Trong thời đại 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã ảnh hưởng mạnh đến thói quen và hành vi tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành Digital Marketing. Đây là lĩnh vực mới mẻ, được nhiều bạn trẻ quan tâm, đồng thời cũng khá khan hiếm nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Nếu bạn đang tìm hiểu về Digital Marketing, bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức cơ bản từ A - Z cho bạn.
Khái niệm Digital Marketing là gì
Marketing là một công cụ để kết nối doanh nghiệp và những khách hàng mục tiêu. Và người làm marketing sẽ nghiên cứu, lên kế hoạch tiếp cận thị trường. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Và Digital Marketing chính là những hoạt động thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mọi khách hàng dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Các doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng hoàn toàn bằng những phương thức truyền thống. Và thay vào đó, những kênh điện tử như Email, Facebook và website,... sẽ được sử dụng. Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, những chuyên gia Marketing sẽ giúp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của các công ty và doanh nghiệp.
Những lợi ích khi ứng dụng Digital Marketing
Digital Marketing đã, đang và luôn là thế mạnh của nhiều doanh nghiệp. Digital Marketing không hề làm hình thức Marketing truyền thống biến mất, mà giúp khắc phục những hạn chế và bổ trợ, tận dụng những tiềm năng của thị trường. Vậy ưu điểm của Digital Marketing là gì?
Tính thuận lợi
Hiện nay, Google được xem là "kim chỉ nam" cho hầu hết những hoạt động của người tiêu dùng. Và Digital Marketing là "chìa khóa" giúp các doanh nghiệp tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng, tạo ra doanh thu. Một trong những lợi ích dễ thấy của Digital Marketing là tính thuận tiện. Bởi mọi doanh nghiệp có thể kinh doanh đơn giản, nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi. Khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng, xem đánh giá và bình luận về sản phẩm rất dễ dàng.
Chi phí thấp
Nếu như những công cụ Marketing truyền thống như truyền hình, sự kiện, thư tín,... chiếm một phần ngân sách lớn trong hoạt động kinh doanh. Thì chi phí Digital Marketing thấp hơn hẳn. Các công ty có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo online mà không cần phải quan tâm nhiều đến ngân sách.
Đặc biệt, doanh nghiệp còn có quyền tự quyết định nhiều hoạt động, bao gồm cách thức tiếp cận khách hàng, chi phí, thời gian chạy chiến dịch,... phù hợp với mục tiêu. Chẳng hạn như các công cụ tìm kiếm và các nền tảng mạng xã hội cho phép đấu thầu linh hoạt, chủ động ngân sách chạy quảng cáo.
Khả năng tiếp cận nhanh, sâu và rộng hơn
Triển khai những chiến dịch Digital Marketing giúp các doanh nghiệp tiếp cận và kết nối với khách hàng ở một quy mô rộng lớn. Chỉ với một chiến dịch tiếp thị, khách hàng mục tiêu có thể thấy sản phẩm ở bất cứ đâu. Thế nên, doanh nghiệp có thể bán hàng và tạo doanh thu khắp mọi nơi mà không cần có cửa hàng trực tiếp ở đó. Điều này là từ ứng dụng của big data với số lượng dữ liệu lớn về dữ liệu người dùng, hồ sơ khách hàng từ các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook và Google,...
Dễ dàng kiểm soát
Việc đo lường mức độ hiệu quả của các hình thức Marketing truyền thống tương đối khó. Thế nhưng, với các công cụ kỹ thuật số để phân tích và báo cáo chỉ số, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hiệu quả một cách dễ dàng hơn. Bao gồm: số lượt người tìm kiếm và truy cập website của doanh nghiệp với những từ khóa, mức độ quan tâm của khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy, có thể điều chỉnh linh hoạt những chiến dịch Digital Marketing sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu đặt ra.
Nhắm đến được đối tượng khách hàng mục tiêu
Một trong những yêu cầu của bất kỳ chương trình Marketing nào đó cũng là hướng đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này cực kỳ quan trọng và cũng không hề đơn giản. Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể nhắm đến đối tượng để quảng cáo, dựa vào data có sẵn về insight khách hàng, hệ thống thông tin người dùng,... Từ đó, doanh nghiệp có thể truyền tải đúng thông điệp và sản phẩm đến nhóm khách hàng.
Vai trò thực tế của Digital Marketing đối với doanh nghiệp
Tăng cường tiếp cận khách hàng
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tiếp cận với tệp khách hàng tiềm năng, khi áp dụng những chiến dịch Digital Marketing thích hợp, bạn sẽ thấy kết quả kinh doanh thay đổi lớn so với hình thức Marketing truyền thống.
Một chiến lược hiệu quả sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút một lượng lớn khách hàng. Bởi nó đem đến cơ hội kêu gọi hành động của khách hàng ngay lập tức. Khá nhiều chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp chuyển từ gọi điện cho khách hàng đến hành động mua hàng.
Xây dựng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu
Digital Marketing chính là quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và tiếp thị thông qua các phương tiện truyền thông. Nhờ vậy mà giúp chuyển đổi nhóm khách hàng mục tiêu thành người mua hàng. Và mục tiêu quan trọng của Digital Marketing chính là xây dựng thương hiệu.
Tăng doanh số và đạt được kết quả kinh doanh
Nếu bạn xây dựng chiến lược Marketing mà chỉ quan tâm đến tỷ lệ bán hàng, khách hàng tiềm năng, giao dịch,... mà không quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi lượt mua hàng. Thì xem như những chỉ số đo lường đó đều không có ý nghĩa. Với việc hướng đến mục tiêu rõ ràng với tệp khách hàng tiềm năng, chuyển đổi và tạo nên doanh thu. Đây chính là một trong những vai trò của Digital Marketing với doanh nghiệp, có thể giúp tăng doanh thu gấp 3 lần.
Nâng cao sự cạnh tranh
Không chỉ vậy, Digital Marketing còn mở ra cơ hội cạnh tranh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu trên môi trường internet. Không chỉ những công ty lớn đa quốc gia mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể ứng dụng Digital Marketing. Bởi giúp quảng bá thương hiệu rộng hơn đến với người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả về bán hàng tốt hơn.
Tạm kết về tiềm năng của Digital Marketing và khả năng triển khai đa kênh
Chắc hẳn, bây giờ bạn đã có khái niệm cơ bản về Digital Marketing và những lợi ích với doanh nghiệp. Đây là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Và nắm được những công cụ truyền thông trong Digital Marketing sẽ giúp các Marketers vận dụng và triển khai các chiến dịch hiệu quả, linh hoạt.
Search Engine Marketing
SEO là một trong những công cụ cần thiết của Digital Marketing với những nhiệm vụ như xây dựng content, tối ưu website,... Nhờ vậy, tăng mức độ hiển thị của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến, đặc biệt là với Google. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình có hơn 51% khách hàng tìm đến website bởi sự điều hướng của SEO.
Social Media
Được hiểu đơn giản là những công cụ truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội với mục tiêu tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua các thiết bị công nghệ. Vậy Social Media trong Digital Marketing là gì? Doanh nghiệp có thể sử dụng Social Media để tiếp cận người dùng, tiếp thị sản phẩm và nhận được những phản hồi cũng như đánh giá từ người tiêu dùng. Một số kênh Social Media phổ biến có thể kể tới là Facebook, Youtube, Instagram,... Ngoài ra, Social Media còn giúp xây dựng liên kết và hỗ trợ thực hiện SEO.
Quảng cáo tương tác
Đây là những hoạt động nhắm đến người tiêu dùng thông qua những nền tảng Internet, thu hút các tương tác như từ video marketing, lượt click, comment, like và share,... Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, và giúp tạo ra doanh số, tăng lượng đơn hàng cho doanh nghiệp.
Viral Marketing
Còn được biết đến với cái tên Marketing lan truyền, đây là hoạt động xây dựng các chiến lược truyền thông nhằm khuyến khích người dùng lan tỏa và sẻ chia những thông điệp Marketing mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Viral Marketing tận dụng "Word of mouth" để tạo ra sự bùng nổ thông điệp đến với số lượng lớn khách hàng mục tiêu. Từ đó hướng đến mục tiêu xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
Online PR
Online PR hay Quan hệ công chúng trực tuyến là một công cụ trong Digital Marketing hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với lượng lớn người tiêu dùng. Điểm khác biệt của Online PR so với PR truyền thống chính là nội dung và câu chuyện được truyền tải sẽ thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến.
Email Marketing
Các doanh nghiệp sẽ sử dụng thư điện tử (Email) để đưa những thông tin cần thiết đến đối tượng khách hàng tiềm năng với mục đích tiếp thị, giới thiệu sản phẩm,.. Email Marketing với chi phí thấp nhưng lại giúp xây dựng thương hiệu và lòng tin với khách hàng hiệu quả. Đồng thời, những chiến dịch Email Marketing có thể được đo lường và đánh giá hiệu quả đúng đắn để có sự điều chỉnh phù hợp.
Vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về Digital Marketing là gì. Đây là một lĩnh vực phát triển đầy triển vọng và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng bạn sẽ có được hành trang tốt để xây dựng và phát triển doanh nghiệp hiệu quả bằng Digital Marketing.