Hướng dẫn cài đặt cPanel trên máy chủ chi tiết nhất

Thứ Sáu, 8/4/2023, 11:09:35 AM
cPanel là một trong những giao diện quản lý máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Với chức năng đa dạng và giao diện dễ sử dụng, nó giúp người dùng quản lý các công việc một cách hiệu quả. Trong bài viết này, Gofiber sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt cPanel trên máy chủ chi tiết nhất.

Yêu cầu hệ thống để cài đặt cPanel

Để dùng các tính năng vượt trội của cPanel, bạn phải mua một tài khoản để sử dụng. cPanel cung cấp cho người dùng nhiều gói tài khoản khác nhau, giá cả dao động từ 15$ mỗi tháng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể trải nghiệm miễn phí các chức năng của cPanel thông qua phiên bản Free Trial trong vòng 15 ngày.

Yêu cầu hệ thống để tiến hành cài đặt cPanel trên máy chủ
Yêu cầu hệ thống để tiến hành cài đặt cPanel trên máy chủ

Đầu tiên, bạn phải có cấu hình DNS cần thiết bao gồm:

  • Máy chủ lưu trữ: Sử dụng phiên bản của Linux đã được phê duyệt như AlmaLinux, CentOS hoặc CloudLinux. Nếu sử dụng CentOS, hệ điều hành phải là CentOS 6 hoặc CentOS 7. 

  • Đăng ký một tên miền: Quản trị viên có thể cài đặt cPanel bằng Hostname hoặc IP. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị bạn đăng ký một tên miền và trỏ nó đến máy chủ lưu trữ.

  • Cấu hình chính xác các bản ghi DNS để liên kết tên miền với địa chỉ IP của máy chủ.

  • Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng thêm các gói phần mềm hỗ trợ như PHP, Apache và MySQL/MariaDB.

Các yêu cầu về thiết bị khi cài đặt cPanel phải đáp ứng:

  • Bộ xử lý CPU: Từ 64-bit

  • Bộ nhớ RAM: Dung lượng RAM tối thiểu để cài đặt cPanel là 1GB. Tuy nhiên, mức dung lượng được khuyến nghị là 2GB.

  • Dung lượng đĩa: Từ 20GB lưu trữ trở lên. Dung lượng đĩa được khuyến khích sử dụng là 40GB.

  • License cPanel: Nếu không đăng ký License, phiên bản Free Trial sẽ được kích hoạt ngay sau khi hoàn tất cài đặt.

  • Tắt dịch vụ Network Manager trên máy và tắt cả tường lửa nếu có.

Các bước cài đặt cPanel trên máy chủ 

Bạn có thể thực hiện cài đặt cPanel trên máy chủ dựa theo các bước chúng tôi hướng dẫn:

Bước 1: SSH vào server 

Ngoài các yêu cầu về hệ điều hành đã nêu ở trên, bạn cần có quyền truy cập root để cài đặt phần mềm. Quản trị viên có thể đăng nhập vào VPS bằng SSH như PuTTY (dành cho hệ điều hành Windows) hoặc Terminal (dành cho hệ điều hành macOS và Linux).

Bước 2: Thực hiện cài đặt cPanel trên máy chủ 

Trước khi bắt đầu quá trình cài đặt cPanel, bạn phải thực hiện một số lệnh dưới đây trước:

  • Cài đặt Perl – Curl bằng hai lệnh: 

yum install perl  
yum install curl
  • Tắt Selinux bằng cách nhập hai lệnh 

sed -i 's/SELINUX=/#SELINUX=/g' /etc/selinux/config

SELINUX=disabled >> /etc/selinux/config
  • Tắt Network Manager bằng cách:

systemctl stop NetworkManager.service

systemctl disable NetworkManager.service
  • Khởi động lại:

systemctl enable network.service

systemctl start network.service
  • Update VPS lên bản mới nhất bằng lệnh:

yum update -y

Sau khi thực hiện xong quá trình này, bạn có thể bắt đầu cài đặt cPanel bằng cách:

1. Bạn chạy lệnh cài đặt: 

cd /home && curl -o latest -L https://securedownloads.cpanel.net/latest && sh latest

Tiến hành cài đặt cPanel trên máy chủ
Tiến hành cài đặt cPanel trên máy chủ

2. Quá trình cài đặt cPanel sẽ bắt đầu và mất từ 30 đến 45 phút tùy vào tốc độ mạng và VPS khác nhau. Khi đã cài đặt thành công, bạn nhận được thông báo Congratulations! Your installation of cPanel & WHM 11.90 is now complete.

3. Ở bên dưới, bạn sẽ thấy một địa chỉ https có dạng https://45.252.2xx.xxx:2087. Bạn copy đường dẫn này và dán vào trong trình duyệt.

4. Màn hình sẽ hiện lên lỗi bảo mật Your connection is not private. Bạn không cần lo lắng, hãy nhấn chuột vào phần Advanced và click chuột vào đường dẫn xuất hiện trong đó.

Nhập thông tin vào phần Username và Password
Nhập thông tin vào phần Username và Password

5. Trang chủ đăng nhập xuất hiện trên màn hình. Bạn điền thông tin vào phần Username và Password. Một bảng điều khoản của cPanel xuất hiện, bạn nên đọc qua sau đó nhấn vào Agree to All.

Click vào Agree to All
Click vào Agree to All

6. Hệ thống yêu cầu nhập địa chỉ Email mà bạn dùng để mua tài khoản cPanel. Nếu đã có giấy phép, bạn vào mục Log in để nhập. Nếu chưa mua tài khoản, bạn đăng ký sử dụng bản Free Trial bằng cách điền đầy đủ thông tin. Mã xác thực sẽ được gửi về qua email, bạn chỉ cần copy và paste vào Verification Code.

Nhập mã code được gửi về Email
Nhập mã code được gửi về Email 

7. Sau khi có thông báo hoàn thành, bạn nhấn Server Setup để tiếp tục quá trình cài đặt. Người dùng điền tên email quản trị vào phần Email Address. Trong mục Nameserver có hai chỗ trống, bạn có thể tự đặt tên, tuy nhiên hãy sử dụng những cái tên đơn giản. Sau này, nó sẽ được sử dụng như một máy chủ DNS.

8. Sau khi nhấn Next, màn hình sẽ hiện ra giao diện như bên dưới.

Click vào Next
Click vào Next

9. Trong mục Account Information, bạn chọn List Account rồi đến Create a New Account để tạo tài khoản mới.

10. Bạn nhập Domain, Username, Password và Email vào các mục tương ứng. Trong mục Choose a Package, bạn chọn vào default (Gói mặc định). Sau đó, người dùng click chuột vào Create.
Bạn tiếp tục chọn Go to cPanel khi hệ thống đã tạo xong một tài khoản mới. Màn hình chính sẽ hiển thị như dưới đây.

Giao diện sau khi cài đặt thành công
Giao diện sau khi cài đặt thành công

Lưu ý: cPanel không cung cấp cho người dùng trình gỡ cài đặt. Vậy nên khi muốn gỡ bỏ phần mềm, quản trị viên phải định dạng lại máy chủ. 

Vậy là trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cài đặt cPanel trên máy chủ một cách chi tiết nhất. Bạn có thể tham khảo các bài viết về cPanel tại chuyên mục hướng dẫn cPanel của Gofiber. Chúc bạn cài đặt thành công cPanel và sử dụng thành thạo panel quản lý máy chủ này nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Chào mọi người, mình là Nguyễn Trung Hiếu - một người đam mê mãnh liệt với thế giới lập trình và công nghệ. Hiện tại, mình có vinh dự đồng hành cùng Công ty Gofiber, đảm nhận vai trò trong Ban Giám Đốc và dẫn dắt nhóm IT. Cuộc hành trình nghề nghiệp của mình không chỉ là hành trình học hỏi, khám phá về lập trình mà còn là sự trao đổi, chia sẻ những kiến thức về hệ thống server, hosting và nhiều lĩnh vực khác. Mình tin rằng sự nhiệt huyết và tinh thần học hỏi luôn dẫn đến những thành công bất ngờ, và mình rất háo hức được chia sẻ những trải nghiệm này với bạn đọc của Gofiber.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!