Hướng dẫn cách gửi sơ đồ trang web lên Google

Thứ Bảy, 7/1/2023, 5:35:53 AM
Gửi sơ đồ trang web lên Google là một trong những cách giúp quá trình SEO website đạt hiệu quả tối ưu hơn. Nhưng làm cách nào để gửi được sơ đồ của website lên Google? Hãy cùng theo dõi phần hướng dẫn dưới đây ngay nhé!

Sơ đồ trang web là gì?

Sơ đồ trang web (Sitemap) sẽ gồm 1 tệp chứa mọi URL của trang web mà bạn đang sở hữu. Các URL chứa trong sơ đồ sẽ thu thập các thông tin của trang web mà bạn muốn Google nhận được. Sự quan trọng của sitemap khiến nó thường được đặt ở thư mục gốc của trang web nhằm giúp Google dễ truy cập và lập chỉ mục thông tin thập phân hơn.

VÌ sao gửi sơ đồ trang web lên Google lại quan trọng

Không ít SEOer có cùng câu hỏi “Vì sao việc gửi sơ đồ trang web lên Google lại quan trọng?”. Như chúng ta đã nói ở trước, sơ đồ trang web khi được gửi lên Google sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tối ưu SEO. Cụ thể, việc làm này sẽ làm cho chính Google biết website của bạn có những gì để “show” ra cho người dùng khi họ tìm kiếm thông tin.

Hãy tưởng tượng, khi bạn tạo và xây dựng một website, sẽ có rất nhiều nội dung bạn tạo dựng không thể khai báo cho Google biết. Đó cũng là nguyên nhân khiến người dùng khi tìm kiếm từ khóa có liên quan đến website của bạn trên Google nhưng lại không hoặc hiếm thấy bài viết của bạn. Nhưng khi các thông tin đó được khai báo, Google sẽ biết và ưu tiên những nội dung đó. Vậy là người dùng sẽ dễ tiếp cận website của bạn hơn.

Tuy hệ thống Google đã có Spider robot - nó sẽ len lỏi trên website của bạn và tìm kiếm, thu thập và khai báo. Nhưng nếu chính website chủ động gửi sơ đồ trang web lên Google có chứa link, bài viết cho Google thì Google sẽ cập nhật luôn vào hệ thống. Nhờ đó, việc SEO web sẽ đạt hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách gửi sơ đồ trang web lên Google
Hướng dẫn cách gửi sơ đồ trang web lên Google

Gửi sơ đồ trang web lên Google bằng Google Search Console

Có thể thấy, việc gửi sơ đồ trang web lên Google rất quan trọng khi SEO website. Vậy cách để gửi sơ đồ website cho Google như thế nào? Bạn có thể tham khảo nội dung sau:

Bước 1 - Đăng nhập Google Search Console

Google hiện đã cho phép người dùng gửi sơ đồ trang web trực tiếp thông qua Google Search Console (GSC). Nếu bạn chưa có tài khoản GSC thì hãy tạo cho mình một tài khoản trước nhé!

Khi đã có tài khoản rồi, đầu tiên bạn cần đăng nhập vào GSC. Sau đó, nhìn ở góc trên cùng bên trái, chọn vào trang web mà bạn muốn gửi sơ đồ website (trong trường hợp nếu bạn có quá nhiều web trong cùng một tài khoản).

Bước 1 - đăng nhập
Bước 1 - đăng nhập 

Bước 2 - Chuyển đến Báo cáo “Sơ đồ trang web”

Hãy nhìn vào phần “Indexing” ở bên trái. Có phần “Sitemaps (sơ đồ trang web)”.

Chọn Sitemap
Chọn Sitemaps

Hãy click vào phần này. Mục này sẽ giúp bạn quản lý mọi sơ đồ trang web của mình, nó cũng gồm 2 phần chính:

  • Add a new sitemap (thêm sơ đồ trang web mới).

  • Submitted sitemaps (sơ đồ trang web đã gửi).

Nếu bạn là người mới, chỉ cần tập trung vào phần “Add a new sitemap” là được rồi.

Đây là giao diện để bạn gửi sơ đồ trang web
Đây là giao diện để bạn gửi sơ đồ trang web

Bước 3 - Tìm URL sơ đồ trang web của bạn

Hiện nay, có hai loại sơ đồ trang web cơ bản gồm: sơ đồ trang web XML và sơ đồ trang web HTML. Đối với sơ đồ website HTML thì nó không được sử dụng với mục đích SEO. Vì thế mà bạn cũng không cần quan tâm đến nó quá nhiều. Ở bài viết này thì mình chỉ cần tập trung vào sơ đồ website XML mà thôi.

Để tìm sơ đồ trang web XML thì bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Thử “vị trí” phổ biến: thông thường, nhiều khả năng sơ đồ trang web XML của bạn sẽ được đạt ở https://yourdomain.com/sitemap.xml.

  • Sử dụng thuật toán tìm kiếm: hãy thử tìm kiếm trên Google với cụm: site:yourdomain.com.xml và có thể sơ đồ của bạn sẽ hiện lên.

  • Kiểm tra tệp robots.txt của bạn: tệp robots.txt của bạn (đặt tại https://yourdomain.com/robots.txt) có thể chứa liên kết sơ đồ trang web của bạn.

Nếu đã thử các cách trên nhưng bạn vẫn chưa thấy sơ đồ website nào thì có thể bạn chưa có sơ đồ nào. Lúc đó, hãy tự tạo sơ đồ nhé!

Bước 4 - Thêm sơ đồ trang web mới

Dán URL mà bạn vừa copy từ trang có sơ đồ website và nhấn “Submit”. Vậy là bạn đã có thể thêm sơ đồ trang web của mình vào phần Add a new sitemap của báo cáo “Sitemaps”.

Chọn vào đây
Chọn vào đây

Sau khi đã làm thao tác trên, một thông báo xác nhận về sơ đồ trang web đã được gửi thành công.

Bạn chỉ cần đợi một lát, sơ đồ trang web của bạn sẽ hiện trong “danh sách sơ đồ trang web đã gửi”. Danh sách này sẽ chứa thông tin về thời điểm sơ đồ trang web được gửi, lần cuối nó được đọc và số trang mà Google phát hiện.

Bên cạnh đó, mục “Submitted sitemaps” cũng hiển thị trạng thái của sơ đồ trang web. Thông thường, trạng thái sẽ xuất hiện sẽ là “Success” với màu xanh lá cây. Nếu như bạn gặp trạng thái “Couldn't fetch” hay “Has errors” thì bạn chỉ cần làm theo các đề xuất báo cáo về cách khắc phục sự cố.

>> Xem thêm: Index là gì? 7 cách ép index website nhanh nhất hiện nay

Các câu hỏi liên quan khi gửi sơ đồ trang web lên Google

Điều gì xảy ra khi tôi gửi sơ đồ trang web lên Google?

Sau khi bạn gửi sơ đồ trang web lên Google, Google sẽ đọc tệp này và thu dữ liệu trang web của bạn hiệu quả hơn. Google sẽ biết được những trang, tệp nào của bạn là quan trọng nhất.

Tôi có nên gửi sơ đồ website tới Google không?

Mặc dù các bot của Google vẫn thu thập dữ liệu trang web của bạn dù bạn có gửi sơ đồ trang web lên Google hay không. Nhưng việc gửi sơ đồ website cho Google sẽ giúp tăng tốc quá trình SEO web hiệu quả hơn. Vì thế, nó được coi là phương pháp rất hiệu quả để giúp nhận diện website. Và sẽ chẳng có gì là mất thời gian nếu ta chỉ cần bỏ vài giây là đã có thể thực hiện thao tác này rồi.

Sơ đồ trang web nên có những gì?

Một số thông tin sơ đồ trang web XML cần có:

  • Giá trị hreflang cho các biến thể cục bộ URL.

  • Giá trịnh lastmod: gồm các thông tin về thời điểm trang được cập nhật lần cuối.

  • URL mà bạn đang muốn lập chỉ mục.

Trên đây là cách để bạn gửi sơ đồ trang web lên Google. Hướng dẫn trên đây cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện được ngay từ bây giờ đấy. Bạn có thể theo dõi chuyên mục SEO của Gofiber để cập nhật những kiến thức, thủ thuật hay về SEO nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Xin chào! Tôi là Bảo Duyên, một tác giả sáng tạo nội dung chất lượng và là thành viên đội ngũ tại Gofiber. Tôi có sự đam mê và thế mạnh trong việc viết về các chủ đề như công nghệ, SEO và marketing. Với khả năng sáng tạo, tôi luôn tìm cách đưa ra các ý tưởng mới mẻ và độc đáo trong việc viết nội dung. Tôi đảm bảo rằng mỗi bài viết của mình được trình bày một cách chuyên nghiệp, thông tin và hấp dẫn. Tôi nỗ lực để mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích và giải pháp thực tế để giúp họ tiến bộ và thành công trong lĩnh vực công nghệ, SEO và marketing. Với kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi luôn cập nhật các xu hướng mới nhất và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa nội dung. Tôi hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, cách tăng cường hiệu suất trang web và cách thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Là một tác giả tại Gofiber, tôi cam kết mang đến nội dung chất lượng và giá trị cho độc giả. Tôi tập trung vào việc tạo ra các bài viết sáng tạo và tối ưu hóa để giúp doanh nghiệp và cá nhân nâng cao hiệu quả tiếp cận và tăng cường thương hiệu của họ trên mạng. Nếu bạn đang tìm kiếm nội dung chất lượng với các chủ đề về công nghệ, SEO và marketing, hãy đồng hành cùng tôi trên Gofiber. Tôi rất mong được gặp gỡ và làm việc cùng bạn để mang lại thành công và tăng cường sự hiện diện trực tuyến cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bio giới thiệu của tôi. Nếu bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với tôi. Tôi rất sẵn lòng hỗ trợ và cùng bạn xây dựng nội dung tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

 CVE là gì? Tầm quan trọng của CVE trong việc chống lại Zero-day

CVE là gì? CVE là từ viết tắt của Common Vulnerabilities and Exposures - hệ thống nhận diện va theo dõi các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm và hệ thống máy tính. Cùng tìm hiểu chi tiết tại đây!

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

GPT-4o là gì? Tìm hiểu sức mạnh vượt trội của GPT-4o

Sự ra đời của GPT 4o đã giúp người dùng tối ưu hóa lượng lớn công việc. Vậy, GPT 4o là gì? Hãy cùng Gofiber tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ tại đây!

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai giao thức IPv4 vs IPv6

IPv6 vs IPv4 đều là những giao thức được sử dụng để quản lý và phân phối địa chỉ IP trên internet nên sẽ có những điểm giống và khác đặc trưng. Cùng Gofiber tìm hiểu chi tiết tại đây!

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

IPv6 là gì? Tất tần tật kiến thức về IPv6

Với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị kết nối internet, IPv6 đã ra đời để thay thế IPv4 trước đó. Vậy, IPv6 là gì? Làm cách nào để chuyển từ IPv4 sang IPv6? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây!