Tagline là gì? Cách tạo tagline “chạm” tới trái tim khách hàng

Thứ Ba, 3/28/2023, 9:27:24 AM
Tagline là một phần không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Mỗi khi nhắc đến tagline, nhiều người lại nhầm lẫn thuật ngữ này với slogan. Để biết tagline là gì cũng như cách tạo tagline gây ấn tượng với khách hàng, hãy cùng Gofiber theo dõi trong bài viết dưới đây. 
Những điều cần biết về tagline.
Những điều cần biết về tagline.

Kinh doanh không thể thiếu website! Thuê VPS cấu hình mạnh, hiệu năng cao, chi phí thấp để sở hữu website WordPress miễn phí và và kiếm tiền online ngay hôm nay!

Tagline là gì?

Tagline là một câu ngắn gọn được sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Nó thường xuất hiện trên các clip quảng cáo và chiến dịch tiếp thị. Các marketer thường thiết kế tagline để làm nổi bật sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh cũng như tạo ra ấn tượng đầu tiên về thương hiệu đối với khách hàng.

Tagline là gì?
Tagline là gì?

Sự khác nhau giữa tagline và slogan

Khi mới làm quen với marketing, chúng ta dễ dàng nhầm lẫn taglineslogan là một. Tuy nhiên trên thực tế, chúng được triển khai với mục đích khác nhau. 

Một câu slogan chứa trong nó một thông điệp hoặc tầm nhìn của doanh nghiệp, nhằm thuyết phục khách hàng tin và sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Trong khi nhiệm vụ của tagline là củng cố niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Nó thường ngắn gọn, dễ nhớ và thay đổi theo từng giai đoạn của chiến dịch Marketing. Theo đó,  tagline được sử dụng cùng với slogan để định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách mạnh mẽ hơn.

Tagline là những câu ngắn gọn hơn slogan và xuất hiện trong từng giai đoạn Marketing khác nhau của doanh nghiệp.
Tagline là những câu ngắn gọn hơn slogan và xuất hiện trong từng giai đoạn Marketing khác nhau của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của tagline đối với doanh nghiệp

Tagline của một thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và thể hiện bản sắc của doanh nghiệp. Nó có thể giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, tagline còn giúp tăng tính nhận thức và đánh giá tích cực thương hiệu, đồng thời củng cố niềm tin nơi khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có tagline để củng cố niềm tin về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có tagline để củng cố niềm tin về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Các loại tagline phổ biến

  1. Tagline khơi gợi: Tagline này thường dùng để tạo sự tò mò, gây chú ý cho khách hàng. Ví dụ: “Điều gì sẽ xảy ra nếu...?”.
  2. Tagline mệnh lệnh: Là tagline sử dụng lời khuyên hoặc lời kêu gọi hành động. Ví dụ: “Hãy thử ngay hôm nay!”.
  3. Tagline mô tả: Thường mô tả ngắn gọn sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp khách hàng hiểu được giá trị của sản phẩm. Ví dụ: “Nước ép tươi ngon miệng”.
  4. Tagline cụ thể: Chỉ ra những đặc tính riêng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: “Sản phẩm không chứa chất bảo quản”.
  5. Tagline so sánh nhất: Khẳng định vị trí số 1 của mình, khiến khách hàng hiểu rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn là tốt nhất so với các sản phẩm/dịch vụ cùng lĩnh vực. Ví dụ: “Sản phẩm bán chạy số 1 trên thị trường”.

Một số tagline của thương hiệu lớn

  • OMO: Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn
  • Vinamilk: Vươn cao Việt Nam, Vì thế hệ tương lai vượt trội…
  • L’Oréal: Because You’re Worth It (Vì bạn xứng đáng)
  • Audi: Vorsprung durch technik (Sự tiến bộ thông qua công nghệ)
  • Highlands Coffee: Những cánh tay xanh, Mạnh mẽ làm điều mình yêu…
câu tagline của audi
Câu tagline của Audi.

Cách tạo tagline thu hút khách hàng

Sau khi đã phân biệt tagline và slogan, chúng ta cùng đến các tạo tagline thu hút khách hàng tiềm năng ngay sau đây:

Những cách tạo tagline ấn tượng và thu hút.
Những cách tạo tagline ấn tượng và thu hút.

Xác định đúng đối tượng khách hàng

Như bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, để đạt kết quả tốt nhất, điều đầu tiên là bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình. Hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết kế tagline thể hiện đúng giá trị và phát ngôn của công ty.

Xác định từ khóa chính

Để tạo tagline thu hút, bạn cần nghiên cứu và liệt kê danh sách từ khóa liên quan đến thương hiệu và ngành nghề của bạn, sau đó tạo ra các câu tagline sử dụng các từ khóa thu thập được để có thêm nhiều ý tưởng. Sau đó, bạn có thể tinh chỉnh ý tưởng bằng cách tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc các đối tác chuyên môn để hoàn thiện tagline.

Tập trung vào lợi ích đem lại cho khách hàng

Tagline cần được sử dụng những từ ngữ ngắn gọn và dễ nhớ để truyền tải một cách rõ ràng giá trị và lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, câu tagline cần thể hiện rõ lý do vì sao khách hàng nên lựa chọn thương hiệu của doanh nghiệp cũng như nhấn mạnh những kết quả tích cực mà khách hàng sẽ nhận được sau khi trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Đảm bảo tagline ngắn gọn

Tagline được coi như một loại nhãn dán nhỏ đặt cùng với logo của thương hiệu, giúp khách hàng nắm bắt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách nhanh chóng và ngắn gọn nhất. Do đó, một câu tagline ngắn gọn, súc tích, hài hòa với logo thương hiệu sẽ khiến khách hàng ấn tượng và quan tâm đến thương hiệu hơn. Để tạo ra những câu khẩu hiệu độc đáo và dễ nhớ, các tagline có thể được sử dụng dựa trên kỹ thuật như gieo vần, câu đa nghĩa, từ láy…

Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu

Một trong những cách tạo tagline thu hút khách hàng là tránh sử dụng ngôn ngữ chuyên môn quá phức tạp để truyền đạt thông điệp. Hãy chọn từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để khách hàng có thể ghi nhớ cũng như hiểu rõ hơn ý nghĩa của tagline.

>>>Xem thêm: Logo là gì? 7 bước thiết kế logo chuyên nghiệp

Sáng tạo tagline ấn tượng

Để tạo nên một tagline thú vị và hiệu quả, bạn cần sử dụng những từ ngữ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn. Song dù sáng tạo đến đâu bạn nên đảm bảo rằng nội dung phải dễ hiểu và truyền tải được thông điệp của thương hiệu một cách rõ ràng.

Đảm bảo tagline thân thiện với người dùng

Để khách hàng cảm thấy tin tưởng và nhớ đến thương hiệu, câu tagline cần được sử dụng các từ/cụm từ thân thiện, chân thành với người dùng. Qua đó, nó sẽ có khả năng thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Vậy là chúng ta đã hiểu tagline là gì cũng như cách tạo tagline thu hút khách hàng rồi đúng không nào. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ mục đích sử dụng slogan và tagline để giúp chiến dịch Marketing hiệu quả hơn. Đừng bỏ qua các kiến thức Marketing hữu ích trong mục Marketing của Gofiber bạn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bùi Diệu Quế, một content creator SEO đam mê công nghệ. Tôi tin rằng công nghệ là một công cụ mạnh mẽ để khám phá và thay đổi thế giới. Với niềm đam mê với SEO và nội dung, tôi tận dụng sự phát triển không ngừng của công nghệ để tạo ra nội dung chất lượng và tối ưu hóa tìm kiếm. Tôi mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về SEO, công nghệ và những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!