Cloud Server là gì? Ưu-nhược điểm, các bước triển khai Cloud Server

Thứ Sáu, 6/16/2023, 10:27:53 AM
Cloud Server là gì? - Cloud Server là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu dựa vào internet. Mô hình này rất được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi không cần đến máy chủ vật lý mà vẫn lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu của mình. Vậy Cloud Server là gì và có những ưu nhược điểm nào? Các bước triển khai để sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về dịch vụ lưu trữ đám mây này cùng Gofiber thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cloud Server là gì? Các tính năng nổi bật của Cloud Server

Có thể nói, khi người dùng sử dụng Cloud Server thì sẽ không cần phải lo lắng về việc nâng cấp phần cứng hay bảo trì thiết bị mà chỉ cần tập trung vào hoạt động kinh doanh của mình. 

Cloud Server là gì?

Cloud Server là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống máy chủ đám mây. Mỗi máy chủ Cloud Server đều được xây dựng tương tự như một cơ sở hạ tầng ảo và có chức năng xử lý, lưu trữ thông tin. Người dùng có thể coi Cloud Server như một máy chủ ảo VPS và nó có khả năng nâng cấp tài nguyên và không cần bảo trì.

Cloud Server giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo hành, chi phí duy trì, uptime cho doanh nghiệp. Và nhất là doanh nghiệp nào đang muốn phát triển kinh doanh thông qua nền tảng internet.

Cloud Server là gì
Cloud Server là gì

Các tính năng của Cloud Server là gì?

Không phải tự nhiên mà Cloud Server lại được nhiều doanh nghiệp yêu thích và lựa chọn đến như vậy. Lý do Cloud Server được yêu thích là bởi nó có nhiều tính năng vượt trội hơn các dạng Server khác, như:

  • Dễ nâng cấp khi cần đến: khi khách hàng cần thêm tài nguyên thì chỉ cần thêm giới hạn cho server hoặc tạo thêm máy chủ ảo mới là được.

  • Luôn sẵn sàng hoạt động: cơ chế tự theo dõi trạng thái từ máy chủ giúp hệ quản trị ảo nếu có gặp sự cố thì sẽ chuyển sang server khác.

  • Trình quản lý thân thiện: giao diện Cloud Server dựa trên nền tảng website 2.0 với đầy đủ tính năng mà người dùng cần đến.

  • Sao lưu dữ liệu: dữ liệu đều được hệ thống Cloud Server backup và lưu hàng tuần dưới dạng các snapshot đảm bảo an toàn tuyệt đối.

  • Truy cập từ xa: đều cung cấp dịch vụ truy cập từ xa cho người dùng.

  • Bảo mật cao: hệ thống bảo mật nhiều lớp kết hợp với bảo mật toàn diện dữ liệu ra và vào trên hệ thống kín.

 

Những tính năng của Cloud Server

Những tính năng của Cloud Server

Các loại Cloud Server phổ biến

Vậy các loại Cloud Server phổ biến nhất hiện nay là những loại nào? Thông thường, hiện nay doanh nghiệp có 3 lựa chọn Cloud Server đạt hiệu quả cao nhất, gồm:

Public Cloud Server

Nhà cung cấp sẽ Public Cloud Host dựa trên cơ sở hạ tầng của mình và mang lại Cloud Server bằng cách dùng đến giao diện website hoặc dùng bảo điều khiển. Mô hình này được nhiều người dùng biết đến và dùng khá rộng rãi. Phổ biến như: Amazon, Google Computer Engine.

Private Cloud Server

Đối với Private Cloud Server, nó tồn tại trong cơ sở hạ tầng riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phân phối máy chủ ảo cho người dùng nội bộ bằng cách cấp cho người dùng mạng cục bộ hoặc cả với người dùng bên ngoài internet.

Cloud Server chuyên dụng

Phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể tùy chọn Cloud Server vật lý. Các máy chủ ảo chuyên dụng dùng khi doanh nghiệp cần thực hiện lớp ảo hóa nhằm tùy chỉnh hay giảm thiểu các mối lo về bảo mật hay hiệu suất đối với máy chủ ảo.

Cloud Server chuyên dụng còn có khả năng xử lý các tùy chọn tính toán với bộ xử lý khác nhau. Nhờ đó, người dùng có thể tùy chọn phiên bản phù hợp nhất cho công việc.

3 loại Cloud Server chuyên dụng nhất hiện nay
3 loại Cloud Server chuyên dụng nhất hiện nay

Đánh giá ưu và nhược điểm của Cloud Server?

Cloud Server được sử dụng nhiều bởi nó có nhiều lợi thế riêng về công nghệ, thậm chí lấn át cả VPS hay Cloud Hosting.

Ưu điểm:

  • Cloud Server hoạt động như một hệ thống máy chủ ảo hỗ trợ số lượng lớn và có ưu thế hơn so với Server riêng lẻ.

  • Hiệu suất hoạt động của Cloud Server tối ưu hơn VPS vì VPS phát triển dựa trên mạng lưới máy chủ vật lý nên tài nguyên bị giới hạn hơn do các yếu tố phần cứng.

  • Độ bảo mật của Cloud Server cao hơn VPS.

Nhược điểm:

  • Nếu so với máy chủ đơn lẻ, Cloud Server chưa an toàn tuyệt đối nhất.

 

Cloud Server có nhiều ưu điểm nên được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Cloud Server có nhiều ưu điểm nên được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn

>> Xem thêm: Các thông số cần lưu ý khi thuê máy chủ ảo VPS

Các phần mềm triển khai Cloud Server

Phía nhà cung cấp Cloud Server có thể dùng một số phần mềm để triển khai máy chủ ảo. Các phần mềm này có thể là Open Source miễn phí hoặc tính phí. Nhờ đó, doanh nghiệp khi triển khai điện toán đám mây nếu ở quy mô nhỏ thì tiết kiệm chi phí hơn.

Một vài phần mềm giúp triển khai Cloud Server mà bạn nên biết đến như:

  • OpenStack: là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí từ NASA và Rackspace hợp tác giúp hỗ trợ công nghệ ảo hóa dựa vào phần cứng VMware, KVM hoặc XEN…

  • Virtuozzo: là giải pháp ảo hóa trên hệ điều hành Linux hay Docker vì không cần nhiều tài nguyên máy chủ, ổ cứng hay thiết bị mạng. Vì thế, nó được nhiều nhà cung cấp giá bình dân lựa chọn.

  • VMware vSphere: giúp doanh nghiệp triển khai IaaS. Nhưng các nhà cung cấp Hosting hoặc VPS rất ít dùng vì nó không phải là giải pháp hữu hiệu cho các Cloud Datacenter lớn.

Vì Cloud Server sử dụng công nghệ điện toán đám mây và triển khai mô theo mô hình IaaS nên mỗi “đám mây” đều cần phối hợp từ nhiều công nghệ ảo hóa máy chủ. Các bước triển khai mô hình Cloud Server sẽ thực hiện theo 3 bước sau:

Ảo hóa máy chủ vật lý

Bước đầu tiên để triển khai mô hình Cloud Server là ảo hóa máy chủ vật lý. Quá trình ảo hóa có hai loại chính gồm Ảo hóa dựa vào phần cứng (Ảo hóa phần cứng) và Ảo hóa thông qua Hệ điều hành (Ảo hóa phần mềm).

Triển khai đám mây

Quá trình triển khai đám mây dùng để đồng bộ chức năng và khả năng bảo mật của Server. Sẽ có 3 chức năng chính mà bạn cần đồng bộ, bao gồm:

  • Computer Virtualization: ảo hóa tính toán, ảo hóa các tài nguyên như RAM, CPU… từ máy chủ vật lý.

  • Network Virtualization: ảo hóa hạ tầng để đáp ứng việc quản lý, cấp phát và lưu trữ tài nguyên trên hệ thống đám mây.

  • Storage Virtualization: ảo hóa lưu trữ bằng cách kết hợp ổ cứng vật lý => ảo hóa => phân chia => cấp phát dạng ổ cứng đám mây.

Ngoài ra, người dùng còn có thể thêm các tính năng như tường lửa để bảo vệ, đồng bộ cho hệ thống Cloud Server.

Vận hành và quản lý

Bước cuối cùng trong triển khai mô hình Cloud Server là bạn cần phân phát, sao chép, lưu, di chuyển, phục hồi các dữ liệu dưới dạng Cloud Server. Thường thì mỗi đơn vị cung cấp sẽ có công nghệ triển khai riêng hoặc dùng phần mềm có sẵn để thực hiện việc vận hành và quản lý.

mô hình Cloud Server
mô hình Cloud Server

Triển khai Cloud Server từ Server vật lý

Để triển khai máy chủ ảo dựa vào máy chủ vật lý thì người dùng cần lưu ý đến các yếu tố như:

  • Phải có từ 2 máy chủ vật lý cùng nhiều ống cứng mạng trở lên.

  • Các kỹ thuật viên và kỹ sư mạng phải có kinh nghiệm cao để quản lý, vận hành, bảo trì và theo dõi toàn bộ hệ thống.

  • Sử dụng Network Hardware để kết nối máy chủ cùng ổ cứng và mạng Internet công cộng.

  • Triển khai công nghệ ảo máy đám mây và máy chủ.

Khi doanh nghiệp triển khai Cloud Server từ Server vật lý thì luôn cần chuẩn bị kinh phí cho công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên, kỹ sư và thiết bị. Nếu doanh nghiệp của bạn nhỏ, chưa có nhiều kinh phí hoặc bạn chỉ đơn giản là muốn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thôi thì nên sử dụng các dịch vụ thuê máy chủ ảo đám mây hoặc VPS giá rẻ  là lựa chọn hợp lý hơn.

Phân biệt VPS và Cloud Server

Tiêu chí

Cloud Server

VPS

Cách hoạt động

Dựa trên nền tảng đã được ảo hóa, các tài nguyên tự động hóa và phân phối thông qua đám mây

Hoạt động như một Server để người dụng tạo ứng dụng hoặc website trên một bộ tài nguyên riêng

Khả năng mở rộng

Dữ liệu không bị giới hạn, chỉ cần nhà cung cấp dịch vụ nâng cấp gói sử dụng

Mở rộng linh hoạt

Tính bảo mật

Khả năng bảo mật có phần khó khăn hơn do lưu trữ trải rộng trên nhiều máy chủ

Mức độ bảo mật tương đối cao, trang web không bị ảnh hưởng khi trang web khác trên máy chủ bị tấn công

Khả năng ổn định

Phát triển dựa trên điện toán đám mây với lượng lưu trữ không giới hạn nên ổn định

Phát triển dựa trên các máy chủ vật lý khác nên nguồn tài nguyên bị giới hạn bởi phần cứng, CPU và RAM

Chi phí

Trả phí cho tài nguyên về CPU, RAM và dung lượng… có thể nâng cấp để tiết kiệm

Trả phí dựa vào cấu hình VPS đã mua.

Giá các dịch vụ thuê VPS rẻ hơn Cloud Server

Phân biệt Cloud Server và Cloud Hosting

Tiêu chí

Cloud Server

Cloud Hosting

Cách hoạt động

Dựa trên nền tảng đã được ảo hóa

Dựa trên nền tảng máy chủ

Khả năng mở rộng

Không giới hạn

Bị giới hạn, nhất là khi có site lớn hoạt động

Khả năng linh hoạt

Cấu hình dễ điều chỉnh, có thể thêm hoặc bớt tài nguyên khi cần

Khó điều chỉnh do phụ thuộc vào máy chủ nhiều

Khả năng quản lý

Quản trị viên có thể quản lý ở mọi nơi, mọi lúc và trên cùng nhiều thiết bị khác nhau

Phải thông qua Hosting Panel

Khả năng ổn định

Nếu server lỗi thì dữ liệu sẽ tự động chuyển qua khu vực lưu trữ khác

Dữ liệu có thể bị ảnh hưởng nếu máy chủ gặp sự cố

Cloud Server hứa hẹn là giải pháp hợp lý cho mọi cá nhân hay doanh nghiệp muốn cải thiện việc lưu trữ dữ liệu cá nhân, nhất là khi đang hướng đến thương mại điện tử. Hy vọng các kiến thức trên từ Gofiber về Cloud Server là gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ điện toán đám mây này.

>> Xem thêm: Cloud hosting là gì? Ưu điểm và nguyên lý hoạt động

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore: Hiệu suất ưu việt, đẳng cấp toàn cầu

Hệ thống VPS Gofiber đặt tại Singapore mang đến hiệu suất vượt trội với công nghệ tiên tiến, đảm bảo băng thông không giới hạn và độ trễ thấp. Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu quả toàn cầu.

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber ra mắt linh vật Gofi Bear - Người bạn đồng hành thân thiện và mạnh mẽ 

Gofiber chính thức ra mắt linh vật Gofi Bear, biểu tượng của sự thân thiện và mạnh mẽ. Gofi Bear không chỉ là người bạn đồng hành đáng yêu mà còn truyền tải tinh thần bền bỉ của thương hiệu.

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!