Firebase hosting là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình

Thứ Năm, 7/27/2023, 11:07:58 AM
Firebase Hosting là dịch vụ đám mây của Google cung cấp giải pháp hosting nhanh chóng và bảo mật cho ứng dụng web. Cùng Gofiber tìm hiểu về dịch vụ lưu trữ này nhé!

Bạn đang tìm hiểu về Firebase hosting là gì? Song, nếu như bạn là một lập trình viên chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ là người yêu công nghệ thì chắc chắn đã từng nghe tới cụm từ này. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu về firebase là gì và ứng dụng này có những tính năng nổi bật nào hay chưa? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây, mời bạn tham khảo nhé. 

Tìm hiểu về firebase

Firebase là gì?

Firebase là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây do Google cung cấp. Để nhằm việc phát triển các ứng dụng trên di động và trang web. Đồng thời, Firebase còn hỗ trợ lập trình viên trong việc đơn giản hóa các thao tác và dữ liệu trên ứng dụng mà không cần tác động đến backend hay server. 

Firebase hosting là gì?

Firebase hosting là một dịch vụ lưu trữ của Firebase được cung cấp bởi Google, cho phép người dùng lưu trữ và triển khai các ứng dụng web tĩnh và động một cách nhanh chóng và an toàn. Firebase hosting cung cấp khả năng lưu trữ nội dung web cấp sản xuất, giúp các nhà phát triển triển khai các trang web một cách dễ dàng và hiệu quả chỉ với một lệnh duy nhất.

Firebase Hosting là gì?
Firebase Hosting là gì?

Với Firebase hosting, người dùng có thể quản lý các tệp CSS, HTML, các dịch vụ nhỏ hoặc API Express.js và các tệp nội dung khác của trang web. Dịch vụ này tích hợp sẵn SSL (Secure Sockets Layer), đảm bảo rằng nội dung của trang web được phân phối một cách an toàn và bảo mật trên CDN (mạng phân phối nội dung) toàn cầu. 

Các tính năng nổi bật của Firebase hosting

Firebase hosting là một dịch vụ lưu trữ toàn diện và hiệu quả cho ứng dụng web, giúp người dùng triển khai và quản lý các trang web một cách dễ dàng và bảo mật. Dịch vụ này cung cấp các tính năng tiện ích như:

  • Cung cấp nội dung qua kết nối an toàn: Đảm bảo rằng nội dung web được phân phối qua kết nối bảo mật SSL, giúp bảo vệ dữ liệu của người dùng khi truy cập trang web.

  • Lưu trữ nội dung tĩnh và động cùng với các dịch vụ nhỏ: Firebase hosting hỗ trợ lưu trữ và triển khai mọi loại nội dung web, bao gồm cả nội dung tĩnh và động, đồng thời hỗ trợ cài đặt các dịch vụ nhỏ hoặc API Express.js của người dùng.

  • Cung cấp nội dung nhanh chóng: Các tệp được tải lên trên Firebase hosting được lưu vào bộ nhớ đệm trên SSD tại các điểm biên của CDN, giúp cung cấp nội dung nhanh chóng và mượt mà cho người dùng trên toàn thế giới. 

Cách thức hoạt động của Firebase hosting

Để có thể sử dụng nền tảng Firebase hosting một cách tốt nhất thì bạn nên nắm được cách thức hoạt động của nó. Về cơ bản thì dịch vụ này hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của CDN. Để nhằm tối đa hóa quá trình phân chia dữ liệu đến người dùng và cung cấp hosting. 

Song, người dùng có thể hiểu đơn giản là Firebase hosting hoạt động dựa vào SSL của CDN. Từ đó để cung cấp hosting và phân chia dữ liệu tới các hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều nơi trên thế giới. Cho phép người dùng sử dụng mạng để truy cập vào website và tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng hơn. 

Firebase hoạt động như một nền tảng lưu trữ và quản lý ứng dụng web và trang web hiện đại
Firebase hoạt động như một nền tảng lưu trữ và quản lý ứng dụng web và trang web hiện đại

>> Xem thêm bài viết: NodeJS hosting là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Nodejs app trên cPanel

Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Firebase hosting

Trước khi muốn thiết lập Firebase hosting thì người dùng cần phải tạo ra một dự án trong bảng điều khiển Firebase. Sau đó thực hiện các bước để tiến hành tích hợp Firebase hosting vào hệ thống website, như sau:

Tạo dự án trong bảng điều khiển Firebase
Tạo dự án Firebase

Bước 1: Người dùng cài đặt Firebase CLI để quản lý và triển khai các dự án Firebase. Muốn cài đặt được tính năng này thì bạn có thể làm theo như sau:

  1. Cài đặt Node.js tại link. Lúc này, Node.js sẽ tự động cài đặt npm.

  2. Cài đặt Firebase CLI đến npm bằng cách chạy lệnh trên command prompt:  

    npm install -g firebase-tools
     

Chạy lệnh npm install -g firebase-tools
Chạy lệnh npm install -g firebase-tools

Bước 2: Người dùng đăng nhập và kiểm tra Firebase CLI. Sau đó tiến hành xác thực CLI bằng cách liệt kê các dự án Firebase của mình.

  1. Chạy lệnh

    firebase login
    để đăng nhập vào Firebase bằng tài khoản Google. Lúc này lệnh kết nối máy chủ với Firebase và cấp quyền truy cập cho các dự án Firebase. Sau đó, người dùng sẽ tiếp tục chọn cho phép truy cập vào Firebase CLI. 

  2. Bây giờ, người dùng sẽ kiểm tra hoạt động của CLI và truy cập vào tài khoản google bằng cách liệt kê dự án Firebase với lệnh: 

    firebase projects: list
      

 Liệt kê dự án Firebase với lệnh: firebase projects: list
 Liệt kê dự án Firebase với lệnh: firebase projects: list

Bước 3: Thiết lập thư mục dự án bằng lệnh:

firebase init
 

Thiết lập thư mục dự án bằng lệnh firebase init
Thiết lập thư mục dự án bằng lệnh firebase init
  1. Thư mục dự án thường sẽ ở cùng với thư mục kiểm soát nguồn. Do đó sau khi chạy xong lệnh Firebase Init thì thư mục chứa tệp sẽ có cấu hình là Firebase.json.
  2. Viết y và nhấn enter để tiếp tục quá trình.

  3. Chọn tính năng Hosting và nhấn dấu cách sau đó bấm enter và tiếp tục chọn dự án Firebase tức là bản Firebase-demo

  4. Đặt tên cho thư mục chung và nhấn y để định dạng cấu hình dưới ứng dụng 1 trang.

  5. Tiếp tục khởi tạo Firebase để hoàn tất quá trình liệt kê các dự án. Lúc này thì tệp firebase.json cũng sẽ được cài đặt mặc định trong quá trình khởi tạo. File firebase.json sẽ như sau:

{  
  "hosting": {  
    "public": "jtp_firebase",  
    "ignore": [  
      "firebase.json",  
      "**/.*",  
      "**/node_modules/**"  
    ],  
    "rewrites": [  
      {  
        "source": "**",  
        "destination": "/index.html"  
      }  
    ]  
  }  
} 

Để deploy project lên firebase các bạn gõ câu lệnh:

firebase deploy

deploy project lên firebase
Deploy project lên Firebase

Bước 4: Người dùng chuyển hướng tới bảng điều khiển Firebase. 

Chọn develop và nhấn vào hosting
Chọn develop và nhấn vào hosting
  1. Chọn develop và nhấn vào hosting.

  2. Bấm vào Get started

  3. Sau đó bấm next 2 lần. 

  4. Thực hiện đặt biệt danh, sau đó nhấn “Register and continue”. 

  5. Cuối cùng nhấn vào continue to console

Bước 5: Thực hiện thêm một miền tùy chỉnh để có thể dễ dàng truy cập vào ứng dụng website.

Nhấp vào "Add custom domain" để thêm tên miền
Nhấp vào "Add custom domain" để thêm tên miền

Bước 6: Nhập tên miền và ấn tiếp tục các bước:

  1. Thêm bản ghi txt và giá trị vào DNS của nhà cung cấp miền, sau đó bấm vào Verify

  2. Thêm bản ghi A vào DNS của nhà cung cấp miền. 

  3. Cuối cùng chờ đợi trong khoảng 1 giờ để nhà cung cấp miền cập nhật bản ghi DNS.

Ngoài việc sử dụng Firebase Hosting, bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ hosting, web hosting giá rẻ tại Gofiber. Gofiber cung cấp nhiều gói hosting phù hợp với mọi nhu cầu, từ các trang web cá nhân đến các doanh nghiệp nhỏ và lớn. Dịch vụ hosting của Gofiber đảm bảo độ ổn định cao, tốc độ truy cập nhanh, bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hosting đáng tin cậy với chi phí hợp lý, Gofiber là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Bài viết dưới đây là toàn bộ thông tin về thuật ngữ Firebase hosting là gì? Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp người dùng có thêm hiểu biết trong việc sử dụng nền tảng này. 

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!