần như thời lượng cuộc gọi, thời gian bắt máy và kết thúc cuộc gọi.
Cách thiết lập theo dõi chuyển đổi Google Ads chỉ với 3 bước
Để thiết lập Conversion Tracking, đầu tiên bạn cần một website để đặt mã thẻ Google và kỹ năng chỉnh sửa mã website bởi bạn hoặc nhà phát triển web sẽ phải dán một đoạn mã ngắn vào trang web đó. Vậy các bước để thiết lập chuyển đổi Google Ads của Conversion Tracking là gì? Quá trình này sẽ bao gồm 3 bước sau:
Bước 1 - Tạo chuyển đổi
Ở bước đầu tiên trong thiết lập theo dõi chuyển đổi Google Ads, tiêu chuẩn là hãy tạo hành động chuyển đổi trên nền tảng Google Ads. Để thực hiện việc tạo chuyển đổi, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
-
Đăng nhập vào tài khoản Google Ads.
-
Phía góc trên bên phải, nhấp vào tools menu và tùy chọn Conversions nằm trong nhóm Measurement.
-
Phần tóm tắt của chế độ xem Conversions xuất hiện, hãy chọn +New conversion action.
-
Click vào trang web.
-
Nhập tên miền vào quét trang web. Thao tác này để kiểm tra bạn đã cài đặt thẻ Google trên website mình chưa. Nếu chưa, bạn sẽ nhận một đoạn mã để đưa nó vào trang web của mình.
-
Tiếp theo, chọn thiết lập hành động chuyển đổi. Có hai tùy chọn là URL setup và manual setup.
Thiết lập URL là tùy chọn nhanh và dễ dàng hơn nhưng nó chỉ áp dụng nếu bạn đang tìm cách theo dõi trang dưới dạng chuyển đổi. Trong khi đó, manual setup (thiết lập thủ công) cho phép bạn theo dõi số lần nhấp và liên kết có tùy chọn tùy chỉnh thẻ sự kiện.
Bước 2 - Thiết lập thẻ Google tag
Ở bước tiếp theo, bạn sẽ phụ thuộc vào thẻ Google mà mình đã thiết lập hay chưa.
-
Nếu thẻ Google của bạn được thiết lập và bạn tạo chuyển đổi bằng cách dùng URL thì bạn đã hoàn thành quá trình và có thể bắt đầu xem dữ liệu về chuyển đổi đó.
-
Nếu thẻ Google chưa được thiết lập và bạn đã tạo chuyển đổi bằng URL thì sẽ nhận được hướng dẫn thiết lập thẻ Google.
-
Nếu thẻ Google được thiết lập vào bạn chuyển đổi theo cách thủ công thì bạn cũng nhận được hướng dẫn để thêm một đoạn mã.
-
Nếu thẻ Google chưa được thiết lập và bạn tạo chuyển đổi theo cách thủ công thì bạn sẽ nhận được hướng dẫn để thêm cả thẻ Google trên mọi trang website và đoạn mã cho chuyển đổi.
Bạn sẽ cần cài đặt thẻ Google trên mọi bài viết trên website nhưng chỉ cần một thẻ cho mỗi tài khoản Google Ads. Để cài đặt thẻ này, hãy dán thẻ Google vào mã trang web của mình hoặc thực hiện thông qua Trình quản lý thẻ Google.
Bước 3 - Kiểm tra thẻ Google tag
Để thẻ Google cài đặt đúng và kích hoạt tính năng Conversion Tracking chính xác, hãy thực hiện các bước sau:
-
Đăng nhập vào tài khoản Google Ads và điều hướng quay lại phần Chuyển đổi qua menu ở góc trên bên phải.
-
Trong chế độ xem bảng hoạt động chuyển đổi, bạn có thể theo dõi dưới cột Trạng thái về hiệu suất của mọi hoạt động chuyển đổi nào.
Cách khắc phục sự cố theo dõi chuyển đổi Google Ads
Sau khi đã thiết lập theo dõi chuyển đổi Google Ads, cách khắc phục sự cố Conversion Tracking là gì trong Google Ads? Chẳng hạn như bạn không thấy bất kỳ chuyển đổi nào trong Quảng cáo Google? Hãy thử một vài mẹo dưới đây trước khi hỏi chuyên gia nhé!
Cột chuyển đổi không hiển thị dữ liệu
Thông thường, có thể mất tối đa 24 giờ để dữ liệu chuyển đổi bắt đầu xuất hiện trên Google Ads. Nếu sau 24 giờ mà các chuyển đổi vẫn không hiển thị thì có thể vẫn chưa có khách hàng nào được chuyển đổi trong chiến dịch.
Có một cách để kiểm tra điều đó là bạn hãy tự mình thực hiện hoạt động như một “khách hàng” bằng cách click vào quảng cáo của bạn khi nó xuất hiện. Đồng thời, thử thực hiện hoạt động “mua hàng” hay “like, share, comment”... Bất kỳ hoạt động nào theo yêu cầu của quảng cáo.
Nếu sau 24 giờ nữa mà chuyển đổi bạn vừa thực hiện trên vẫn không được thực hiện thì kiểm tra mã đã được cài đặt đúng chưa. Bạn có thể phải cài đặt trình cắm bổ sung hay di chuyển mã sang một phần khác của trang nếu sau khi kiểm tra và phát hiện nó bị lỗi.
Chiến dịch nhận nhiều nhấp chuột nhưng không được chuyển đổi
Những chiến dịch nhận được nhiều nhấp chuột nhưng ít chuyển đổi có thể khiến marketer lo lắng. Để hiểu nguyên nhân của vấn đề này, hãy thử tự trả lời các câu hỏi như:
-
Ban có sử dụng trang đích chuyên dụng không? Việc đưa người dùng đến trang chủ có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi bị kém đi.
-
Trang đích có được tối ưu hóa để chuyển đổi không? Có CTA nổi bật, biểu mẫu phù hợp và thông tin chính sẵn có trên màn hình hiển thị hay không?
-
Trang đích có liên quan đến quảng cáo hay không? Trang đích có chứa các từ khóa giống nhau và sao chép để người dùng yên tâm khi click chuột vào không? Và họ click vào trang đích, họ có nhận được những lợi ích như mong đợi hay không?
Hãy trả lời các câu hỏi trên, nếu một trong số chúng bạn không thể giải đáp được hoặc câu trả lời chưa đủ thuyết phục thì tốt nhất là kiểm tra lại chiến dịch tiếp thị của mình nhé!
Có thêm hiểu biết về Conversion Tracking là gì sẽ giúp bạn thực hiện các chiến dịch quảng cáo một cách “dễ thở” hơn cũng như tính toán các chỉ số đo lường hợp lý hơn. Hy vọng các kiến thức ở trên về Conversion Tracking sẽ giúp ích cho bạn.
>> Xem thêm: Facebook Ads và những điều cần biết để tăng doanh số bền vững