Hosting là gì? Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting

Thứ Năm, 7/20/2023, 9:24:06 AM
Khách hàng muốn xây dựng một trang website hiệu quả và ứng dụng nó thành công thì phải biết hosting là gì. Đặc biệt, nên nắm bắt được tầm quan trọng của hosting. 

Bạn đang có nhiều thắc mắc liên quan đến hosting là gì và chưa thật sự hiểu về sự khác nhau giữa tên miền với web hosting. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về web hosting này nhé. 

Hosting là gì?

Được biết, đây là dịch vụ lưu trữ dữ liệu online và các ứng dụng trên internet. Ngoài ra, hosting còn được ví như một không gian lưu trữ được chia nhỏ ra từ máy chủ, nơi giúp bạn có thể đăng tải mọi thông tin. 

Thêm vào đó, hosting được cung cấp bởi các công ty và nhà dịch vụ lưu trữ web. Do đó số tiền bạn bỏ ra thuê web hosting chính là tiền mua không gian máy chủ của họ để có thể lưu trữ các tệp HTML, CSS, văn bản hoặc tài liệu quan trọng. 

Hosting (hay web hosting) là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.

**Lưu ý: thuê một chỗ để đặt tài nguyên web của bạn trên server khác với việc thuê chỗ đặt máy chủ vật lý.

Điểm khác nhau giữa tên miền và web hosting là gì?

Nếu như khách hàng hoặc chủ công ty, doanh nghiệp muốn trang web của mình được nhiều người biết tới và sử dụng thì phải có tên miền cùng với web hosting. Vậy hai thuật ngữ này có điểm gì khác nhau? 

Web hosting là nơi lưu trữ website của bạn, còn tên miền là địa chỉ để người dùng có thể tìm đến trang web của bạn. 

Ví dụ: gofiber.vn là một tiên miền, khi người dùng muốn truy cập vào website của công ty Gofiber để tìm kiếm thông tin về các dịch vụ và giải pháp công nghệ tại đây thì họ sẽ gõ trực tiếp tên miền đó vào thanh địa chỉ của browser hoặc bấm từ liên kết trên các công cụ tìm kiếm. Server hosting sẽ phân giải yêu cầu và chuyển dữ liệu đến browser của người dùng.

Tóm lại, domain và web hosting khác nhau theo nhiều cách. Về cơ bản, web hosting là nơi lưu trữ website và các ứng dụng trên Internet. Nó cung cấp không gian và tài nguyên để lưu trữ dữ liệu website như ảnh, tài liệu,... và cả tên miền. Còn tên miền là địa chỉ giúp người dùng có thể tìm đến trang web của bạn. Ngoài ra, domain và web hosting còn khác nhau ở các điểm sau:

Hosting

Domain (Tên miền)

Hosting là không gian lưu trữ website và các ứng dụng trên internet.

Domain hay tên miền là địa chỉ giúp nhận dạng một địa điểm trên internet.

Hosting cung cấp không gian và tài nguyên để lưu trữ dữ liệu website như ảnh, tài liệu,...và cả domain.

Domain giúp phân biệt website cá nhân với những website khác bằng dấu ấn thương hiệu riêng.

Hosting có thể thuê và mua tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng hoặc có thể dùng chung Hosting với người khác.

Domain của website phải được đăng ký theo đúng quy trình. 

Tên miền là riêng biệt và không được trùng nhau.

Lý do cần phải mua web hosting là gì?

Bạn cần mua web hosting khi bạn muốn có một trang web hoặc ứng dụng của riêng mình được truy cập từ khắp nơi trên Internet. Nếu bạn chỉ muốn xây dựng một trang web để thử nghiệm hoặc chia sẻ thông tin cá nhân với bạn bè và gia đình, có thể bạn có thể sử dụng dịch vụ hosting miễn phí hoặc các nền tảng xây dựng trang web như Blogger, WordPress.com, hoặc Wix.

Nếu bạn có kỹ năng viết và đam mê về một chủ đề cụ thể, bạn có thể tạo một blog trên web hosting của mình và viết về chủ đề đó. Bạn có thể kiếm tiền từ blog bằng cách đăng quảng cáo hoặc sử dụng các chương trình liên kết để kiếm hoa hồng từ việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác.

Web hosting là nơi lưu trữ website của bạn, còn tên miền là địa chỉ để người dùng có thể tìm đến trang web của bạn
Web hosting là nơi lưu trữ website của bạn, còn tên miền là địa chỉ để người dùng có thể tìm đến trang web của bạn

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một trang web chuyên nghiệp để kinh doanh, tiếp thị, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người dùng, bạn nên mua web hosting. Web hosting sẽ cung cấp cho bạn một không gian lưu trữ đáng tin cậy và hiệu suất cao, đồng thời hỗ trợ các tính năng và tùy chỉnh đa dạng giúp bạn quản lý và phát triển trang web của mình một cách chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng web hosting, bạn có thể tạo một trang web thương mại điện tử để kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bạn có thể bán hàng trực tuyến và tiếp cận đến khách hàng trên toàn thế giới.

Web hosting ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Để đảm bảo rằng trang web của bạn được đánh giá cao và nhận về nhiều lượt truy cập thì bạn phải đứng đầu về kết quả seo. Tức là, bất kỳ khách hàng nào muốn truy vấn và tìm kiếm doanh nghiệp của bạn thì phải đảm bảo tên website(URL) là cái đầu tiên họ nhìn thấy. Ngoài ra, việc lựa chọn web hosting chất lượng sẽ là giải pháp tốt giúp seo web của bạn được đánh giá cao.

Web hosting có ảnh hưởng đáng kể đến SEO (Search Engine Optimization), tức là việc tối ưu hóa trang web để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Yahoo. Dưới đây là một số yếu tố mà web hosting có thể ảnh hưởng đến SEO:

  • Tốc độ tải trang: Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng trong xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Web hosting nhanh và ổn định sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng xếp hạng SEO.
  • Thời gian ngừng hoạt động: Thời gian ngừng hoạt động server ảnh hưởng đến khả năng truy cập và hiệu suất website. Web hosting đáng tin cậy giúp duy trì ổn định hoạt động và tránh mất thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
  • Vị trí máy chủ: Vị trí máy chủ hosting cũng có thể ảnh hưởng đến xếp hạng SEO địa phương, do đó, chọn hosting có máy chủ ở gần vị trí mục tiêu là lựa chọn tốt.
  • Bảo mật: Web hosting an toàn giúp bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công và đảm bảo thông tin của khách hàng an toàn.

Những thông số kỹ thuật trong web hosting

Sau khi bạn nắm được thuật ngữ hosting website là gì thì nên biết thêm thông số kỹ thuật liên quan tới hosting này, như sau: 

  • Dung lượng lưu trữ (Storage): HDD và SSD là hai loại dung lượng lưu trữ phổ biến, trong đó SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn.
  • Hệ điều hành: Hosting có hệ điều hành Windows và Linux, tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật.
  • Băng thông: Là lượng dữ liệu truyền tải trong một giây và định lượng theo tháng, quyết định khả năng truy cập và hiệu suất của trang web.
  • Addon Domain và Subdomain: Cho phép thêm và quản lý nhiều website trên cùng một hosting.
  • Sao lưu và phục hồi: Chức năng quan trọng để bảo vệ dữ liệu của trang web.
  • Thông số khác: Ngôn ngữ lập trình, mã hóa dữ liệu và các tính năng bảo mật khác.
Web hosting có ảnh hưởng đáng kể đến SEO (Search Engine Optimization)
Web hosting có ảnh hưởng đáng kể đến SEO (Search Engine Optimization)

Top 10 loại web hosting phổ biến hiện nay

Nếu bạn đọc đang phân vân không biết nên sử dụng web hosting nào hãy tham khảo ngay top 10 loại phổ biến dưới đây nhé.

  1. Shared hosting: Hiện nay, shared hosting là dịch vụ hosting phổ biến và được các doanh nghiệp cùng công ty có quy mô lớn lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Bởi khi dùng hosting, bạn không cần nghĩ đến việc quản trị hay đưa thông tin dữ liệu lên theo đúng cấu hình. Đặc biệt, người dùng có thể sử dụng nhiều website cùng lúc trên máy chủ. 
  2. VPS hosting: VPS (Virtual Private Server) hosting là loại web hosting thứ 2 có thể dùng chung server với nhiều người khác nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp sẽ phân vùng trên server riêng cho bạn.Tức là, một không gian riêng trên server sẽ được thiết lập mà chỉ cho bạn mới sử dụng được. Trên thực tế thì VPS hosting phù hợp cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. 
  3. Cloud hosting: Cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất được các công ty và doanh nghiệp tin dùng. Bởi vì nó hoàn toàn không có downtime và đặc biệt tài nguyên, file của bạn sẽ được phân phối trên các server để tránh trường hợp bị quá tải hay trục trặc khiến người dùng mất hết toàn bộ dữ liệu. 
  4. WordPress hosting: WordPress hosting là một dạng của shared hosting và được thiết kế riêng cho chủ website. Do đó cấu hình của WordPress sẽ có gắn thêm plugin bảo mật. Nhờ đó mà cấu hình của bạn có thể tùy chỉnh và tải về nhanh chóng hơn nên nó thích hợp để sử dụng cho một công ty lớn. Wordpress hosting cũng là một trong số các dịch vụ hosting đang có tại Gofiber.
  5. Dedicated Hosting: Dedicated hosting là một server vật lý giúp rà soát toàn bộ tài nguyên trên server cho bạn. Nhờ đó, bạn có thể cấu hình server tùy thích và chọn lựa hệ điều hành thích hợp nhất trong môi trường hosting riêng. 
  6. Seo Hosting: Seo hosting là giải pháp hosting được tạo ra nhằm giúp các website có thể tối ưu hóa SEO. Vì vậy, mỗi tài khoản hosting sẽ có nhiều địa chỉ IP để thực hiện chạy nhiều website trên cùng một tài khoản mà không bị Google footprint.
  7. Reseller Hosting: Reseller hosting là hình thức lưu trữ giúp chủ sở hữu web hosting có thể sử dụng tài khoản của mình để phân chia lại ổ cứng và băng thông. Đây được xem như một hình thức đại lý web hosting dựa vào phần chênh lệch chi phí để thu lợi nhuận. 
  8. Email Hosting: Email Hosting là dịch vụ cung cấp hệ thống email riêng biệt và chuyên nghiệp trên một máy chủ riêng hoặc một môi trường máy chủ chia sẻ, nhưng tập trung chủ yếu vào việc cung cấp các tính năng và chức năng liên quan đến email. Trong dịch vụ Email Hosting, người dùng hoặc doanh nghiệp có thể tạo và quản lý các tài khoản email trên tên miền của họ và sử dụng địa chỉ email có tên miền riêng (ví dụ: yourname@yourdomain.com).
  9. Hosting Windows: Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ trên hệ điều hành Windows được cài đặt trên máy chủ. Từ đây giúp cho các ứng dụng và phần mềm của Microsoft được cài đặt dễ dàng hơn. Xem thêm bài viết Hosting Windows là gì? Giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu dành cho doanh nghiệp để hiểu hơn về loại hosting này.
  10. Hosting Linux: Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ trang web được cài đặt trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Linux. Song, dịch vụ này có giá cả phải chăng kho so sánh với hosting Windows.

Bài viết trên đây là thông tin về hosting là gì? Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn trong việc sử dụng có hiệu quả các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Lê Hữu Ngân, tôi đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Tôi dành phần lớn thời gian vào công việc SEO và content, đảm bảo rằng mọi chiến dịch của tôi đáp ứng được mục tiêu và mang lại kết quả tốt nhất. Tôi luôn đề cao sự chính xác, sự sáng tạo và sự tận tụy trong công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, SEO và content, hãy cùng chúng tôi làm việc. Gofiber chúng tôi sẽ áp dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình để mang lại giải pháp tối ưu cho công việc của bạn.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!