Khi muốn tham khảo một thông tin nào đó, chúng ta thường gõ từ khóa và truy cập các trang nội dung từ một số công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… Tuy nhiên, ít ai biết rằng, có một phần chìm sâu trong internet và bạn không thể thấy được từ phương pháp thông thường là Deep Web. Vậy, Deep Web là gì? Thành phần này chứa những nội dung gì và những lợi ích và rủi ro mà nó mang lại là như thế nào? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
Deep Web là gì?
Deep Web, còn được gọi là "Internet ẩn", là một phần của Internet không được lập chỉ mục (index) bởi các công cụ tìm kiếm thông thường. Nói một cách dễ hiểu thì Deep Web bao gồm tất cả trang web và nội dung không được các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yahoo index. Vì vậy, người dùng không thể truy cập trực tiếp các trang web và nội dung này thông qua các công cụ tìm kiếm thông thường.
Deep Web là một phần không nhỏ của Internet, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với phần "bề mặt" của Internet mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Các ước tính cho thấy, kích thước của Deep Web lớn hơn gấp 500 lần so với những gì chúng ta gọi là "Internet bề mặt".
Nội dung của Deep Web rất đa dạng, từ các cơ sở dữ liệu khoa học, tài liệu chính phủ, mạng xã hội và diễn đàn riêng tư cho đến các trang web bán hàng trái phép. Mặc dù Deep Web không nhất thiết phải liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp, nhưng nó cũng thường được liên kết với Dark Web - một phần còn ẩn sâu hơn và thường được sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
Các cấp độ internet và vị trí của Deep Web
Về cơ bản, chúng ta có 2 cấp độ internet gồm:
-
Clear Web (Surface Web): Đây là cấp độ mà chúng ta thường truy cập mỗi ngày. Các trang web trong Surface Web là những nội dung được index và có thể tìm thấy thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…
-
Deep Web: Đây là phần không được lập chỉ mục trên internet. Bạn không thể truy cập các trang web và nội dung trong Deep Web bằng cách nhập từ khóa vào các công cụ tìm kiếm như thường, mà phải thông qua các ứng dụng, giao thức truy cập chuyên biệt.
-
Trong Deep Web có một phần nhỏ được gọi là Dark Web - nơi các trang web chỉ có thể truy cập thông qua phần mềm đặc biệt như Tor. Dark Web thường được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp và ẩn danh.
Deep Web thường chứa các nội dung nhạy cảm, các hệ thống cơ quan chính phủ và doanh nghiệp và nhiều dữ liệu khác không được công khai. Hiện nay, vì Deep Web không được index công khai nên sẽ không có con số chính xác về quy mô thực sự của nó. Tuy nhiên, theo ước tính, kích thước của Deep Web lớn hơn gấp 500 lần so với những gì chúng ta thấy ở Clear Web.
>> Tham khảo thêm bài viết liên quan:
- Cookie và những điều cần lưu ý khi duyệt web để bảo mật dữ liệu
- Tab ẩn danh: Cách hoạt động và tác dụng trên trình duyệt web
Ưu và nhược điểm của Deep Web là gì?
Dưới đây là những ưu điểm và lợi ích mà Deep Web mang lại cho người dùng:
Ưu điểm
Lợi ích của việc sử dụng Deep Web bao gồm:
-
Bảo mật, ẩn danh: Với Deep Web, người dùng có thể ẩn danh và tránh bị các tổ chức, chính quyền giám sát khi truy cập các nội dung bị cấm hoặc hạn chế trên internet.
-
Tìm kiếm tài liệu: Một số thông tin giá trị như báo cáo kỹ thuật, sách điện tử, tài liệu nguyên cứu… có thể bị ẩn đi trên Clear Web và bạn chỉ có thể tìm thấy nó tại Deep Web.
-
Giao dịch an toàn: Deep Web mang đến môi trường giao dịch an toàn và bảo mật hơn cho người dùng. Thông qua các hệ thống thanh toán được mã hóa, bạn có thể tự bảo vệ thông tin của mình khi giao dịch trên internet.
-
Tự do ngôn luận: Tính ẩn danh trên Deep Web cho phép người dùg tự do chia sẻ ý kiến về bất kỳ vấn đề nào, thậm chí là những nội dung bị cấm hoặc hạn chế bởi chính phủ.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Deep Web cũng ẩn chứa nhiều rủi ro to lớn, bao gồm việc lạm dụng để thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra các hoạt động không được kiểm duyệt và có thể tạo nên mối an ninh mạng cho người tham gia.
Dưới đây là những rủi ro mà Deep Web mang đến cho người dùng:
-
Nơi diễn ra các hoạt động phi pháp: Việc không có sự kiểm soát về nội dung trên Deep Web đã tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi phi pháp như buôn bán ma túy, chất cấm, bán vũ khí cùng một số hoạt động xâm phạm quyền riêng tư.
-
Rủi ro bảo mật: Vì Deep Web là phần ẩn sâu trong internet và không có sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền, nên nơi đây có thể ẩn chứa các rủi ro bảo mật như lừa đảo, phát tán virus/malware, tạo tin giả… Vì thế, người dùng cần cẩn trọng để tránh trở thành nạn nhân cho các rủi ro trên.
-
Thông tin sai lệch: Deep Web là phần không được kiểm soát, nên bạn cần chú ý trong việc xác thực thông tin để tránh bị lừa đảo hoặc hiểu sai các vấn đề, nhất là những tin tức bạo động được kẻ khác thêu dệt lên để tấn công chính quyền.
-
Khó kiểm soát giao dịch: Mặc dù mang đến môi trường giao dịch an toàn hơn thông qua tiền mã hóa, nhưng điều này cũng đồng thời khiến Deep Web trở trở nên khó kiểm soát. Tại đây, người ta có thể thực hiện các hành động phi pháp như rửa tiền, mua bán chất xám…
Cần lưu ý là không phải hoạt động nào trên Deep Web cũng là phi pháp, nhưng vì tính ẩn danh và sự tự do ngôn luận đã khiến Deep Web trở thành môi trường lý tưởng cho các kẻ xấu trục lợi.
So sánh Deep Web với Dark Web
Deep Web và Dark Web là 2 khái niệm khác nhau, nhưng mọi người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này. Trong nội dung dưới đây, Gofiber sẽ làm rõ điểm khác biệt giữa Deep Web với Dark Web:
Đặc điểm |
Deep Web |
Dark Web |
Định nghĩa |
Deep Web là phần không được lập chỉ mục trên internet và không thể truy cập từ các công cụ tìm kiếm thông thường như Google, Bing hay Yahoo. Deep Web bao gồm các trang web, database và nội dung không được công khai. |
Là một phần của Deep Web, người dùng chỉ có thể truy cập vào Dark Web thông qua các phần mềm chuyên biệt như Tor. Ngoài ra, bạn sẽ không thể truy cập nội dung trong Dark Web từ trình duyệt thông thường. |
Nguồn thông tin |
Nguồn thông tin mà Deep Web chứa chủ yếu được mã hóa và quản lý dựa trên quyền riêng tư, gồm tài khoản ngân hàng, email cá nhân, các dịch vụ yêu cầu xác thực trên internet… |
Dark Web chứa các nguồn thông tin phi pháp như phát tán virus, buôn bán vũ khí, ma túy, chất cấm và những hoạt động bất hợp pháp khác. |
Trình duyệt |
Có thể được truy cập từ trình duyệt thông thường, nhưng cần xác thực hoặc sử dụng các đường dẫn riêng biệt. |
Người dùng chỉ có thể truy cập Dark Web từ phần mềm chuyên dụng như Tor. Ngược lại, bạn sẽ không thể truy cập từ các trình duyệt thông thường. |
Quyền riêng tư |
Sử dụng cơ chế mã hóa thông tin và xác thực người dùng để đảm bảo quyền riêng tư, đồng thời hạn chế các truy cập không nhận được sự ủy quyền từ người cung cấp. |
Tương tự với Deep Web, nhưng Dark Web sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động phi pháp, trái pháp luật. |
Ảnh hưởng pháp lý |
Chủ yếu là hợp pháp, nhưng cũng bao gồm các hoạt động phi pháp. |
Chủ yếu là hoạt động phi pháp, thậm chí bị coi như mối đe dọa cho an ninh thế giới. |
Bạn sẽ đối diện với những rủi ro gì khi khám phá Deep Web?
Dưới đây là những rủi ro mà bạn có thể đối mặt khi truy cập vào Deep Web:
-
Nhiễm virus, phần mềm độc hại: Bạn có thể bị tấn công bởi các trang web, nội dung có chứa virus, malware và phần mềm độc hại. Khi chúng xâm nhập vào hệ thống thành công, chúng sẽ đánh cắp thông tin quan trọng và gây hỏng hóc cho thiết bị của bạn.
-
Mất quyền riêng tư: Deep Web thường được dùng để tham gia vào các dịch vụ yêu cầu thông tin người dùng, nên bạn có thể bị đánh mất quyền riêng tư vào tay những đối tượng không đáng tin cậy.
-
Hoạt động phi pháp: Một phần của Deep Web (chẳng hạn như Dark Web) được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Vậy nên, nếu không cẩn thận, bạn có thể bị lôi kéo vào những hoạt động này.
-
Không an toàn, mất an ninh: Nhiều tin tặc đã lợi dụng Deep Web để tấn công người dùng và thực hiện các việc làm phi pháp. Vì thế, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro khi truy cập Deep Web.
-
Rộng lớn và khó kiểm soát: Deep Web không được kiểm soát bởi các cơ quan có thẩm quyền, nên bạn có thể sẽ đọc được những nguồn tin sai lệch, không chính thống dẫn đến việc hiểu lầm và gây nhiễu loạn thông tin.
-
Vấn đề về pháp luật: Tham gia các hoạt động phi pháp trên Deep Web có thể khiến bạn đối mặt với các hậu quả pháp lý, bao gồm cả việc bị truy cứu và áp dụng các hình phạt hình sự từ các cơ quan có thẩm quyền
Ngoài những lợi ích đáng kể, Deep Web còn là nơi ẩn chứa rất nhiều rủi ro và nếu không cẩn thận, bạn có thể đối diện với hàng loạt hậu quả nặng nề. Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và xác minh thông tin cẩn thận khi khám phá Deep Web.
Một số lưu ý cần biết để giữ an toàn khi tham gia Deep Web
Trước vô số rủi ro trên, bạn cần nắm rõ một số lưu ý sau để giữ cho bản thân luôn an toàn khi tham gia Deep Web:
-
Bảo vệ bản thân: Deep Web tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và rủi ro về việc đánh mất thông tin, dữ liệu. Vì thế, trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo máy tính của bạn được bảo vệ bằng các phần mềm, ứng dụng chống virus và firewall tối ưu.
-
Sử dụng trình duyệt an toàn: Để truy cập Deep Web, hãy sử dụng trình duyệt chuyên biệt như Tor Browser để ẩn địa chỉ IP của bạn và nâng cao quyền riêng tư trực tuyến.
-
Cẩn thận với các liên kết không an toàn: Tránh nhấp vào các liên kết không rõ nguồn gốc trên Deep Web. Những liên kết này có thể dẫn đến các trang web độc hại hoặc lừa đảo.
-
Tránh tiết lộ thông tin cá nhân: Không tiết lộ thông tin nhạy cảm như tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc thông tin tài khoản ngân hàng trên Deep Web để bảo vệ quyền riêng tư.
-
Sử dụng phương thức thanh toán an toàn: Khi thực hiện giao dịch, sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như tiền ảo để tránh rủi ro mất thông tin tài chính.
-
Hiểu rõ pháp luật: Deep Web có thể chứa các hoạt động vi phạm pháp luật. Hãy đọc và tìm hiểu rõ quy định của pháp luật để tránh gặp các rắc rối liên quan đến pháp lý.
Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc Deep Web là gì mà bạn có thể tham khảo. Không thể phủ nhận rằng Deep Web mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng đâu đó trên Deep Web còn ẩn chứa nhiều rủi ro đáng lo ngại liên quan đến pháp luật, bảo mật và quyền riêng tư. Vậy nên, hãy thật sự cẩn trọng khi tham gia vào nền tảng này để đảm bảo an toàn tối đa cho chính mình.