IoT là gì? Kiến thức về IoT bạn nhất định phải biết

Thứ Hai, 5/8/2023, 12:06:05 PM
IoT là gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Iot thực chất là một tập hợp các dịch vụ phần mềm để tích hợp dữ liệu người dùng từ các thiết bị Iot khác. Bạn cũng có thể hiểu nó là Internet của vạn vật. Nếu bạn vẫn còn bối rối khi tìm hiểu về IoT thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Gofiber sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về IoT một cách chi tiết nhất.

IoT là gì?

Ngày nay, các thiết bị điện tử đang dần ứng dụng IoT trong thiết kế. Nhờ đó, nhiệm vụ của các thiết bị "mở rộng" hơn. Các cá nhân, doanh nghiệp được cải thiện việc ra quyết định và gia tăng giá trị của bản thân.

Khái niệm về IoT

IoT hay còn gọi là Internet of Things. Đây là khái niệm đề cập đến hàng tỷ các thiết bị vật lý trên thế giới có kết nối với internet. Chúng có thể thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua bộ xử lý bên trong kết hợp với mạng không dây. Về cơ bản, IoT là Internet của các thiết bị điện tử.

Nhờ vào IoT, bạn có thể sử dụng, tối ưu công việc với thiết bị di động thông minh. Mặc dù có thể khái niệm này vẫn còn xa lạ với nhiều người nhưng nó đang dần phổ biến trong đời sống người dân. Chẳng hạn, bạn có thể bắt gặp những chiếc ô tô tự lái phổ biến trên đường, hay chiếc tủ lạnh có thể kết nối với mạng xã hội...

IoT là gì?
IoT là gì?

Cách hoạt động của IoT

IoT hoạt động thông qua một hệ thống thu thập và trao đổi thông tin dựa vào thời gian thực. Về cách hoạt động, IoT có 3 thành phần chính, mỗi thành phần sẽ có một nhiệm vụ riêng:

  • Thiết bị thông minh: các thiết bị thông minh thường là camera an ninh, tivi, tủ lạnh thông minh, thiết bị tập thể dục có khả năng điện toán đo lường... Những thiết bị này có khả năng thu thập dữ liệu từ những tác động của môi trường bên ngoài. Thao tác nhập dữ liệu vào thiết bị thường là thủ công từ con người hoặc mô thức sử dụng. Còn đường truyền thì sẽ được truyền thông tin qua Internet (với ứng dụng IoT).
  • Ứng dụng IoT: ứng dụng này là một tập hợp các phần mềm và dịch vụ có nhiệm vụ chính là tổng hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị thông minh có IoT. Ứng dụng dùng công nghệ AI - trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra các kết quả, quyết định mới. Những quyết định này sẽ truyền trở lại thiết bị IoT ban đầu. Thiết bị nhận được dữ liệu rồi sẽ phản hồi lại theo lập trình.
  • Giao diện đồ họa dành cho người dùng: một hoặc một nhóm các thiết bị có IoT sẽ được quản lý thông qua giao diện đồ họa người dùng. Chẳng hạn, chiếc điện thoại di động của bạn có thể quản lý nội dung, điều khiển tivi. Hay chỉ với chiếc laptop, bạn có thể điều khiển một nhà máy lắp ráp tự động.
Cách hoạt động IoT
Cách hoạt động IoT

IoT làm được những gì?

Vậy những ứng dụng của IoT là gì trong đời sống hiện tại? Thực tế, vẫn còn rất nhiều tiềm năng của IoT trong đời sống hiện tại ngày nay. Nhưng nhìn chung, IoT có thể làm được những điều như:

  • Quản lý thiết bị cá nhân: nhắc đến khả năng quản lý thiết bị cá nhân thì không thể không nhắc đến những chiếc smart watch. Những chiếc đồng hồ thông minh IOT không những có thể xem giờ mà còn giúp con người kiểm soát, thu thập tình hình sức khỏe. Sau khi thu thập xong, chúng sẽ có khả năng thông báo và đưa ra cảnh báo khẩn cấp (nếu có).
  • Chăm sóc sức khỏe: khi con người được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Họ sẽ được điều chỉnh, cảnh báo các nguy hiểm sức khỏe sớm. IoT còn có thể đưa ra các phân tích, đánh giá. Nhờ đó, người dùng sẽ có cơ hội tiếp cận các biện pháp chữa trị sớm và phù hợp nhất.
  • Quản lý giao thông: IoT có thể hỗ trợ hệ thống giao thông bằng cách tích hợp các thông tin liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin. Nhờ có IoT, bạn có thể lái xe tránh né các vùng đang gặp sự cố, tắc đường, thậm chí là lái xe tự động.
  • Smart home, smart car: những ngôi nhà thông minh có ứng dụng IoT có thể tự nhận biết bật, tắt đèn, điều chỉnh điều hòa. Thậm chí là cảnh báo cho chủ nhà về động đất, sóng thần, bão lũ hoặc người ngoài đột nhập. Những chiếc xe thông minh sẽ tự lái đến địa điểm bạn cần đến nhanh chóng mà bạn thậm chí không cần chạm tay vào vô lăng.

Ngoài những nhiệm vụ trên, IoT còn có vô vàn tác dụng khác nhau mà có thể bạn vẫn chưa khai thác hết. Chẳng hạn như hỗ trợ tự động hóa trong dây chuyền sản xuất, hỗ trợ bán lẻ tự động...

Những chiếc Smart Car
Những chiếc Smart Car

Tính chất và đặc điểm IoT

Vậy những tính chất và đặc điểm của IoT là gì? Dưới đây, Gofiber sẽ giải đáp cho bạn:

  • Tính không đồng nhất: các thiết bị IoT có phần cứng và network không giống nhau. Nhưng sự liên kết của network khiến thiết bị có sự tương tác cùng nhau.
  • Những dịch vụ có "things": hệ thống IoT sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan đến "things". Chẳng hạn như dịch vụ bảo vệ riêng tư, nhất quán giữa Virtual Thing và Physical Thing.
  • Quy mô phải lớn: các thiết bị, máy móc để giao tiếp được với nhau phải có kết nối và số lượng lớn. Thậm chí, các thiết bị IoT còn lớn hơn nhiều so với máy tính có kết nối Internet.
  • Sự thay đổi linh hoạt: các máy móc, thiết bị có thể tự động thay đổi như: dừng và kết nối internet, điều chỉnh tốc độ...
  • Khả năng kết nối liên thông: với hệ thống IoT, mọi thiết bị có thể kết nối với nhau thông qua một mạng lưới thông tin kết hợp với cơ sở hạ tầng tổng thể.

Tầm quan trọng của IoT

Với sự thay đổi không ngừng của công nghệ, IoT mang đến "kỷ nguyên" tự động hóa hiện đại. Vậy tầm quan trọng thực tế của IoT là gì?

Loại thu thập thông tin và gửi đi

Một số thiết bị IoT có thể tiếp nhận các thông tin từ môi trường bên ngoài thông qua thiết bị cảm biến. Những cảm biến này có cùng một kết nối, kết nối đó cho phép người dùng tự động thu thập thủ công hoặc thu thập bị động (có cài đặt sẵn). Dữ liệu sẽ được xử lý nhờ AI, Al sẽ đưa kết quả, gợi ý cho người dùng. Từ đó, người dùng sẽ tự đưa ra quyết định tốt hơn.

Các thiết bị có khả năng thu thập và gửi thông tin đi thường là thiết bị cảm biến độ ẩm, nhiệt độ, cân nặng hay ánh sáng...Chúng có thể được tích hợp trực tiếp trên máy tính hoặc thiết bị điện thoại di động.

IoT kết nối các thiết bị với nhau
IoT kết nối các thiết bị với nhau

Loại nhập thông tin và bắt đầu hành động

Một số thiết bị IoT có kết hợp với trí tuệ nhân tạo Al hoặc đã được lập trình sẵn sẽ tự đưa ra hành động mà không cần tác động đồng ý từ con người. Chẳng hạn như máy in sau khi nhận được tài liệu sẽ tự động in tài liệu nếu có cài đặt trước. Người dùng không cần chủ động in.

Hoặc chẳng hạn như xe của bạn nhận được tín hiệu yêu cầu từ người chủ, nó tự động mở cửa xe ngay sau đó. Một số trường hợp khác, như hệ thống máy móc trong khu công nghiệp tự đưa ra quyết định điều chỉnh khi có sự cố mà không cần can thiệp của con người.

Iot kết nối và đưa ra giải pháp
Iot kết nối và đưa ra giải pháp

Thực hiện cả hai hoạt động cùng lúc

IoT có thể được sử dụng trong một số ngành với nhiệm vụ chính là tiếp nhận dữ liệu từ môi trường và đưa ra hành động. Lấy ví dụ như trong nông nghiệp, cảm biến nhận thấy trong không khí có độ ẩm ổn định trong đất. Lúc đó, AI sẽ điều chỉnh để nông dân biết cần tưới bao nhiêu nước trong ngày. Nếu nông dân không có ở đó, hệ thống IoT sẽ cho phép các thiết bị tự đo lường và tự tưới lượng nước phù hợp cho cây.

Ngoài ra, nếu hệ thống thủy lợi nhận được thông tin về dự báo thời tiết, lúc đó nó sẽ tự đưa ra quyết định có nên tưới cây, tưới bao nhiêu hay không. Điều này giúp con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và bảo vệ môi trường, tránh lãng phí.

Công nghệ IoT hỗ trợ bảo vệ môi trường
Công nghệ IoT hỗ trợ bảo vệ môi trường

Những ưu nhược điểm của IoT

IoT có nhiều công dụng đối với cuộc sống con người như vậy nhưng ưu nhược điểm của IoT là gì? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho bạn từ Gofiber.

Ưu điểm

  • Giao tiếp: IoT có khả năng khuyến khích giao tiếp giữa các thiết bị (M2M) bằng cách duy trì kết nối. Từ đó, sự kết hợp của hai hay nhiều thiết bị trong thời gian dài sẽ tạo sự nhuần nhuyễn có hệ thống. Kết quả là chất lượng sản phẩm tốt hơn.
  • Tự động hóa trong việc giám sát thiết bị: con người không cần phải luôn "kè kè" bên cạnh để giám sát thiết bị điện tử nữa. Thay vào đó, máy móc sẽ tự động trao đổi, giao tiếp với nhau. Tính minh mạch của quy trình được rõ ràng, sự đồng đều trong nhiệm vụ và công việc được tăng cao. Đây là điều mà các nhà máy rất cần để tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
  • Rõ ràng trong việc thu thập thông tin: nhiều máy móc kết nối với nhau đòi hỏi thông tin trao đổi phải ở trạng thái "nhiều'' thì các thiết bị "đầu ra" mới thực hiện quyết định một cách tốt nhất.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: khi áp dụng IoT trong doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhận thấy chúng giúp thay thế con người làm nhiều công việc hiệu quả, nhanh hơn, chính xác hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Thay vì doanh nghiệp thuê nhân công để làm một số công việc lặp đi lặp lại thì chỉ cần thông qua IoT là những công việc này đề sẽ được thay thế mà hiệu quả lại tốt hơn.
  • Giám sát chặt chẽ: IoT biết số lượng vật tư, sản phẩm, hiệu suất làm việc trong một vùng sản xuất khi bạn cung cấp cho nó các số liệu cần thiết. Hơn nữa, IoT có thể giám sát và cải thiện độ an toàn cho nơi sản xuất, nhà ở tốt nhất.
Giám sát máy móc với IoT
Giám sát máy móc với IoT

Nhược điểm

  • Độ phức tạp cao: IoT mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó lựa có một mạng lưới rất phức tạp với nhiều loại máy móc khác nhau. Bất kỳ một lỗi nhỏ nào trong phần mềm hay phần cứng cũng dễ kéo theo một dây chuyền lỗi nghiêm trọng. Thậm chí, chỉ cần mất điện nhỏ thôi cũng gây bất tiện cho hệ thống và thao tác, các máy sẽ bị ngắt kết nối với nhau ngay.
  • Nguy cơ mất quyền riêng tư, độ bảo mật thông tin thấp: về cơ bản, IoT là sự chia sẽ thông tin giữa các máy móc, thiết bị điện tử với nhau. Vậy nếu những dữ liệu IoT này bị truyền ra ngoài sẽ như thế nào? Nguyên nhân có thể do hacker, lỗi nội bộ...Vậy thì lúc đó, thông tin riêng của cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị tiết lộ.
  • Độ an toàn thông tin dễ bị xâm phạm: mọi máy móc, dụng cụ của doanh nghiệp, cá nhân khi được kết nối Internet sẽ là một kho tàng thông tin khổng lồ. Khi tin tặc tấn công, chúng dễ dàng mang những bí mật riêng tư để làn truyền ra ngoài. Tệ hơn, chúng có thể dùng chính thông tin của bạn để tống tiền, hack tài khoản cá nhân.
  • Khó khăn trong việc tương thích giữa các thiết bị: các thiết bị IoT giữa những nhà sản xuất khác nhau sẽ gặp đôi chút khó khăn khi kết nối với nhau. Thậm chí, không có một tiêu chuẩn nào cho khả năng tương thích giữa các thiết bị này. Tuy nhiên, khó khăn này đang dần được khắc phục bởi các nhà sản xuất đang dần có tiêu chuẩn chung cho một số thiết bị.
Nguy cơ dữ liệu người dùng bị đánh cắp với IoT
Nguy cơ dữ liệu người dùng bị đánh cắp với IoT

Ứng dụng của IoT đối với ngành công nghiệp

Một trong những "bước tiến" của IoT là nó đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng của lĩnh vực công nghiệp hiện đại. Vậy ứng dụng của IoT là gì trong công nghiệp?

Ngành ô tô

Các ứng dụng IoT mang lại cho ngành công nghiệp ô tô nhiều lợi ích rất lớn. Đầu tiên, IoT giúp việc lắp ráp ô tô trở nên có dây chuyền, được chuẩn hóa hơn. Các cảm biến giúp nhà sản xuất phát hiện lỗi trên thiết bị, hạn chế nguy hiểm cho người lái.

Bên cạnh đó, IoT còn hỗ trợ nhà sản xuất hiểu rõ hơn về nhu cầu của người dùng hiện nay. Từ đó, nhà sản xuất sẽ đưa ra hướng phát triển mới cho ô tô. Các ô tô còn có thể kết nối với nhau, hạn chế tối đa tai nạn không đáng có.

Giao thông vận tải

Những dữ liệu cảm biến của IoT giúp các đội xe chở hàng có thể định tuyến đường đi phù hợp, tránh điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, IoT còn có khả năng tính toán tính khả dụng của xe, hàng tồn sẽ được kiểm soát nhiệt độ để tránh hư hỏng.

Những ngành công nghiệp về thực phẩm, hóa chất khi tồn kho khá nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm. Nhờ có IoT, các thiết bị sẽ giảm, tăng để tránh ảnh hưởng xuất đến sản phẩm khi lưu chuyển trên đường xa.

Giao thông vận tải trở nên thuận lợi hơn
Giao thông vận tải trở nên thuận lợi hơn

Ngành chế tạo thiết bị

Bạn có biết nhiệm vụ của IoT là gì trong ngành chế tạo thiết bị không? Ngày nay, các nhà sản xuất có sự cạnh tranh gay gắt với nhau, chỉ một lỗi nhỏ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cả một lô lớn sản phẩm. Nhờ vào IoT, sản phẩm sẽ được hạn chế rủi ro nhất, rút ngắn khoảng cách chất lượng giữa các nhà sản xuất.

Với cảm biến của IoT, con người có thể đo lường được sản lượng trong một quy trình sản xuất. Nếu có xảy ra sự cố, lô làng bị hư hỏng thì nhà sản xuất sẽ đưa ra các phương án phù hợp để tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Chăm sóc sức khỏe

Trong lĩnh vực y tế sức khỏe, IoT có thể cảm biến một số chỉ số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim... Nhờ đó AI sẽ đưa ra cảnh báo phù hợp. Ngoài ra, nếu một bệnh nhân ngồi xe lăn đi nơi nào đó xa mà nhân viên y tế không tìm được thì phải như thế nào? Lúc này, cảm biến IoT sẽ tìm được vị trí chiếc xe đó nhanh chóng. Hoặc khi cần gấp xe lăn, nhân viên sẽ biết tìm chiếc gần nhất cho người dùng.

IoT hỗ trợ chăm sóc y tế
IoT hỗ trợ chăm sóc y tế

Ngành bán lẻ

Ứng dụng của Iot là gì trong ngành bán lẻ? Về cơ bản, IoT sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp bán hàng quản lý số hàng bị tồn kho. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng được giảm tối đa chi phí hoạt động và cải thiện trải nghiệm của người dùng.

Chẳng hạn, bạn muốn mua một chai nước lọc, với IoT, bạn có thể chỉ cần cầm chai nước lọc đó đến quầy thanh toán. Sau đó, bạn cho phép thiết bị quét khuôn mặt là đã thanh toán xong.

IoT tăng trải nghiệm người dùng trong ngành bán lẻ
IoT tăng trải nghiệm người dùng trong ngành bán lẻ

Gofiber đã cung cấp cho bạn hiểu rõ hơn về IoT là gì một cách chi tiết. nhờ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. Gofiber là đơn vị tiên phong về cung cấp dịch vụ hosting, máy chủ vật lý và máy chủ ảo VPS chất lượng cao. Nếu có bất kỳ nhu cầu về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!