Lịch sử của ngành thương mại điện tử bắt đầu từ những ngày đầu Internet xuất hiện. Với khởi đầu nhỏ chỉ với một chiếc máy tính và bán hàng online, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt và trở thành ngành công nghiệp tỷ đô. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ thương mại điện tử là gì? Và vai trò của thương mại điện tử đối với nền kinh tế như thế nào nhé?
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (hay E-commerce) là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. Nó bao gồm tất cả những nhà bán lẻ và các doanh nghiệp sử dụng nền tảng thương mại điện tử hoặc các trang web riêng để quảng bá sản phẩm, xử lý đơn hàng và phục vụ khách hàng.
Ước tính vào năm 2022, có hơn 2.14 tỷ người trên thế giới tham gia mua hàng online. Và các giao dịch trên nền tảng E-commerce đang tăng trưởng chóng mặt với tốc độ 29% mỗi năm.
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của ngành thương mại điện tử
- 1979: Doanh nhân Michael Aldrich phát minh ra hình thức mua sắm điện tử.
Hình thức mua sắm online được công bố lần đầu bởi doanh nhân Michael Aldrich ở Anh. Ông là người phát minh ra các giao dịch trực tuyến bằng cách kết nối chiếc TV đã được sửa với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại. Công nghệ này đã giúp dữ liệu thanh toán truyền nhanh và an toàn hơn. Đây là nền tảng cho thương mại điện tử hiện đại.
- 1982: Công ty thương mại điện tử đầu tiên hình thành
Đến năm 1980, hệ thống này ra mắt thị trường và được các doanh nghiệp B2B khắp châu u mua lại. Nổi bật nhất là công ty Boston Computer Exchange ra đời vào năm 1982.
- 1995: Amazon ra mắt
Đánh dấu lớn nhất cho ngành E-commerce chính là sự thành lập của Amazon. Jeff Bezos đã sáng lập Amazon và giờ đây trở thành thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Ban đầu, đây là một nền tảng điện tử dành cho sách. Và cũng trong năm 1995, giao thức bảo mật SSL ra đời giúp việc bán hàng trực tuyến an toàn hơn.
- 1998: Paypal ra đời với tư cách là nền tảng thanh toán thương mại điện tử đầu tiên.
- 2000: Google ra mắt tính năng Google Adwords
Google Adwords mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành quảng cáo trực tuyến. Đây là công cụ đầu tiên cho phép những nhà bán lẻ quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng trên Google. Và đây cũng là sự mở đầu của PPC - Pay per click (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột).
- 2020: Đại dịch COVID-19 thúc đẩy các giao dịch thương mại điện tử tăng đến 77%
COVID-19 đã thay đổi cách thức mua sắm của nhiều người tiêu dùng, thúc đẩy họ mua sắm online nhiều hơn bao giờ hết. Và vào năm 2020, các giao dịch thương mại điện tử đạt đến 82.5 tỷ đô la, tăng 77% so với năm 2019.
Những ưu điểm của thương mại điện tử
Có rất nhiều lý do tuyệt vời mà thương mại điện tử đem đến cho những ai mới bắt đầu kinh doanh.
Tiện lợi và linh hoạt
E-commerce cho phép khách hàng có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi. Chỉ với vài cú click chuột, khách hàng đã có thể lựa chọn và mua hàng nhanh chóng. Ngay cả khi bạn không thể xử lý đơn hàng ngay lập tức, khách hàng vẫn có thể vào website hay cửa hàng online của bạn để đặt đơn.
Lựa chọn đa dạng
Không giống như một cửa hàng thực tế, một trang thương mại điện tử không bao giờ bị giới hạn bởi vị trí thực. Kinh doanh online giúp bạn tăng kho sản phẩm nhiều nhất có thể mà không phải lo về kho hàng. Thế nên, bạn có thể tự do kinh doanh nhiều mặt hàng, phù hợp với khả năng của mình.
Tiết kiệm thời gian và năng lượng
Không cần tốn thời gian đến trực tiếp cửa hàng để mua sắm. Giờ đây, với các cửa hàng online, cả khách hàng và người bán đều có thể tiết kiệm thời gian và chi phí. Khách hàng vẫn biết rõ đặc tính, công dụng và hình ảnh chân thực của sản phẩm ngay tại nhà.
Tận dụng công nghệ số
Mở rộng quy mô kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến thật dễ dàng. Tiềm năng tăng trưởng của E-commerce không bao giờ bị giới hạn. Bạn có thể tận dụng công nghệ số để mở rộng phạm vi quảng cáo sản phẩm và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng. Thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Adwords, bạn có thể quảng bá cửa hàng hiệu quả.
Khả năng tùy chỉnh và cá nhân hóa
Với các nền tảng thương mại điện tử, bạn có thể tự do thiết kế và xây dựng cửa hàng online theo đúng sở thích và có thương hiệu riêng. Việc thay đổi giao diện web và thiết kế ảnh sản phẩm cực dễ dàng với nhiều template hấp dẫn.
Phạm vi tiếp thị toàn cầu
Nếu như trước đây, một doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận tệp khách đến mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Vậy thì ngày nay, với thương mại điện tử, bạn có thể tiếp cận với khách hàng trên khắp thế giới. Chỉ cần người mua có thẻ tín dụng và kết nối internet là đã có thể mua sắm dễ dàng. Cho dù bạn bán các sản phẩm vật lý hay sản phẩm số, việc kinh doanh cũng đơn giản và uy tín hơn nhiều.
Giảm chi phí vận hành
Tạo và duy trì một cửa hàng online tốn ít chi phí hơn so với việc vận hành cửa hàng truyền thống. Bạn có thể dễ dàng bắt đầu kinh doanh trên nền tảng E-commerce mà không cần phải thuê mặt bằng, nhân viên hoặc phải có kho hàng lớn. Từ đó, giảm chi phí vận hàng khá nhiều. Bán hàng online nghĩa là cửa hàng của bạn sẽ được mở 24/7 mà không cần phải có nhân viên trực như cửa hàng thực tế.
Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng
Với mức độ sử dụng mạng lưới Internet ngày càng nhiều và sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội. Bạn dễ dàng tiếp cận và trực tiếp kết nối với nhiều đối tượng khách hàng mới mà không cần trả nhiều tiền quảng cáo. Bạn có thể sử dụng nhiều công cụ tiếp thị sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Những thách thức của thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi thế đáng kể, kinh doanh online trên các nền tảng E-commerce vẫn gây ra khá nhiều thách thức.
Tương tác trực tiếp bị hạn chế
Tương tác mặt đối mặt cực kỳ quan trọng với nhiều ngành, đặc biệt là kinh doanh. Tùy thuộc vào sản phẩm và dịch vụ, có thể khó để thể hiện nét riêng biệt của thương hiệu và phong cách bán hàng khi tất cả đều xảy ra trên Internet. Một thách thức nữa là vẫn còn nhiều người tiêu dùng ngần ngại chi tiêu khi chưa được nhìn thấy sản phẩm trực tuyến và không tin tưởng vào hình thức thanh toán online.
Những khó khăn về công nghệ
Công nghệ liên tục thay đổi và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại điện tử phải theo kịp xu hướng phát triển. Ngoài ra, những vấn đề kỹ thuật ngoài tầm kiểm soát cũng có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu. Một trục trặc nhỏ về Internet hoặc ổ cứng có thể làm bạn tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Đòi hỏi đáp ứng khách hàng liên tục
Kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử đòi hỏi khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng và chính xác. Hơn nữa, mua sắm online cũng khiến khách hàng bớt trung thành hơn và đòi hỏi một chiến lược quảng cáo chuyên nghiệp.
Khó bảo mật dữ liệu
Việc bảo mật thông tin của các trang mạng xã hội hay trên các nền tảng E-commerce có thể khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Nếu website của bạn bị lỗi, bạn sẽ không thể cung cấp các sản phẩm mà bạn đang bán và mất doanh số bán hàng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành "con mồi" của những tin tặc độc hại và đánh cắp thông tin khách hàng. Bạn sẽ khó quản lý và đối phó với nhiều rủi ro mạng như lừa đảo trực tuyến,...
Khó vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng trên quy mô lớn.
Khi bạn mới bắt đầu việc kinh doanh online, việc đóng gói và vận chuyển đơn hàng cũng có thể khá đơn giản. Thế nhưng, khi doanh nghiệp ngày càng phát triển và càng có nhiều đơn mỗi ngày, bạn sẽ mất thời gian hơn để xử lý đơn hàng. Hơn nữa, bạn cũng phải tìm một đơn vị vận chuyển thích hợp, đáp ứng các tiêu chí chính là giá thành rẻ và vận chuyển nhanh chóng, không làm hư hỏng hàng hóa. Đây cũng là một thách thức khi bán hàng trực tuyến.
Cạnh tranh gay gắt
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của E-commerce, hiện nay có hàng nghìn cửa hàng online. Điều này có thể gây ra sự cạnh tranh lớn cho nhiều doanh nghiệp để trở nên nổi bật. Thế nhưng, đừng để tính cạnh tranh khiến bạn nản lòng. Thay vào đó, tập trung vào chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tốt ngay từ đầu. Với các kế hoạch marketing thích hợp, doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng đạt được sức hút và chiếm được chỗ đứng trên thị trường.
Sự phức tạp về luật pháp và quy định
Với bất cứ doanh nghiệp trực tuyến nào bán hàng ở nhiều lãnh thổ, bạn sẽ phải tuân thủ các quy định pháp lý và quy định liên quan đến việc kinh doanh online. Bao gồm cả việc bảo vệ người tiêu dùng, quản lý thông tin cá nhân… Hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ phải tuân theo quy định tại các quốc gia và nơi cư trú của người tiêu dùng. Điều này cũng gây ra khó khăn trong quy trình kế toán và thuế.
Vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn tất tần tật các thông tin về thương mại điện tử là gì. Thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thúc đẩy các hoạt động kinh doanh online. Hy vọng rằng, với các chia sẻ này, bạn sẽ bán hàng tốt trên nền tảng E-commerce.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quá trình mua hàng từ Alibaba.com về Việt Nam
Vai trò của thương mại điện tử đối với nền kinh tế thị trường
Thương mại điện tử có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Nó đóng góp vào sự phát triển của các hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng cường sự cạnh tranh, tạo ra công ăn việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Nếu xét ở khía cạnh doanh nghiệp và mở rộng thị trường thì thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng trên khắp thế giới mà trước đây không thể được tiếp cận. Điều này giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, do chỉ cần đủ để vận hành online nên doanh nghiệp cũng sẽ có thể giảm các chi phí vận hành như chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí quảng cáo và chi phí lưu kho.
Mặt khác, thương mại điện tử tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận với thị trường toàn cầu và cạnh tranh với các công ty lớn hơn. Sự cạnh tranh và phát triển này thúc đẩy tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội, nhất là trong lĩnh vực như thiết kế website, quảng cáo trực tuyến, lưu trữ đám mây, và vận hành website.
Thương mại điện tử còn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của con người nhiều hơn khi giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi mua sắm. Nó cung cấp cho người tiêu dùng một lượng lớn thông tin về sản phẩm và dịch vụ, giúp họ đưa ra quyết định mua sắm thông minh hơn.
Tóm lại, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.