Malware là gì? Mức độ ảnh hưởng và cách ngăn chặn?

Thứ Bảy, 5/18/2024, 9:44:20 AM
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, malware là một mối nguy hiểm lớn có thể đe dọa đến bất kỳ ai. Vậy, malware là gì? Làm cách nào để ngăn chặn malware? Cùng tìm hiểu tại đây!

Trong thời đại công nghệ số lên ngôi, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp phải đối diện với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin. Trong đó, malware là một mối nguy hiểm lớn có thể đe dọa đến bất kỳ ai. Thậm chí, chỉ trong một phút sơ sẩy, bạn có thể bị đánh cắp mọi dữ liệu quan trọng trong máy. Vậy, Malware là gì? Làm cách nào để ngăn chặn Malware? Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Malware là gì?

Malware là viết tắt của "malicious software" (phần mềm độc hại). Đây là thuật ngữ mô tả các chương trình, phần mềm hoặc mã độc được thiết kế để thực hiện các hành vi không mong muốn, bao gồm việc gây hại hoặc xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính, thiết bị hoặc mạng máy tính của người dùng. 

Malware là gì?
Malware là viết tắt của "malicious software" (phần mềm độc hại)

Malware có thể gây ra nhiều tác hại nặng nề cho nạn nhân, bao gồm việc đánh cắp thông tin, dữ liệu quan trọng, phá hoại hay thậm chí là chiếm quyền kiểm soát hệ thống. Đặc biệt, với sự phát triển không ngừng của công nghệ số, hàng loạt hình thức tấn công Malware mới đã ra đời và trở thành mối đe dọa lớn cho hầu hết người dùng internet. Vậy, làm cách nào để ngăn chặn và phòng chống rủi ro từ Malware? Những nội dung tiếp theo trong bài viết sẽ giúp bạn làm rõ điều này!

Dấu hiệu cho biết máy tính đã bị nhiễm Malware là gì?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy máy tính có thể bị nhiễm malware. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết máy tính có thể đã bị nhiễm malware:

  • Các phần mềm chống virus ngừng hoạt động: Sự xâm nhập của Malware có thể làm gián đoạn hoạt động của các phần mềm anti-virus, bạn có thể không sử dụng hoặc không cập nhật được phần mềm này. 

  • Hiệu suất máy tính kém đi: Nếu máy tính của bạn bắt đầu hoạt động chậm hơn bình thường, chậm khi mở các ứng dụng, lâu hơn để khởi động hoặc tắt máy, có thể đó là một dấu hiệu của sự hiện diện của malware. Malware có thể tiêu tốn tài nguyên hệ thống và làm giảm hiệu suất tổng thể của máy tính.

  • Quảng cáo không mong muốn: Nếu bạn thấy xuất hiện nhiều quảng cáo popup khi duyệt web, hoặc các trang web mở ra tự động với nội dung quảng cáo, có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm adware. Adware là loại malware thiết kế để hiển thị quảng cáo không mong muốn trên máy tính của bạn.

  • Thay đổi trình duyệt: Malware có thể thay đổi cài đặt trình duyệt web của bạn mà không có sự cho phép của bạn. Ví dụ, trang chủ của trình duyệt web có thể bị thay đổi thành một trang web không mong muốn, hoặc bạn có thể thấy các thanh công cụ hoặc tiện ích mở rộng mới không được cài đặt bởi bạn.

  • Mất kiểm soát trên trình duyệt: Nếu bạn không thể truy cập các trang web an toàn hoặc bị chuyển hướng đến các trang web lạ khi truy cập vào các trang web quen thuộc, có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm redirect malware.

  • Sự xuất hiện của chương trình không mong muốn: Nhiều malware sẽ cài đặt các chương trình không mong muốn trên máy tính của bạn mà không có sự đồng ý của bạn. Nếu bạn thấy xuất hiện các ứng dụng hoặc chương trình không rõ nguồn gốc trên máy tính của mình, đó có thể là hậu quả của malware.

  • Mất dữ liệu hoặc sự hiện diện của tệp tin lạ: Một số loại malware có thể xóa hoặc mã hóa dữ liệu trên máy tính của bạn. Nếu bạn thấy mất các tệp tin quan trọng hoặc xuất hiện các tệp tin lạ không được bạn tạo ra, đó có thể là kết quả của ransomware hoặc các loại malware khác.

  • Hoạt động bất thường của hệ thống: Máy tính tự khởi động lại, mở và đóng ứng dụng đột ngột, bị đóng băng hoặc hiển thị màn hình xanh, hoặc gửi email, tin nhắn mà không có sự can thiệp của người dùng. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tình trạng khác như dung lượng ổ cứng giảm, tài nguyên tiêu hao bất thường, quạt gió hoạt động hết mức công suất…

  • Nhận thông báo đòi tiền chuộc: Đối với hình thức tấn công Ransomware, kẻ tấn công sẽ mã hóa dữ liệu quan trọng của bạn, khiến bạn không thể truy cập được vào chúng và gửi một thông báo đòi tiền chuộc, nếu không chúng sẽ xóa toàn bộ dữ liệu của bạn.

Dấu hiệu cho biết máy tính đã bị nhiễm Malware là gì?
Hiệu suất máy tính kém đi là dấu hiệu của malware

Lưu ý: Trong một vài trường hợp nhất định, thiết bị bị nhiễm Malware vẫn hoạt động một cách bình thường và hầu như không có bất kỳ dấu hiệu lạ nào cho đến khi chúng được quét ra.

>> Xem thêm: SQL injection là gì? Cách phòng chống và ngăn chặn SQL injection

Cơ chế hoạt động của Malware là gì?

Tùy vào mục đích và loại Malware mà cách thức hoạt động của chúng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản thì chúng đều hoạt động với cơ chế sau: 

  • Xâm nhập và lây lan: Malware thường bắt đầu bằng việc xâm nhập vào hệ thống mạng máy tính hoặc thiết bị điện tử bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như lỗ hổng bảo mật, email độc hại… Khi xâm nhập thành công, chúng sẽ cố gắng phát tán và lây lan sang các máy tính khác trên cùng một mạng. 

  • Thực thi chức năng độc hại: Sau khi đã xâm nhập và lây lan thành công, malware sẽ thực hiện các chức năng độc hại trên thiết bị của nạn nhân. Các chức năng này có thể bao gồm: thu thập, đánh cắp và tiết lộ thông tin, mã hóa dữ liệu, tấn công từ xa, chiếm quyền hay thậm chí là phá hủy hệ thống… 

Trong quá trình sử dụng và truy cập internet, bạn có thể vô tình bị nhiễm Malware qua các thao tác sau: 

  • Truy cập vào các trang web không an toàn, tải game, nhạc miễn phí chứa Malware, cài đặt phần mềm từ nhà cung cấp lạ, mở file đính kèm trong email hoặc bất kỳ dữ liệu nào được tải xuống máy tính mà không được quét qua bởi phần mềm chống Malware.

  • Tải ứng dụng, phần mềm giả mạo và cấp quyền truy cập cho chúng, nhất là đối với các ứng dụng độc hại yêu cầu quyền truy cập vào thông tin cá nhân người dùng.

  • Tải ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy, vô tình cài đặt các phần mềm bổ sung (thường đi kèm với ứng dụng chính) có chứa Malware. Ngoài ra, việc không cài đặt các chương trình bảo mật cũng có thể là nguyên nhân khiến các Malware dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ thống hơn.

Một số loại Malware phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số loại Malware phổ biến mà bạn cần nắm: 

Virus

"Virus" là một loại chương trình máy tính độc hại, được thiết kế để tự sao chép và lây lan từ máy tính này sang máy tính khác mà không được sự phép của người dùng. Các loại virus này có khả năng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho hệ thống máy tính và dữ liệu người dùng nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời. 

Virus
Virus

Worm

Worm (con sâu) là một loại chương trình độc hại khác, tương tự như virus, nhưng có những đặc điểm khác biệt. Đây là một loại mã độc có khả năng tự “sinh sôi nảy nở” và lây lan qua các mạng máy tính, thiết bị mạng mà không cần sự tương tác hay điều khiển của con người. Thậm chí, kể cả khi bạn đã tiêu diệt chúng, chúng vẫn có thể tự tái tạo và tiếp tục gây hại cho thiết bị của nạn nhân. 

Trojan

Trojan, hay còn được gọi là Trojan horse (ngựa thành Troia), là một phần mềm độc hại được lấy tên từ chiến thuật quân sự cổ điển. Trojan horse là một chương trình được ngụy tạo như một phần mềm hợp pháp và đáng tin cậy, nhưng thực chất nó lại ẩn chứa các chức năng độc hại mà người dùng không thể ngờ đến. Mặc dù Trojan không có khả năng sao chép dữ liệu, nhưng nó sẽ trở thành “hậu phương vững chắc” cho phép hàng loạt virus khác nhau xâm nhập và gây hại cho hệ thống của bạn. 

Trojan
Trojan

Spyware

Phần mềm độc hại phổ biến tiếp theo mà bạn có thể bắt gặp đó là Spyware. Phần mềm này được thiết kế để theo dõi và thu thập thông tin về hoạt động của người dùng trên máy tính hoặc thiết bị di động mà không được sự cho phép của họ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của chúng là cực kỳ cao vì tất cả thông tin của bạn sẽ bị kẻ gian nắm bắt trong khi  “thần không biết, quỷ không hay”. Ngoài ra, sự hiện diện của Spyware còn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của thiết bị. 

Rootkit

Rootkit là một Malware được thiết kế để ẩn nấp và cung cấp quyền truy cập (không cần thông qua việc ủy quyền) vào hệ thống máy tính cho tin tặc. Loại mã độc này được lấy tên từ "root" (quyền root hoặc quyền hệ thống cao nhất trên hệ điều hành UNIX/Linux) và "kit" (công cụ), vì nó thường bao gồm một bộ công cụ để tấn công và che giấu mục tiêu của nó. Với Rootkit, tin tặc có thể vượt qua bất kỳ firewall nào để truy cập trái phép vào hệ thống và theo dõi người dùng mà không bị phát hiện bởi các cảnh báo nào từ thiết bị người dùng.

Rootkit
Rookit

Ransomware

Ransomware là một trong những hình thức nguy hiểm và gây ra nhiều tổn thất cho người dùng nhất hiện nay. Với hình thức này, tin tặc sẽ tấn công máy tính và mã hóa các dữ liệu quan trọng để ngăn họ truy cập theo cách thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể mở, truy cập hay sử dụng bất kỳ file nào trên thiết bị mà không có khóa giải mã. 

Sau khi mã hóa dữ liệu thành công, tin tặc sẽ gửi thông báo yêu cầu gửi số tiền chuộc vào thông tin tài khoản mà chúng cung cấp, nếu không, dữ liệu sẽ bị mất vĩnh viễn hoặc được công khai trên các nền tảng khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào tin tặc cũng giữ lời hứa, chúng vẫn có thể xóa, hủy hoại hoặc bán thông tin ngay cả khi đã nhận được tiền từ bạn. 

Malware ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống và người dùng internet?

Mỗi loại Malware sẽ có những tác động khác nhau, nhưng chúng đều nhắm vào người dùng và gây ra những thiệt hại nặng nề trên môi trường mạng internet, bao gồm: 

  • Gây hư hại hoặc giảm thiểu hiệu suất hoạt động của thiết bị: Sau khi xâm nhập vào hệ thống, Malware sẽ tích cực hoạt động và gây ra nhiều hệ lụy cho máy tính, chẳng hạn như làm chậm hoặc treo máy tính, tiêu tốn băng thông mạng, gây ra lỗi hệ thống, tiêu thụ tài nguyên trái phép…

  • Gây phiền toái đến người dùng: Một số phần mềm độc hại có thể hiển thị quảng cáo hoặc các nội dung không mong muốn, gây mất tập trung và phiền toái cho người dùng khi sử dụng máy tính.

  • Tấn công vào dữ liệu và đánh cắp thông tin cá nhân: Một số loại malware được sử dụng để theo dõi hoạt động của người dùng và thu thập thông tin nhạy cảm như tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin tài chính và nhiều thông tin khác… Sau đó, chúng có thể sử dụng thông tin này cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như đe dọa, tống tiền, bán cho bên thứ ba…

  • Phát tán spam và lây lan: Worms và các loại malware tương tự được thiết kế để tự động lây lan không kiểm soát trên các mạng máy tính, từ đó dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như phát tán spam và tấn công vào hệ thống mạng lớn. 

  • Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS): Một số Malware được sử dụng để phát động các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhắm vào các trang web, máy chủ, hoặc hệ thống mạng, làm cho các hệ thống bị quá tải, ngừng hoạt động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của doanh nghiệp, tổ chức. 

  • Gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân: Malware có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân và tổ chức, từ mất dữ liệu quan trọng đến mất tiền bạc và ảnh hưởng đến danh tiếng.

Cách phòng chống các phần mềm độc hại Malware

Để bảo vệ máy tính và thông tin cá nhân khỏi phần mềm độc hại, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và bảo mật chặt chẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây: 

Cách phòng chống các phần mềm độc hại Malware

Nâng cao cảnh giác trước các phần mềm độc hại

  • Cài đặt phần mềm diệt virus và phần mềm bảo mật: Phần mềm diệt virus và phần mềm bảo mật là công cụ không thể thiếu để bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa. Chúng có khả năng phát hiện và loại bỏ các loại phần mềm độc hại, đồng thời cung cấp các tính năng bảo mật như tường lửa, chống lại tấn công, và quét định kỳ.

  • Cập nhật phần mềm và hệ điều hành: Việc cập nhật phần mềm và hệ điều hành thường xuyên là rất quan trọng, vì các bản cập nhật thường chứa các vá lỗi bảo mật và giúp ngăn chặn các lỗ hổng an ninh mà hacker có thể lợi dụng để đưa phần mềm độc hại vào hệ thống.

  • Sử dụng các liên kết và tệp tin an toàn: Cẩn thận khi click vào các liên kết hoặc mở các tệp tin không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể chứa phần mềm độc hại. Chỉ nên truy cập các trang web đáng tin cậy và tải về các tệp tin từ nguồn uy tín.

  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Để phòng ngừa trường hợp dữ liệu bị mất do phần mềm độc hại, người dùng nên thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng lên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng di động hoặc dịch vụ lưu trữ đám mây.

  • Sử dụng tài khoản người dùng thông thường, không dùng tài khoản admin: Tránh sử dụng tài khoản người dùng với đặc quyền admin (quản trị) khi không cần thiết, vì các phần mềm độc hại có thể lợi dụng những đặc quyền này để gây nhiều thiệt hại hơn.

  • Cẩn trọng với các ứng dụng và phần mềm không rõ nguồn gốc: Không nên cài đặt các ứng dụng hoặc phần mềm không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể chứa mã độc hại. Chỉ nên tải về và cài đặt phần mềm từ các nguồn uy tín và đáng tin cậy.

  • Sử dụng chế độ an toàn khi truy cập Internet: Khi truy cập Internet, người dùng nên bật chế độ an toàn trên trình duyệt web, tắt tính năng tự chạy (autorun) trên các ổ đĩa, và tránh mở các tệp tin đính kèm không mong muốn.

  • Giáo dục và nâng cao ý thức cho người dùng: Việc giáo dục và nâng cao ý thức bảo mật cho người dùng, đặc biệt là những người không có nhiều kiến thức về công nghệ, là hết sức quan trọng để phòng chống phần mềm độc hại.

Bằng cách nhận biết Malware là gì và cách ngăn chặn chúng, bạn có thể phần nào giảm thiểu thiệt hại từ các rủi ro này. Đặc biệt, trong bối cảnh mà vô số các biến thể Malware mới được hình thành, việc nâng cao bảo mật cho hệ thống là điều cực kỳ quan trọng để bạn tự bảo vệ mình trước các nguy cơ tiềm ẩn trên internet. 

0/5 - (0 bình chọn)

Chào mọi người, mình là Nguyễn Trung Hiếu - một người đam mê mãnh liệt với thế giới lập trình và công nghệ. Hiện tại, mình có vinh dự đồng hành cùng Công ty Gofiber, đảm nhận vai trò trong Ban Giám Đốc và dẫn dắt nhóm IT. Cuộc hành trình nghề nghiệp của mình không chỉ là hành trình học hỏi, khám phá về lập trình mà còn là sự trao đổi, chia sẻ những kiến thức về hệ thống server, hosting và nhiều lĩnh vực khác. Mình tin rằng sự nhiệt huyết và tinh thần học hỏi luôn dẫn đến những thành công bất ngờ, và mình rất háo hức được chia sẻ những trải nghiệm này với bạn đọc của Gofiber.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!