Digital Marketing có một phạm vi rất rộng bao hàm nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến từng kênh và phương thức triển khai. Người học tự học Digital Marketing nên chọn cho mình từng hướng đi và lộ trình cụ thể để phát triển sau này.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing được hiểu là tiếp thị kỹ thuật số. Theo đó, chúng ta sẽ dùng kỹ thuật số để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên các thiết bị công nghệ mà người tiêu dùng có thể truy cập vào, chẳng hạn như điện thoại di động, máy tính…
Sự tiến bộ của công nghệ đã khiến cho Digital Marketing trở thành phương thức marketing không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp đều tập trung nguồn lực Digital Marketing để xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm một cách mạnh mẽ đến khách hàng mục tiêu nhằm tăng trưởng doanh số, thu lợi nhuận nhanh chóng.
Tầm quan trọng của Digital Marketing
Với sự phát triển không ngừng của internet, việc đông đảo người dùng thường xuyên hoạt động trực tuyến sẽ là cơ hội vàng cho những người làm kinh doanh. Qua đó, Digital Marketing được gọi là “trợ thủ đắc lực” của doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi mục tiêu nếu biết tận dụng.
Dưới đây là những lợi ích của Digital Marketing:
Tiết kiệm tối đa chi phí
Điều đầu tiên phải kể đến là sử dụng Digital Marketing sẽ ít tốn kém hơn so với Marketing truyền thống. Vì sao tôi nói như vậy? Bạn cứ thử hình dung, các hình thức quảng bá sản phẩm như thuê mặt bằng, quảng cáo trên tivi, phát tờ rơi, gọi điện giới thiệu sản phẩm có thể mất khoản phí hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, thực hiện mục tiêu trên qua nền tảng trực tuyến bằng các công cụ Digital Marketing sẽ giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp với giá vài chục triệu đồng và chỉ trong vài tiếng.
Với lợi thế vượt trội, hình thức marketing này trở thành môi trường cạnh tranh mở cho tất cả mô hình công ty.
Thuận tiện và dễ tiếp cận
Sử dụng Digital Marketing, doanh nghiệp bạn có thể hoạt động 24/7 mà không phải trả tiền tăng ca cho nhân viên. Bên cạnh đó, bạn còn dễ dàng tiếp cận khách hàng cũng như họ có thể tìm thấy cửa hàng và đặt mua sản phẩm của bạn bất cứ lúc nào mà không phải di chuyển. Điều đó giúp tiện lợi cho cả người bán và người mua.
Ngoài ra, bạn có thể bán hàng cho khách ở bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần thiết lập hình thức kinh doanh xuất khẩu là bạn có thể tiếp cận khách hàng đa quốc gia mà không cần phải liên kết với các kênh phân phối.
Cá nhân hóa
Digital Marketing giúp bạn tăng giá trị doanh số bán hàng nhờ chiến lược bán sản phẩm chéo. Nhờ các công cụ của Digital Marketing, lịch sử mua hàng và thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trong hệ thống, từ đó bạn có thể cá nhân hóa liên hệ khách hàng để bán thêm sản phẩm mới. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phân tích và đưa ra hành vi của khách hàng tiềm năng dựa vào lịch sử mua hàng của họ.
Khi người dùng mua sản phẩm của bạn qua nền tảng trực tuyến, bạn có thể theo dõi trang web và thông tin khách hàng tiềm năng tìm kiếm. Với những dữ liệu có được, các chủ doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chiến lược bán sản phẩm chéo một cách hiệu quả.
» Xem thêm: Những điều cơ bản về marketing mà marketer nào cũng cần biết
Công cụ thường dùng trong Digital Marketing
Để trở thành Marketer chuyên nghiệp, bạn cần tích lũy vốn kiến thức của các công cụ thường dùng trong Digital Marketing dưới đây:
-
Web, blog, landing page…
-
Content (tuy không phải công cụ nhưng nó thường xuyên được dùng khi thực hiện Digital Marketing)
-
SEO (Search Engine Optimization) - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để hiển thị website.
-
SEM (Search Engine Marketing): tiếp thị trên công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google Ads…
-
PR online: Quan hệ công chúng trực tuyến.
-
Email Marketing: Tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến người dùng qua email.
-
Social media marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng trên các trang mạng xã hội.
-
Web Analytics: sử dụng công cụ phân tích Website như Google Analytics để lên chiến lược Marketing phù hợp.
Cách tự học Digital Marketing hiệu quả
Sau khi đã biết vì sao Digital Marketing lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh, chúng ta cùng đến với kinh nghiệm tự học Digital Marketing mà tôi đã đúc kết lại từ các chuyên gia Marketing.
1. Chọn cho mình người thầy thật giỏi
Thay vì dành nhiều thời gian và tiền bạc để theo học Digital Marketing tại một trường nào đó, bạn hãy chọn tìm hiểu học tập từ những người tiên phong cũng như chăm chỉ đọc thêm tài liệu nước ngoài.
Giai đoạn đầu tiên, bạn nên lên mạng tìm hiểu về các KOL, Influencer SEO để chọn ra người giỏi nhất về lĩnh vực ấy rồi đăng ký khóa học ngắn hạn của họ.
Những người đi đầu về SEO là những người tìm ra các phương pháp đột phá trên thị trường mà chưa ai nghĩ đến. Bên cạnh đó, họ là người có nhiều năm kinh nghiệm, những chia sẻ của họ là những kiến thức và trải nghiệm thực tế mà họ đã đúc kết qua hàng chục năm. Chỉ cần bạn kiên trì lắng nghe và chăm chú học hỏi, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
2. Thử thực hành và không ngại sai
“Học đi đôi với hành” là câu nói luôn đúng dù ở thời đại nào. Nếu bạn chỉ lĩnh hội kiến thức qua việc xem, nghe mà không thử áp dụng thực tế thì bạn sẽ không bao giờ biết mình sai chỗ nào.
Công ty Google có áp dụng phương pháp training rất hay, giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức và ghi nhớ sâu trong tiềm thức một cách nhanh chóng. Đó là phương pháp 70-10-20.
-
70% là dùng cho thực hành: Khi bắt tay vào làm bạn mới biết mình hiểu đến đâu cũng như biết mình còn thiếu sót chỗ nào và review lại nó dễ dàng hơn.
-
10% cho lý thuyết: Tuy bạn học từ người thầy giỏi, nghiên cứu thêm tài liệu/blog thì lượng kiến thức bạn tiếp nhận được cũng chiếm 10% mà thôi. Tỷ lệ khá thấp để bạn có thể áp dụng tốt cho công việc.
-
20% qua feedback: Bạn nên nhờ người có chuyên môn cao hướng dẫn bạn feedback một dự án SEO nào đó. Thông qua quá trình feedback, bạn sẽ tự rút ra cho mình những bài học cần thiết.
Bạn cần trải qua quá trình thực hành, áp dụng lý thuyết sau đó review lại và tiếp tục thực hành để có thể nắm được kỹ năng.
3. Tìm hiểu rõ bản chất vấn đề
Cách học Digital Marketing hiệu quả là đừng chỉ nghe người ta hướng dẫn suông mà hãy đặt câu hỏi tại sao. Chẳng hạn như khi giảng viên bảo rằng bạn cần thiết lập mục tiêu cho tệp khách hàng. Hãy đặt ra câu hỏi: Vì sao set target cho tệp khách hàng này mà không phải là tệp khách hàng khác? Từ đó, bạn tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu rõ bản chất vấn đề để tìm ra câu trả lời.
Cách này sẽ giúp bạn nắm vững những kiến thức, kỹ năng từ gốc rễ. Liên tục tìm hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch cũng như chiến lược Digital Marketing.
4. Mindset đúng đắn
Thời gian đầu tìm hiểu về Digital Marketing chắc chắn các bạn sẽ thấy khó khăn trong việc ghi nhớ cũng như không thể liên kết các kiến thức lại với nhau. Đừng lo lắng, vì bất cứ ai mới bắt đầu học cũng gặp trường hợp như bạn.
Dù là Marketing, Google Ads hay Facebook Ads, bất kể môn nào mới tiếp cận bạn cũng sẽ thấy bối rối vì không thể nào tiếp thu được lượng kiến thức khổng lồ.
Bạn cần hiểu rằng, não chúng ta cần nhiều thời gian để xử lý thông tin và ghi nhớ mọi thứ. Vì thế, điều ta nên làm là thay đổi mindset của mình. Hãy cho rằng những gì bạn trải qua là điều bình thường, từ đó tập làm quen với nó. Qua thời gian, những kiên trì nỗ lực của bạn sẽ được bù đắp xứng đáng.
Hệ thống Digital Marketing được chia là 2 dạng. Đó là art và science.
Những yếu tố trong công việc liên quan đến nghệ thuật sẽ được xếp vào nhóm Art (nghệ thuật). Ví dụ như để ra đời một bài content chất lượng, người viết cần đầu tư chất xám, sự sáng tạo, màu sắc hình ảnh cũng như cách thể hiện hình ảnh trong bài.
Khi nghĩ về mặt chiến lược và nghệ thuật thì đó được gọi là Art. Vậy science là gì?
Science được hiểu là kỹ thuật, tức bạn vận dụng các yếu tố kỹ thuật vào công việc. Chẳng hạn như khi làm SEO, dù bạn không hiểu gì về code, bạn vẫn phải tìm hiểu cách vận hành của nó để triển khai tốt dự án SEO của mình.
Hoặc về content, bạn đặt ra những tiêu chí cũng như lên outline bài viết như thế nào để content đạt chất lượng, thì đó nghiêng về kỹ thuật. Đó là các kiến thức bạn cần phải học về dạng science.
Tùy vào kênh Digital Marketing mà ta vận dụng Art hay Science nhiều hơn.
5. Tìm môi trường hoặc người giỏi trong lĩnh vực đó
Dù đã theo học người bạn cho là giỏi nhất thì trong quá trình hình thành kỹ năng, bạn cần có cho mình môi trường về lĩnh vực này hoặc Mentor đi trước. Người đó sẽ hướng dẫn bạn khi cần cũng như đưa ra những feedback để bạn biết cái nào đúng cái nào sai, từ đó nhanh chóng hoàn thiện chuyên môn của mình.
Hiện tại, nếu bạn đang là sinh viên, bạn có thể đăng ký thực tập ở doanh nghiệp đào tạo về lĩnh vực đó. Ví dụ, bạn muốn định hướng phát triển theo Digital Marketing, bạn có thể xin vào làm việc môi trườnd doanh nghiệp đúng chuyên môn về Marketing. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng marketing để trở thành môt marketer chuyên nghiệp.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp và không thể tìm môi trường phù hợp, hãy nghĩ đến người giỏi trong lĩnh vực đó để giúp bản thân thành thạo nhanh hơn.
Trên là những cách tự học Digital Marketing hiệu quả mà rất nhiều người đã áp dụng thành công. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều giá trị với bạn trên con đường trở thành Marketer chuyên nghiệp trong thời đại kỹ thuật số không ngừng phát triển như hiện nay.
Nếu bạn cần tìm đơn vị thiết kế website hay hosting “khủng” với giá cực rẻ, hãy liên hệ ngay với Gofiber để được tư vấn chi tiết nhé.