Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo
Nhiều người cho rằng, khái niệm “trí tuệ nhân tạo” chỉ vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên vào mùa hè năm 1956 khi John McCarthy mô tả ngành khoa học kỹ thuật thông minh mô phỏng hành vi con người tại Hội nghị Dartmouth. Trước đó, không ít nhà khoa học xuất bản bài báo về mạng nơ ron - tiền thân của AI hiện nay.
Những công nghệ AI đầu tiên và lời hứa hẹn từ nhà sáng lập
-
Vào năm 1956, nhà khoa học máy tính John McCarthy đã đánh dấu chính thức cho sự ra đời của trí tuệ nhân tạo tại Hội nghị Dartmouth.
-
Năm 1966, robot di động đa dụng đầu tiên được chế tạo tại Đại học Stanford, robot này có thể tự suy luận về những hành động của chính nó.
-
Năm 1970, WABOT-1 là con robot đầu tiên hình người được chế tạo tại Đại học Waseda - Nhật Bản. Con robot này bao gồm một hệ thống điều khiển tay chân, một hệ thống hiển thị và một hệ thống trò chuyện.
-
Năm 1986, chiếc ô tô không người lái đầu tiên được trang bị cảm biến, camera đã được chế tạo tại Đại học Bundeswehr.
-
Năm 2000, robot hình người ASIMO đi nhanh như con người, giao tiếp với khách hàng trong bối cảnh nhà hàng.
-
Năm 2002, robot hút bụi tự động đầu tiên xuất hiện trong các ngôn nhà,
-
Năm 2006, AI xuất hiện trong ngành kinh doanh, một số công ty như Netflix, Facebook sử dụng AI.
-
Năm 2011, trợ lý ảo Siri của Apple ra đời.
-
Năm 2014, trợ lý ảo Alexa của Amazon ra đời.
-
Năm 2016, “công dân robot” đầu tiên tên Sophia có khả năng nhận dạng khuôn mặt, giao tiếp và thể hiện cảm xúc.
-
Năm 2021, OpenAI dựa vào GPT-3 để tạo DALL-3 tạo hình ảnh từ văn bản.
-
Năm 5/2022 DeepMind tạo một hệ thống AI đa phương để thực hiện hàng trăm nhiệm vụ như tạo chú thích, chơi game, xếp khối…
-
Năm 11/2022, ChatGPT được OpenAI phát hành có khả năng tương tác với người dùng dưới dạng đàm thoại, đưa ra câu trả lời một cách tự nhiên. Kể từ khi ChatGPT phát hành, một cuộc đua nghiên cứu và phát triển AI diễn ra trên toàn cầu với sự tham gia của nhiều “ông lớn công nghệ” như Google, Baidu,...
Nhiều năm trước, khi khái niệm trí tuệ nhân tạo vẫn chưa bùng nổ như hiện nay, không ít nhà khoa học cho rằng “trí tuệ nhân tạo không thay thế con người, ngược lại nó còn tạo thêm nhiều việc làm khác”. Hay như Jack Ma, nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba đã từng cho rằng “AI sẽ mở ra một chương mới cho thế giới, mọi người sẽ hiểu bản thân mình hơn là thế giới bên ngoài”.
Nhưng ngược lại, có không ít ông lớn cũng đưa ra những lo ngại, như Hawking từng nói với hãng BBC News năm 2014 “Sự phát triển của AI có thể hủy diệt nhân loại”.
Dù là dưới góc nhìn nào đi nữa, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, sự phát triển của tương lai chắc chắn sẽ có sự góp mặt của AI. Và việc dùng nó như thế nào hoàn toàn đều phụ thuộc vào con người.
Công cụ ChatGPT
Kể từ khi ChatGPT ra mắt người dùng, vấn đề “trí tuệ nhân tạo thay thế con người” nóng hơn bao giờ hết. Chương trình này cho phép bạn trả lời câu hỏi ở nhiều khía cạnh khác nhau, thậm chí là viết code, làm khóa luận, nghiên cứu khoa học… Nếu như trước đây bạn phải mất nhiều thời gian tìm kiếm thông tin trên Google thì nay bạn chỉ cần thực hiện một số câu hỏi, yêu cầu thì ChatGPT sẽ trả lời ngay chỉ với vài giây.
Kể từ sau khi ChatGPT ra đời, không ít tranh cãi xoay quanh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo thay thế con người. Nhất là khi không ít người dùng “khai phá” được rất nhiều tiềm năng của nó, chẳng hạn như đã có sinh viên hoàn thành xong khóa luận chỉ trong 23h nhờ vào ChatGPT. Nhiều lo ngại khác như “ChatGPT làm con người lười tư duy hơn” hay “ChatGPT khiến một số công việc biến mất”.
Nói như vậy không có nghĩa là công cụ AI không hữu ích đối với con người. ChatGPT giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thông tin, đặc biệt là những thông tin có dữ liệu, nghiên cứu khoa học. Thậm chí, nếu bạn đang bí ý tưởng và cần một “trợ lý toàn năng” để hỗ trợ thì ChatGPT cũng có thể giúp bạn gợi ý ý tưởng, lên nội dung tóm gọn hoặc thậm chí là giúp bạn giải bài tập, hỗ trợ dự án công việc.
>> Xem thêm: Cách đăng ký và sử dụng tài khoản ChatGPT Plus hiệu quả
Có sự giao thoa nào giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người không?
Trí tuệ nhân tạo AI có thể coi là “con dao hai lưỡi” đối với nhân loại. Thế nhưng, bất kỳ “con dao” nào thì nó tốt hay xấu cũng đều phụ thuộc vào người sử dụng.
Lợi ích không thể bàn cãi của trí tuệ nhân tạo
Trước khi bàn đến trí tuệ nhân tạo thay thế con người, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, công nghệ này đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Nhiều công việc độc hại, nhàm chán được AI hỗ trợ thực hiện, điển hình như:
-
Hỗ trợ lên ý tưởng cho con người: ChatGPT hay Notion AI là hai trong nhiều công cụ hỗ trợ lên ý tưởng cực kỳ hiệu quả hiện nay. Con người chúng ta không phải lúc nào có đủ năng lượng để tạo thêm ý tưởng, nhưng AI thì khác. Bạn hoàn toàn có thể gợi ý để các công cụ này giúp bạn lên ý tưởng cho blog, thiết kế một ngày làm việc, quay dựng video hay thậm chí là kịch bản của cả một vở kịch sân khấu hấp dẫn.
-
Hạn chế rủi ro trong công việc: AI có thể phát hiện những vấn đề sai, chẳng hạn như đoạn code, nguy cơ thiên nhiên, chiến tranh, rủi ro về giao thông, kinh doanh… Nhờ đó, con người có thể lên kế hoạch phòng tránh các rủi ro này tốt hơn.
-
Cầu nối ngôn ngữ thế giới: AI có thể dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác chỉ với vài giây. Tất nhiên, nó không thể giúp con người thành thạo 1 ngôn ngữ mới chỉ trong vài giờ nhưng chắc chắn nó sẽ là công cụ hỗ trợ bạn học, đọc ngôn ngữ khác nhanh chóng hơn.
-
Tiết kiệm sức lao động: nếu bạn đã từng thử sử dụng AI, điển hình như Notion AI, ChaGPT thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng, công nghệ này tiết kiệm rất nhiều thời gian trong công việc cá nhân. Chẳng hạn như trong học tập, nếu trước đây bạn phải mời 1 gia sư toán thì nay bạn có thể trực tiếp biến ChatGPT thành “giáo viên” cho bạn.
Nhiều công việc biến mất hoặc đang dần bị thay thế
Không ít người cảm thấy bị “đe dọa” khi trí tuệ nhân tạo đang dần thực hiện được rất nhiều công việc. Vấn nạn này trái ngược hoàn toàn với những hứa hẹn như “AI sẽ tạo nhiều công việc mới” hay “nó sẽ không đe dọa hay thay thế hoàn toàn con người”. Nhưng thực tế thì chưa hẳn vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau khi ChatGPT ra mắt và cuộc đua AI bắt đầu, nhiều công việc biến mất, kéo theo đó là không ít ngành nghề bị giảm công việc, nhân viên bị trả lương thấp đi.
Gần đây nhất là vấn đề họa sĩ truyện tranh đang bị cắt giảm lương do 90% công việc vẽ AI đều đã làm được. Cụ thể, nhiều họa sĩ truyện tranh, họa sĩ minh họa bị cắt giảm lương. Công việc của họ từ vẽ nhân vật trở thành “chỉnh sửa những nét AI không làm được”.
Hay cuộc biểu tình chống ứng dụng công nghệ AI trong điện ảnh tại Mỹ và các nước phương Tây. Khi nhiều studio làm phim quyết định chỉ lấy mặt diễn viên (hầu hết là diễn viên quần chúng hoặc không có tên tuổi) để ghép vào phim khác. Điều tệ ở chỗ là người bị lấy hình ảnh không được trả bất kỳ khoản phí nào khi hình ảnh của họ được sử dụng. Tình trạng này khiến nhiều diễn viên phản đối, thực hiện nhiều cuộc biểu tình, kéo theo đó là ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ và phương Tây đang bị đình trệ.
Ở hai ví dụ trên, cả hai đều thuộc lĩnh vực mà trước đó nhiều người đánh giá AI sẽ khó “tiếp cận” được nhất vì chúng liên quan đến nghệ thuật. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, nhiều người làm trong lĩnh vực nghệ thuật đang dần bị thay thế và còn nhanh hơn cả các ngành nghề khác.
Sự phát triển của AI đều dựa trên con người
AI dù có thông minh đến đâu, chúng có thể tự học hỏi nhưng sự phát triển của nó cũng phải dựa trên trí tuệ của loài người. Một viễn cảnh như những bộ phim “tận thế” khi con người bị robot thống lĩnh có thể xảy ra nhưng không có nghĩa một viễn cảnh về thế giới khi con người và AI chung sống hòa thuận, làm việc cùng nhau không thể có.
Để tránh những giả định xấu nhất, như công việc con người bị thay thế, thất nghiệp, biểu tình hay tệ hơn là chống đối, mâu thuẫn giữa con người và AI thì rõ ràng mỗi con người chúng ta cần có ý thức, tính học hỏi những điều tốt đẹp của công nghệ. Vì vấn đề nào cũng có hai mặt, không công cụ nào được sinh ra với mục đích xấu cả. Chỉ khi con người có sự thấu hiểu, có hành vi tích cực thì những công cụ “vô tri” nhất cũng có thể “có linh hồn” theo cách riêng.
AI và con người có thể “chung sống” hòa bình?
Dù phản đối hay chấp nhận, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng, tương lai sắp tới, AI sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống con người. Vậy liệu rằng con người và AI có thể chung sống dưới một “mái nhà” như cái kết của nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng không?
Cần nhiều thời gian để trả lời
Đã gần 1 năm kể từ khi cơn sốt ChatGPT ra đời và tạo nhiều làn sóng khác nhau, từ nhóm người thích thú với nó, những người phản đối cho đến những ông lớn “chạy đua” nhau để tạo những công cụ AI khác hấp dẫn hơn. Đến thời điểm hiện tại, dù nhiều công việc đã được AI thay thế, nhiều người bị cắt giảm lương nhưng theo đó cũng nhiều công việc mới hình thành, nhiều việc làm được giảm bớt sức nặng, tiết kiệm thời gian hơn nhờ vào AI.
Vì vậy, theo quan điểm cá nhân của mình, chúng ta sẽ cần nhiều thời gian hơn để tập làm quen với trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, thay vì chủ động tạo sự “thù hằn” giữa con người và công nghệ thì chúng ta có thể chủ động và có nhận thức hơn trong việc ứng dụng nó trong công việc.
Cốt lõi vẫn là yếu tố “con người”
Như đã nói ở trên và xin nhắc lại một lần nữa, dù AI có thông minh đến đâu, nó cơ bản cũng là sản phẩm do con người tạo ra. Viễn cảnh trí tuệ nhân tạo thay thế con người chắc chắn sẽ xảy ra nhưng thay thế như thế nào? Có tốt hay không? Có gây bất lợi cho con người không đều do chính con người chúng ta quyết định.
Và thay vì chúng ta phản đối hoàn toàn, hãy thử một lần trải nghiệm công nghệ này và tự đưa ra quyết định sử dụng nó đối với bạn. Vì quyết định của mỗi cá nhân đều ảnh hưởng đến tương lai của AI và con người.
Trên đây là những ý kiến riêng của mình về vấn đề liệu trí tuệ nhân tạo thay thế con người là thật hay không và ảnh hưởng như thế nào đối với chúng ta. Hy vọng bạn có thể gửi ý kiến riêng và gửi nó về Gofiber.vn nhé!