NodeJS hosting là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Nodejs app trên cPanel

Thứ Năm, 8/3/2023, 11:06:05 AM
Hiện nay, Nodejs hosting là công cụ rất được yêu thích. Bởi nó là dịch vụ lưu trữ dữ liệu được các nhà kinh doanh sử dụng để xây dựng và phát triển website. 

NodeJS hosting là công cụ được thiết kế để nhằm mục đích xây dựng và phát triển website. Do đó nền tảng này rất được các cá nhân và tổ chức ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, nếu như bạn không biết cách để cài đặt Nodejs app trên cPanel  thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. 

NodeJS hosting là gì?

Hosting Nodejs là dịch vụ lưu trữ dữ liệu dành cho những người đang có nhu cầu phát triển trang website kinh doanh online. Và công cụ này được vận hành tại V8 Javascript runtime của Google Chrome. 

Với mục đích xây dựng các ứng dụng mạng nhanh chóng và mở rộng thì công cụ này được nhiều nhà phát triển web đánh giá cao. Hơn hết, nó còn khuấy đảo cộng đồng công nghệ nhờ vào khả năng phát triển ứng dụng vượt trội. 

Tìm hiểu về NodeJS hosting
Tìm hiểu về NodeJS hosting

Đặc tính của NodeJS hosting

Người dùng muốn hiểu rõ hơn về NodeJS hosting thì cần phải tìm hiểu những đặc tính của chúng, như sau:

  • Tính không đồng bộ: Mọi API của nền tảng NodeJS đều phải hoạt động dựa trên NodeJS Server và sự trả dữ liệu của server. Chính vì thế nên API nằm trong thư viện NodeJS sẽ không được đồng bộ. Ngoài ra thì server cũng có cơ chế riêng để gửi thông báo và nhận phản hồi từ các hoạt động của NodeJS và API. 

  • Tốc độ nhanh chóng: Nodejs được xây dựng dưa trên nền tảng V8 Javascript Engine kết hợp với phần code được lập trình bằng ngôn ngữ C++. Vậy nên nó vận hành với tốc độ rất nhanh.

  • Đơn giản nhưng hiệu quả: nhờ ứng dụng mô hình single thread và các sự kiện được lặp lại mà cơ chế vận hành của Nodejs đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cơ chế đơn luồng có thể cung cấp dịch vụ cho số lượng lớn request hơn là server truyền thống. 

  • Không đệm: Nền tảng NodeJS không có vùng đệm để chứa dữ liệu. Tức là, NodeJS  không có khả năng cung cấp dữ liệu buffer và các ứng dụng.

  • Có giấy phép: NodeJS đã được cấp giấy phép bởi MIT License.

Ưu nhược điểm của NodeJS hosting

Muốn sử dụng có hiệu quả nền tảng NodeJS hosting thì bạn cần biết tới ưu và nhược điểm của chúng. Sau đây sẽ là khái quát những ưu và nhược điểm của NodeJS hosting. Mời bạn cùng tìm hiểu. 

NodeJS hosting cho tốc độ xử lý nhanh chóng và đáp ứng được số lượng lớn người truy cập vào website
NodeJS hosting cho tốc độ xử lý nhanh chóng và đáp ứng được số lượng lớn người truy cập vào website

Ưu điểm của NodeJS hosting

NodeJS hosting là một trong những công cụ tuyệt vời dành cho nhà thiết kế website. Bởi vì những ưu điểm mà nó mang lại như: 

  • Tốc độ vượt trội: NodeJS hosting cho tốc độ xử lý nhanh chóng và đáp ứng được số lượng lớn người truy cập vào website. Do đó, NodeJS chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho những người đang có ý định phát triển trang web kinh doanh online. 

  • Xử lý cùng lúc số lượng lớn các kết nối: NodeJS không chỉ sở hữu tốc độ xử lý nhanh chóng mà còn có thể xử lý đồng thời một số lượng lớn yêu cầu kết nối. Đặc biệt, nền tảng này sử dụng rất đơn giản và không hề phức tạp như PHP. 

  • Nhà phát triển website khi sử dụng Nodejs có thể dễ dàng mở rộng và phát triển website khi có nhu cầu.

  • Nodejs phù hợp để xây dựng các ứng dụng thời gian thực. Ví dụ như các ứng dụng chat hoặc mạng xã hội. 

Nhược điểm của NodeJS hosting

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên thì NodeJS hosting cũng tồn tại những mặt hạn chế như là:

  • Gây hao tốn rất nhiều thời gian và tài nguyên trên máy tính.

  • Khi gặp các vấn đề cần phải xử lý thì NodeJS hosting bắt buộc phải trải qua một bước biên dịch. Bởi vì nó được viết bằng ngôn ngữ C++ và Javascript

  • NodeJS sẽ không phải là lựa chọn tối ưu cho những dự án quan trọng. 

Hướng dẫn cách cài đặt Nodejs app trên Cpanel Hosting

Bạn muốn sử dụng công cụ Nodejs hosting thế nhưng lại không biết cách cài đặt nó trên Cpanel. Sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt Nodejs app trên Cpanel. Mời bạn cùng tham khảo. 

Bước 1: Người dùng đăng nhập vào giao diện chính của cPanel.

Bước 2: Tìm kiếm và chọn Node.js setup App thông qua các bước cụ thể như sau: 

  • Tại giao diện chính của cPanel, người dùng nhập từ khóa Setup Node trên thanh công cụ. 
Node.js setup App nằm trong mục SOFTWARE của cPanel
Node.js setup App nằm trong mục SOFTWARE của cPanel
  • Truy cập vào tính năng này và chọn Create Application.
Nhấp chọn Create Application
Nhấp chọn Create Application
  • Bắt đầu nhập các thông tin liên quan đến App Node.js và nhấp chọn CREATE.
Nhập các thông tin liên quan đến App Node.js và nhấp chọn Create
Nhập các thông tin liên quan đến App Node.js và nhấp chọn Create

Các mục bạn cần phải quan tâm như:

+ Node.js version: là phiên bản Node.js. Bạn có thể tùy chọn các phiên bản phù hợp.Nhưng mục này, chúng tôi khuyên bạn nên chọn phiên bản mới nhất.

+ Application mode: Chế độ của App. Ở đây có 2 chế độ là Development và Production.

+ Application root: Điền thư mục gốc của App.

+ Application URL: Đường dẫn đến App. Bạn có thể để trống mục này nếu muốn truy cập thẳng vào tên miền.

+ Application startup file: Tập tin mặc định của App. Đây là nơi lưu trữ nhật ký và bạn nên để mục này mặc định.

  • Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy một dòng lệnh hiện lên. Hãy sao chép dòng lệnh này để sử dụng nó với tính năng Terminal trên cPanel. Tuy nhiên, nếu như Cpanel của bạn chưa có tính năng này thì hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Sao chép dòng lệnh để sử dụng trong Terminal
Sao chép dòng lệnh để sử dụng trong Terminal
  • Để tìm kiếm tính năng Terminal thì bạn sử dụng thanh tìm kiếm của cPanel. Lúc này, đoạn lệnh bạn nhận được sẽ không trả về kết quả. Do đó, hãy kiểm tra nó bằng cách truy cập vào đường dẫn cài đặt ứng dụng. 
Kiểm tra kết quả cài đặt Nodejs hosting vừa cài đặt bằng cách truy cập vào đường dẫn cài đặt ứng dụng
Kiểm tra kết quả cài đặt Nodejs hosting vừa cài đặt bằng cách truy cập vào đường dẫn cài đặt ứng dụng

Các biện pháp bảo mật NodeJS Hosting

Các biện pháp bảo mật NodeJS Hosting sẽ bao gồm:

  • Cập nhật hệ thống và ứng dụng: NodeJS hosting nên được cập nhật hệ thống và ứng dụng thường xuyên. Để nhằm đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào trên website.

  • Sử dụng mật khẩu mạnh: Nên sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu NodeJS Hosting thường xuyên để bảo vệ tài khoản của bạn tránh khỏi sự xâm nhập của hacker mạng. 

  • Sử dụng HTTPS: Bạn nên sử dụng HTTPS để mã hóa dữ liệu các kết nối truy cập trang web. Đồng thời bảo vệ dữ liệu tốt hơn và tránh được các cuộc tấn công giữa chừng.

  • Tường lửa: Người dùng nên cài đặt tường lửa để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đồng thời là giới hạn những truy cập bất hợp pháp đến ứng dụng của bạn.

  • Sử dụng phân quyền: Bạn có thể sử dụng phân quyền để giới hạn quyền truy cập của người dùng đến các tài nguyên trên máy chủ.

  • Giám sát hoạt động: Người dùng nên thường xuyên thực hiện giám sát các hoạt động trên ứng dụng NodeJS hosting. Để nhằm phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công đáng ngờ khác.

  • Sao lưu dữ liệu: Nên tiến hành sao lưu dữ liệu thường xuyên để đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục lại dữ liệu máy chủ nếu như gặp sự cố hoặc bị tấn công. 

  • Tích hợp các giải pháp bảo mật bổ sung: Người dùng có thể tích hợp các giải pháp bảo mật bổ sung để mã hóa dữ liệu và tăng cường bảo mật cho ứng dụng NodeJS hosting.

Bài viết trên đây là thông tin đầy đủ về NodeJS hosting. Hy vọng rằng qua những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn sử dụng tốt ứng dụng NodeJS hosting trên đa nền tảng website. 

>> Xem thêm: WinSCP là gì? Hướng dẫn upload dữ liệu lên hosting bằng WinSCP

0/5 - (0 bình chọn)

Chào mọi người, mình là Nguyễn Trung Hiếu - một người đam mê mãnh liệt với thế giới lập trình và công nghệ. Hiện tại, mình có vinh dự đồng hành cùng Công ty Gofiber, đảm nhận vai trò trong Ban Giám Đốc và dẫn dắt nhóm IT. Cuộc hành trình nghề nghiệp của mình không chỉ là hành trình học hỏi, khám phá về lập trình mà còn là sự trao đổi, chia sẻ những kiến thức về hệ thống server, hosting và nhiều lĩnh vực khác. Mình tin rằng sự nhiệt huyết và tinh thần học hỏi luôn dẫn đến những thành công bất ngờ, và mình rất háo hức được chia sẻ những trải nghiệm này với bạn đọc của Gofiber.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!