Migrate data là gì? Phân biệt data migration, data integration và data conversion

Thứ Ba, 7/25/2023, 8:05:08 AM
Data migration là quá trình di chuyển dữ liệu từ một hệ thống hoặc nền tảng sang một hệ thống hoặc nền tảng khác mà không làm thay đổi cấu trúc hoặc ý nghĩa của dữ liệu. Cùng tìm hiểu về data migration  qua bài viết dưới đây.

Việc di chuyển dữ liệu có lẽ đã quá quen với nhiều người khi nó ở cấp bậc đơn giản là thao tác cắt và dán trên máy tính. Nhưng việc di chuyển dữ liệu ở một quy mô lớn hơn lên đến hàng triệu đơn vị thông tin, liệu các bạn đã biết. Migrate data hay data migration sẽ rất hữu ích cho bạn trong quy trình di chuyển dữ liệu, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. Ngay sau đây hãy cùng Gofiber tìm hiểu xem migrate data là gì nhé!

Migrate data là gì? 

Migrate data là một quá trình di chuyển dữ liệu từ môi trường máy tính hay hệ thống lưu trữ này sang môi trường máy tính hay hệ thống lưu trữ khác. Một dự án migrate data thường sẽ được tổ chức triển khai trong các trường hợp sau đây:

  • Nâng cấp hay thay thế, mở rộng các thiết bị lưu trữ hay hệ thống kho

  • Chuyển từ lưu trữ cục bộ sang hệ thống dựa trên đám mây

  • Hợp nhất các trang web thành một

  • Bảo trì, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng

Data Migrate là gì?
Data Migrate là gì?

Quá trình di chuyển dữ liệu này yêu cầu tổ chức phải chuẩn bị, trích xuất chũng như chuyển đổi dữ liệu tuân theo kế hoạch đã định. Còn kế hoạch thì tùy vào mỗi tổ chức và mục đích của việc di chuyển dữ liệu.

Tầm quan trọng của data migration

Di chuyển dữ liệu quan trọng bởi vì nó đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển đi thành công và an toàn sang hệ thống lưu trữ mới. Việc di chuyển dữ liệu sang nền tảng khác đem lại nhiều lợi ích cho đơn vị, tổ chức mặc dù có thể còn tồn tại nhiều rủi ro cũng như tốn kém. Những lợi ích có thể kể đến như nâng cấp các dịch vụ và ứng dụng, từ đó giúp tổ chức có thể giảm được chi phí cho việc lưu trữ và tăng năng suất.

Phân loại data migration

Hiện nay có nhiều loại data migration khác nhau phù hợp với những mục đích riêng hiệu quả và cần có lượng thời gian khác nhau để hoàn thành việc di chuyển. Ngay sau đây hãy cùng mình tìm hiểu một số loại data migration phổ biến:

Storage migration 

Storage migration (di chuyển bộ nhớ) là một quá trình di chuyển dữ liệu từ một phương tiện vật lý sang một phương tiện vật lý khác. Một trong những nguyên nhân thường phải di chuyển bộ nhớ chính là nâng cấp thiết bị lưu trữ. Ví dụ như là chuyển từ giấy sang kỹ thuật số; HDD sang ổ đĩa hay từ băng sang ổ đĩa (HDD)...

Đặc biệt hình thức này chỉ di chuyển dữ liệu và không làm thay đổi định dạng hay nội dung.

Cloud migration

Cloud migration hay còn gọi là di chuyển đám mây, đây là một quá trình di chuyển các yếu tố kinh doanh hay dữ liệu từ môi trường đám mây này sang môi trường đám mây khác hoặc từ đám mây xuống trung tâm dữ liệu tại chỗ. Nhưng điều đặc biệt của Cloud migration cơ bản cần phải di chuyển bộ nhớ và bắt buộc phải có bước này. 

Cloud migration
Cloud migration

Xu thế của các công ty lớn hay tập đoàn đa quốc gia được các chuyên gia phân tích là đang có xu hướng chuyển đổi sang hoạt động trên đám mây từ năm 2040.

Database migration

Database có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người, nó được gọi là cơ sở dữ liệu có chức năng lưu trữ dữ liệu một cách có tổ chức. Chúng ta sử dụng database migration khi muốn nâng cấp phiên bản DBMS lên tầm cao mới hay di chuyển dữ liệu từ DBMS này sang DBMS khác…(DBMS chính là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu). Lưu ý cơ sở dữ liệu phải được sao lưu trước khi di chuyển.

Application migration

Application migration là quá trình di chuyển ứng dụng. Quá trình di chuyển ứng dụng là di chuyển từ điện toán này sang điện toán khác. Nó chỉ được thực hiện khi tổ chức muốn thay đổi nhà cung cấp ứng dụng hay thay đổi phần mềm ứng dụng của tổ chức. 

Data center migration 

Data center migration có nghĩa là di chuyển trung tâm dữ liệu. Định nghĩa trung tâm dữ liệu cho bạn nào chưa nghe qua, nó là nơi chưa cơ sở hạ tầng dữ liệu và giúp duy trì các ứng dụng của công ty với tầm sự ảnh hưởng cực cao như bộ định tuyến, máy chủ. máy tính…

Trung tâm dữ liệu là một cơ sở hạ tầng cho nên, quá trình data center migration chính là di chuyển dữ liệu từ cơ sở hạ tầng này sang cơ sở hạ tầng khác hoặc sang vị trí thức tế mới nào đó.

Business process migration

Di chuyển quy trình kinh doanh của tổ chức như là di chuyển thông tin khách hàng, các thông tin của danh mục sản phẩm…sang một môi trường đã định trong kế hoạch. Chúng ta sử dụng business process migration thường để sáp nhập hay bán doanh nghiệp.

Các bước data migration cơ bản

Các bước data migration cơ bản
Các bước data migration cơ bản

Các bước cơ bản của data migration bao gồm 3 bước:

  • Trích xuất dữ liệu

  • Chuyển đổi dữ liệu

  • Tải dữ liệu đến nơi lưu trữ mới

Đó là 3 bước cơ bản nhất và tổng quát nhất của data migration nhưng 

Nhưng đối với các dữ liệu phức tạp các bạn cần phải có kế hoạch cụ thể gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1: Khám phá tìm hiểu và lập kế hoạch di chuyển tốt nhất.
  • Bước 2: Đánh giá xem ai sẽ tham gia vào quá trình di chuyển này.
  • Bước 3: Kiểm tra dữ liệu xem chất lượng thế nào có bất thường không, và nên sao lưu chúng.
  • Bước 4: Đưa ra chất lượng trước và sau khi di chuyển dữ liệu.
  • Bước 5: Xác định công cụ hỗ trợ chuyển đổi.
  • Bước 6: Di chuyển dữ liệu.
  • Bước 7: Tắt hệ thống cũ khi đã di chuyển xong.

Các thách thức và rủi ro trong data migration

Mặc dù các lợi ích mà data migration mang lại là khá lớn nhưng song nó cũng tồn tại những rủi ro tiềm ẩn khá lớn. 

  • Bị mất dữ liệu: Đây là rủi ro lớn nhất khi trong quá trình di chuyển làm mất dữ liệu. Vậy nên các chuyên gia mới khuyến cáo là nên sao lưu trước khi di chuyển.

  • Bảo mật dữ liệu: Sự xuất hiện của bên thứ ba lúc nào cũng đem đến nguy cơ. Các công cụ được dùng để hỗ trợ chuyển đổi cần phải được đảm bảo an toàn.

  • Thách thức tài chính: kinh phí để thực hiện chỉ có thể phỏng đoán và trong quá trình sẽ phát sinh những chi phí khác không thể lường trước.

  • Thời gian di chuyển: Tùy vào dung lượng cũng như tốc độ mạng, quá trình di chuyển có thể diễn ra khá lâu.

Các công cụ data migration phổ biến

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số công cụ hỗ trợ data migration phổ biến hiện nay:

  • Zerto: có thể hỗ trợ di chuyển từ ứng dụng cho đến trung tâm dữ liệu lớn. Ngoài ra còn có chức năng khôi phục dữ liệu.

  • Cyberduck: Nếu bạn di chuyển các dữ liệu riêng lẻ thì nên sử dụng.

  • Veeam: cung cấp công cụ Quick Migration giúp đơn giản hóa và rút ngắn thời gian di chuyển.

Phân biệt data migration, data integration và data conversion

Bảng so sánh sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt được 3 khái niệm này:

data migration (di chuyển dữ liệu)

data integration (chuyển đổi dữ liệu)

data conversion (tích hợp dữ liệu)

Như đã đề cặp phía trên thì đây là quá trình di chuyển dữ liệu, có thể di chuyển vị trí, hệ thống, ứng dụng…bao gồm 3 bước cơ bản trích xuất, di chuyển và lưu trữ được thực hiện để đảm bảo dữ liệu nguyên vẹn chuyển sang nơi lưu trữ mới.

Thuật ngữ data conversion dùng để chỉ quá trình chuyển đổi định dạng dữ liệu. Để di chuyển bạn cần phải trích xuất, thay đổi và lưu trữ sang chỗ mới. 

 

Data integration có chức năng là kết hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau lại thành một thể thống nhất bao gồm tất cả tài liệu được chọn. Quá trình này cần thiết cho công việc phân tích dữ liệu.

Trên là những thông tin chi tiết về data migration mà Gofiber có thể cung cấp cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn tìm hiểu được sâu hơn về migrate data và ứng dụng chúng trong công việc. 

>> Xem thêm: Database hosting là gì? Có nên dùng dịch vụ Database hosting không?

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Linh Dang, một người yêu màu hồng và thích mang đến sự vui tươi, yêu đời trong mọi hoạt động của mình. Tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết tại Gofiber. Với niềm đam mê về màu hồng và sự vui tươi, tôi luôn tạo ra môi trường làm việc tích cực và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng việc yêu đời và mang tính vui vẻ vào công việc sẽ tạo nên những thành công đáng nhớ. Phương châm của tôi là sự chân thật. Tôi tin rằng việc truyền tải thông điệp và nội dung chân thật là chìa khóa để kết nối và gây ấn tượng với khách hàng. Tôi luôn cố gắng thể hiện sự chân thật trong mọi việc làm và tạo ra nội dung gần gũi và thân thiện. Với tư duy sáng tạo và khả năng tìm kiếm niềm vui trong công việc, tôi là một chuyên viên SEO đầy nhiệt huyết. Tôi sẵn lòng hỗ trợ và chia sẻ kiến thức để giúp bạn đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển chiến lược SEO. Nếu bạn đang tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ về SEO, hãy đồng hành cùng tôi. Tôi sẽ mang đến sự vui tươi và nhiệt huyết trong công việc, cùng với sự chân thật và sự tận tụy. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn trong lĩnh vực SEO. Tôi mong muốn được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để tạo nên những kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!