Bán hàng online qua các kênh thương mại điện tử ngày càng phổ biến và có tính cạnh tranh cao. Và với những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng e-commerce chắc hẳn đã từng nghe đến khái niệm dropshipping. Vậy dropship là gì? Có nên sử dụng dịch vụ dropshipping hay không? Hãy cùng giải đáp mọi thắc mắc thông qua bài viết này nhé.
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một mô hình cho phép những doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử thuê đơn vị thứ ba thực hiện các hoạt động sản xuất, lưu kho và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp bên thứ ba sẽ tiến hành quy trình hoàn thiện đơn hàng. Trong một vài thỏa thuận về dịch vụ dropship, người bán sẽ là bên tiếp thị và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Còn dropship sẽ là bên quản lý hàng hóa và hoàn thành đơn hàng.
Mô hình kinh doanh dropship thu hút rất nhiều người bán ít vốn trên nền tảng e-commerce. Bởi vì nó giảm thiểu đáng kể chi phí hoạt động và chi phí quản lý chung. Thế nhưng, với những doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu riêng hay tạo điểm khác biệt cho sản phẩm thì dropshipping sẽ có những bất lợi nhất định.
Dropshipping hoạt động như thế nào?
Vậy là bạn đã có câu trả lời tương đối cho câu hỏi dropship là gì rồi đấy. Nếu bạn thắc mắc quy trình hoạt động của dropshipping như thế nào? Thì khi bạn làm việc với nhà cung cấp dịch vụ dropship, bạn sẽ trả tiền cho họ để hoàn thành đơn hàng khi có đơn hàng. Quy trình chính xác của dropshipping còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của từng doanh nghiệp. Thế nhưng thường tuân theo trình tự:
- Nhà cung cấp dịch vụ dropship sẽ tìm tự sản xuất sản phẩm hoặc tìm nguồn hàng
- Hai bên sẽ ký thỏa thuận với nhau
- Đơn vị dropshipping sẽ nhập hàng và lưu kho Các doanh nghiệp tự quản lý website thương mại điện tử.
- Khách hàng đặt mua sản phẩm và tiến hành thanh toán.
- Doanh nghiệp chuyển đơn hàng đến các đơn vị dropship.
- Các bên thứ ba thực hiện dịch vụ dropshipping chuẩn bị đơn hàng và vận chuyển sản phẩm.
Với quy trình này, bạn sẽ gửi đơn đặt hàng đến cho các đơn vị dropship, sau đó thông báo cho khách hàng biết sản phẩm đang được vận chuyển. Doanh nghiệp không thể quản lý giai đoạn còn lại của quá trình thực hiện đơn hàng.
Trên pháp lý, nhà bán hàng được xác định là người bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối. Ngay cả khi có bên thứ ba tiến hành lưu kho và vận chuyển hàng, doanh nghiệp vẫn là nhà bán hàng vì đó là đơn vị sở hữu sản phẩm trước khi được giao đến tay khách hàng.
Các bên tham gia chính
Có thể thấy rõ, có hai bên tham gia chính vào mô hình dropshipping. Vậy vai trò của mỗi bên ở dịch vụ dropship là gì?
Nhà sản xuất
Đây là đơn vị tạo ra sản phẩm để cung cấp cho những nhà bán sỉ và bán lẻ. Bạn có thể đặt mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Thế nhưng, một số bên sản xuất chỉ cho phép mua một khối lượng lớn sản phẩm. Lúc này, số tiền mua hàng có thể là rào cản với những cá nhân và doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh hoặc muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Thế nên, nhiều nhà sản xuất cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ dropshipping.
Nhà bán sỉ
Trong một chuỗi cung ứng sản phẩm điển hình, nhà bán sỉ sẽ tiến hành mua hàng từ nhà sản xuất và bán lại cho nhà bán lẻ với một mức chênh lệch thấp. Là đơn vị trung gian, nhà bán sỉ không trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Thế nhưng, chọ có thể cung cấp dịch vụ dropship đến các nhà bán lẻ. Thế nên, các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử cần xác định đơn vị cung cấp dịch vụ dropshipping phù hợp với mô hình kinh doanh và yêu cầu xử lý đơn hàng.
Ưu và nhược điểm của dropshipping
Với bất cứ hình thức kinh doanh nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm. Và hình thức dropshipping trên các sàn thương mại điện tử cũng vậy. Dưới đây là các ưu và nhược điểm mà doanh nghiệp cần cân nhắc liệu dịch vụ dropshipping có phù hợp với doanh nghiệp mình hay không.
Ưu điểm:
- Giảm thiểu chi phí: Bởi vì doanh nghiệp không phải lưu kho hay vận chuyển sản phẩm. Thế nên, mô hình dropship giảm thiểu chi phí vận hành chung. Đặc biệt, với những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh với vốn đầu tư thấp thì có thể lựa chọn dịch vụ dropshipping. Bởi vì doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất và nguồn lực để xử lý các đơn hàng.
- Dễ dàng bán hàng đa kênh: Với mô hình dropshipping, bạn có thể sử dụng để bán hàng đa kênh. Bao gồm bán hàng qua các trang Ecommerce, tại website riêng của bạn hay qua các kênh truyền thông xã hội. Với dropshipping, bạn xử lý mọi đơn hàng nhanh chóng, linh hoạt từ bất cứ đâu. Nhờ vậy mà bạn có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi.
- Dễ dàng mở rộng quy mô: Thông qua mô hình dropship, bạn có thể hợp tác dễ dàng với nhiều nhà cung cấp. Nhờ vậy, doanh nghiệp của bạn có thể chấp nhận nhiều đơn hàng hơn mà không phải lo việc dự trữ hàng tồn, lưu kho và đóng gói.
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm: Mô hình dropshipping hạn chế nhà bán hàng tham gia vào quá trình xử lý các đơn hàng. Thế nên, bạn khó kiểm soát chất lượng sản phẩm theo mong muốn.
- Khó xây dựng thương hiệu cá nhân: Bởi dropshipping là dịch vụ thuê ngoài nên sản phẩm mà cửa hàng bạn bán không phải là độc nhất hay khác biệt với những sản phẩm tương tự của các nhà bán hàng khác. Thế nên, rất khó để có thể khiến sản phẩm của bạn trở nên độc đáo và khác biệt.
- Biên lợi nhuận thấp: Việc không có sự khác biệt nhiều về sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp cạnh tranh gay gắt về giá. Bán hàng với một mức giá thấp có thể khiến lợi nhuận của bạn thấp hơn.
- Khó quản lý hàng lưu kho: Nếu thuê dịch vụ dropship, bạn có thể sẽ không được bên thứ ba cập nhật về lượng hàng có sẵn trong kho. Thế nên, đôi khi khách hàng đặt mua mà sản phẩm hết hàng thì có thể gây trải nghiệm kém cho người tiêu dùng. Kéo theo đó có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và làm giảm lượng đơn trong tương lai.
- Khó tham gia chương trình khuyến mãi: Lựa chọn mô hình dropshipping để kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, bạn có thể bị giới hạn việc chạy các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt. Chẳng hạn như chương trình mua 2 tặng 1, giao hàng miễn phí,...
Đánh giá dịch vụ dropshipping với doanh nghiệp
Có thể thấy, dropshipping là mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử thuê đơn vị thứ ba lưu kho và vận chuyển sản phẩm. Dịch vụ này thực sự phù hợp và hấp dẫn với những doanh nghiệp ít vốn và muốn bán những mặt hàng đại trà. Thế nhưng, dropship sẽ hạn chế cơ hội nếu doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hoặc đem đến sự khác biệt cho sản phẩm. Thế nên, những doanh nghiệp lựa chọn mô hình dropshipping có thể gặp khó khăn về việc cạnh tranh về giá và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp.
Tiềm năng tạo việc làm và thêm thu nhập cho cá nhân
Hiện nay, dịch vụ dropshipping ngày càng phát triển và phổ biến trên toàn thế giới. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ để các cá nhân bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình.
Với hình thức dropshipping, bạn chỉ cần tập trung vào các mảng marketing hay quảng cáo sản phẩm để thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Khi có đơn hàng mới, bạn chỉ cần chuyển thông tin đến các đơn vị cung cấp và họ sẽ tự chuẩn bị cho khâu đóng gói và vận chuyển. Dropshipping vừa tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho các bên thứ ba liên quan. Và lợi nhuận mà các cá nhân thu được là sự chênh lệch giữa giá bán mà nhà cung cấp đưa cho bạn và giá bán mà bạn đưa ra, sau khi trừ đi những khoản chi phí marketing.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về mô hình dropship là gì. Từ đó bạn có thể bắt đầu hình thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp của mình.